Bài viết của Chương Trọng Dân  

[MINH HUỆ 05-07-2020] Vào ngày 27 tháng 6 năm 2020, thành phố Nghi Xương thuộc tỉnh Hồ Bắc đã bị lũ lụt tấn công khiến cho cả thành phố chìm trong biển nước mênh mông. Đoạn phim quay cảnh hiện trường được đăng tải trên mạng cho thấy mực nước trong khu vực thành phố dâng cao hơn nóc xe hơi, có người đang lái chiếc xe điện tiến về trước thì bị dòng nước cuốn trôi, hai tay ông ta ôm lấy thành lan can bên lề đường, trong khi chiếc xe bị dòng nước cuốn đi xa hơn mười mét trong chớp mắt. Thành phố Nghi Xương đã gửi đi thông báo khẩn cấp cho đóng cửa hết thảy những khu vực bị ngập nước.

Từ tháng 6 đến nay, hơn mười tỉnh ở vùng lưu vực sông Dương Tử và sông Châu Giang gặp phải mưa lớn xối xả, nhiều khu vực ở phía Nam cũng bị ngập lụt nghiêm trọng. Vào cuối tháng 6, ĐCSTQ kêu gọi bốn nhà máy thủy điện là Tam Hiệp, Cát Châu Bá, Khê Lạc Độ và Hướng Gia Bá phát điện hết công suất để chặn dòng nước lũ. Mưa lớn ở thành phố Nghi Xương đã gây ra lũ lụt kéo dài suốt 27 ngày vừa qua.

Theo báo cáo từ tờ “Đông Phương nhật báo” của Hồng Kông, vào ngày 25 tháng 6, ĐCSTQ đã ra lệnh cho Bộ chỉ huy Phòng chống lũ lụt trên sông Dương Tử xả lũ khẩn cấp cho đập Cát Châu Bá để ngăn chặn sự sụp đổ của đập Tam Hiệp. Hiện nay, giới chức bên ngoài lần lượt đưa ra những nghi vấn về việc ĐCSTQ bí mật xả lũ gây ra trận lụt lớn ở thành phố Nghi Xương.

Trận lũ lụt xảy ra ở thành phố Nghi Xương lần này trông giống như thiên tai, nhưng thực chất nó lại là nhân họa. Tai họa xảy ra không thể không nhắc đến tội lỗi của chính quyền ĐCSTQ dưới thời Giang Trạch Dân đã cưỡng chế xây dựng đập Tam Hiệp bắc ngang sông Dương Tử. Trải qua nửa thế kỷ, công trình này đã làm hao tốn không biết bao nhiêu giấy mực tranh luận và gặp phải sự phản đối kịch liệt từ các chuyên gia thủy lợi hàng đầu của Trung Quốc. Thực chất nó là một công trình gây ra thảm họa cho toàn nhân loại.

1. Giới chuyên gia Liên Xô phản đối phương án xây dựng hồ chứa nước lũ ở Trùng Khánh

Năm 1954, sông Dương Tử đã từng xảy ra trận lũ lớn, Vũ Hán bị nước lũ bao vây trong gần hai tháng. Lâm Nhất Sơn, Bộ trưởng Bộ Thủy lợi của ĐCSTQ kiêm Chủ tịch Ủy viên Hội thủy lợi sông Dương Tử đột nhiên nảy ra ý tưởng quái lạ là cần phải xây dựng hồ chứa nước lũ khổng lồ. Năm 1954, một trăm tỷ mét khối nước đã cuốn bay đê chắn ở sông Dương Tử. Lâm Nhất Sơn bèn suy nghĩ cách thức trình báo cho Mao Trạch Đông. Năm 1955, Bộ Thủy lợi đã đề xuất phương án nhấn chìm Trùng Khánh để xây dựng hồ trữ nước ở Tam Hiệp nhằm giải quyết vấn đề lũ lụt ở Hồ Bắc. Bởi vì phương án này quá hoang đường cho nên nó đã gặp phải sự phản đối mạnh mẽ từ giới chuyên gia Liên Xô.

Năm 1956, Mao Trạch Đông tuần du Vũ Xương và viết ra bài thơ “Cao hiệp xuất bình hồ”. Điều hiển nhiên là Mao Trạch Đông muốn lấy việc nhấn chìm Trùng Khánh làm cái giá phải trả cho phương án này, đồng thời ông ta cho phép xây dựng công trình hồ chứa Tam Hiệp trong chiến dịch “Đại nhảy vọt”.

Mùa hè năm 1956, Lâm Nhất Sơn phát biểu bài luận văn dài khoảng 20 nghìn chữ trên Tạp chí “Trung Quốc thủy lợi” với nội dung về việc xây dựng con đập trữ nước với chiều cao 235 mét, có thể chứa được 100 tỷ mét khối nước trong bể chứa. Ông ta hy vọng rằng trong vòng một năm sẽ xây xong con đập này. Vậy rốt cuộc việc làm này có ý nghĩa gì? Nó có nghĩa là, hơn phân nửa diện tích thành phố Trùng Khánh và một số thành phố khác thuộc tỉnh Tứ Xuyên ở ven sông Dương Tử sẽ bị nhấn chìm và có khoảng 2 triệu người dân phải sơ tán đi nơi khác.

Lý Nhuệ, Trợ lý Bộ trưởng Bộ Công nghiệp và Điện lực kiêm Cục trưởng Cục Thủy điện đương thời đã kiên trì phản đối phương án này. Lý Nhuệ đã viết “Bài luận về công trình Tam Hiệp” gửi cho tờ Nhân dân nhật báo, nhưng Mao Trạch Đông vẫn nhất quyết xây dựng đập Tam Hiệp cho nên bài luận văn chỉ trích của Lý Nhuệ đã bị bác bỏ.

2. Lo sợ bị ngăn trở khi trở thành mục tiêu “kẻ thù” của phương Tây

Năm 1958, tại Hội nghị Nam Ninh, cũng là Hội nghị động viên và phát động chiến dịch “Đại nhảy vọt” của ĐCSTQ, Lâm Nhất Sơn đã công khai bình luận về vấn đề Tam Hiệp cùng với Lý Nhuệ. Kết quả là bên phản đối của Lý Nhuệ đã giành thắng lợi trong cuộc tranh luận này. Mao Trạch Đông quyết định tạm hoãn xây dựng công trình Tam Hiệp. Một nguyên nhân trong số đó chính là, Lý Nhuệ đã bàn đến hàng loạt khó khăn như di dời người dân, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc vận hành mạng lưới điện quốc gia v.v. Thêm vào đó là vấn đề về quốc phòng, công trình này dễ dàng trở thành mục tiêu bị tấn công. Việc này hiển nhiên đã đánh trúng tim đen của Mao Trạch Đông. Lúc họ Lâm và họ Lý tranh luận cùng nhau thì Mao bèn ngắt lời: “Đương nhiên công trình này sẽ dẫn dắt sự chú ý của kẻ thù, chúng ta tuyệt không thể để cho kẻ thù phá hoại.”

Việc nhấn chìm và hy sinh Trùng Khánh cùng với vài chục thành phố khác là cái giá phải trả quá đắt bằng cả tài sản và cuộc sống của người dân, nhưng đối với ĐCSTQ mà nói thì nó không đáng là gì cả. Tuy nhiên, khi Lý Nhuệ đề cập đến sự tấn công của “thế lực thù địch Tây phương” trong hình thái ý thức đã gây sự chú ý cho những người của ĐCSTQ. Nhờ vậy, cuồng vọng hoang đường của ĐCSTQ đã bị dẹp sang một bên, Trùng Khánh và hàng trăm nghìn thành phố khác tạm thời được yên ổn.

Mặc dù Mao Trạch Đông không xây dựng thành công đập Tam Hiệp nhưng từ đầu đến cuối ông ta vẫn luôn ôm giữ vọng tưởng về “cao hiệp xuất bình hồ”. Vào ngày sinh nhật của Mao (ngày 26 tháng 12 năm 1970), ông ta đã ra lệnh thi công đập Cát Châu Bá. Bởi vì đây hoàn toàn là một công trình mang tính chính trị cho nên con đập đã được thi công trong khi vẫn chưa có bản vẽ thiết kế đầy đủ, đến giữa chừng công trình này còn bị đình chỉ trong hai năm, sau khi hoàn công thì lại xuất hiện sự cố.

3. Chuyên gia thủy lợi Hoàng Vạn Lý chỉ ra “đập Tam Hiệp là mối nguy hại cho đất nước và người dân”

Hoàng Vạn Lý là con trai của Hoàng Viêm Bồi, người đã từng bị ĐCSTQ xếp vào phe cánh hữu trong năm 1957. Năm 1937, sau khi từ Mỹ trở về nước, ông đã đi tiến hành khảo sát vùng thượng lưu sông Dương Tử. Sau khi khảo sát xong, ông đưa ra kết luận rằng số lượng đá cuội di chuyển hàng năm ở vùng thượng lưu sông Dương Tử không dưới 100 triệu tấn, sau khi xây xong đập Tam Hiệp sẽ có nhiều ruộng vườn bị hủy hại và một phần tư lưu vực sông Dương Tử thuộc tỉnh Tứ Xuyên sẽ bị nhấn chìm trong biển nước, hệ sinh thái bị biến đổi toàn diện và vận tải hàng hải cũng bị phá hoại.

Từ đó, Hoàng Vạn Lý không ngừng đưa ra lời cảnh báo cho ĐCSTQ, ông đã viết bài “Giải thích ngắn gọn về nguyên nhân không thể xây dựng đập lớn Tam Hiệp trên sông Dương Tử”. Vào những năm 1980, Hoàng Vạn Lý đã chính thức đưa ra đề án báo cáo phản đối xây dựng đập Tam Hiệp ở Hiệp hội thị chính: “Đập lớn Tam Hiệp là mối nguy hại cho đất nước và người dân, kính mong chính phủ đưa ra quyết định đình chỉ công trình xây dựng.”

Tuy nhiên, bởi vì kiên trì viết thư phản đối về công trình đập Tam Hiệp cho nên Hoàng Vạn Lý đã bị bài xích ở trường Đại học Thanh Hoa. Vào tháng 7 năm 2019, con gái của Hoàng Vạn Lý là Hoàng Tiêu Lộ trả lời trong cuộc phỏng vấn với VOA: “Cha tôi đã từng viết tổng cộng sáu lá thư cho giới lãnh đạo Trung ương của ĐCSTQ. Cha tôi nói chỉ cần trình bày mối quan hệ lợi hại trong vòng nửa giờ đồng hồ là bọn họ sẽ hiểu ra ngay, nhưng từ nào đến giờ ĐCSTQ chưa từng cho ông ấy cơ hội để nói.”

Nguyên nhân chủ yếu khiến cho Hoàng Vạn Lý phản đối xây dựng đập Tam Hiệp chính là: “Vấn đề diễn biến ở phần lồi lõm hai bên bờ sông về hoàn cảnh địa lý tự nhiên, cũng như điều kiện khách quan tồn tại về mặt giá trị kinh tế không cho phép một chính phủ dân chủ tôn trọng khoa học xây dựng công trình mang lại mối nguy hại cho đất nước và người dân.”

Hoàng Vạn Lý còn dự đoán nếu như xây dựng đập lớn Tam Hiệp thì cuối cùng con đập sẽ bị nổ tung.

Nhìn lại thời khắc hôm nay, đập lớn Tam Hiệp đã hứng chịu 12 hậu quả nan giải như khí hậu bất thường, động đất liên miên, hủy hại hệ sinh thái, lũ lụt nghiêm trọng v.v. Cho đến bây giờ đã có 11 hậu quả ứng nghiệm, còn lại một hậu quả cuối cùng “bị nổ tung” e rằng cũng không còn xa nữa.

4. Tam Hiệp không phải là vấn đề khoa học, mà là vấn đề tự thân của ĐCSTQ

Lý Nhuệ và Hoàng Vạn Lý là hai lão tướng lên tiếng phản đối công trình Tam Hiệp. Cuối cùng, họ đều ý thức sâu sắc rằng: “Vấn đề Tam Hiệp thực chất không phải là khoa học, dân sinh và kinh tế; mà là vấn đề của tự thân ĐCSTQ.”

Lý Nhuệ đã từng nói: “Trong thể chế của ĐCSTQ, ý kiến chính xác sẽ bị phủ định, ý kiến sai lệch lại được hoan nghênh; đối với việc sử dụng nhân tài thì đào thải người tốt, chỉ dùng người xấu.”

Giống như trong cuốn sách “Cửu Bình” từng viết: “Triết lý cộng sản không chứa đựng tiêu chuẩn nhân tính phổ biến của con người. Khái niệm lương thiện và tham ác, pháp luật và nguyên tắc đã bị bóp méo một cách tuỳ tiện.”

5. “Kiến trúc sư trưởng của công trình Tam Hiệp” nằm mộng thấy bản thân mình đi theo ma đạo

Phan Gia Tranh là viện sĩ quá cố của Lưỡng viện ĐCSTQ, hay còn được gọi là “thế hệ đi đầu về xây dựng đập thủy điện của Trung Quốc mới”, “kiến trúc sư trưởng của công trình Tam Hiệp”, ông ta tỏ ra vô cùng giận dữ khi vừa nghe có người phản đối công trình Tam Hiệp. Ông ta và những người như Tiền Chính Anh v.v. Là những trụ cột kiên trì với công trình xây dựng đập Tam Hiệp.

Với kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm về khoa học và luận chứng khảo sát trong nhiều năm, Phan Gia Tranh biết rõ về tính nguy hại của công trình Tam Hiệp. Ông ta đã liệt kê ra “20 tội trạng” của công trình Tam Hiệp như sau: nhấn chìm phần lớn đất đai, rừng rậm; xâm hại nhân quyền và di dời dân cư; gây ra động đất; nhấn chìm các tích cổ văn vật; chất lượng nước biến thành xấu; cản trở lưu thông hàng hải; nguy cơ vỡ đập v.v. Do vậy, Phan Gia Tranh đã từng miêu tả về cơn ác mộng của bản thân mình trong cuốn “Giấc mộng Tam Hiệp”. Ông ta nằm mơ thấy bản thân mình bị thẩm vấn trong “phiên tòa xét xử về môi trường sinh thái quốc tế”. Vì ông ta đã kiên trì thúc đẩy xây dựng đập Tam Hiệp cho nên mới bị kết tội “không được làm người, vĩnh viễn đi theo ma đạo, bị đày xuống cõi âm ty địa ngục để chịu đựng thống khổ dày vò.”

Sông Dương Tử (còn gọi là sông Hoàng Hà) là tượng trưng cho long mạch của dân tộc Trung Hoa, do đó người Trung Quốc cũng được gọi là “truyền nhân của Rồng”. Nếu như sông Dương Tử thật sự là một sinh mệnh thì việc xây dựng đập thủy điện trong lòng sông chính là cắt đứt long mạch. Việc đó không chỉ mang đến mối nguy hiểm cho người dân, phá hoại tự nhiên mà còn gây ra tội danh thiên cổ không thể đo lường được.

Từ xưa đến nay, nền văn hóa Thần truyền 5.000 năm đã nuôi dưỡng biết bao thế hệ quân vương và thần tử, phàm khi gặp phải thiên tai nhân họa thì đều phải cúi đầu tạ tội với Thượng Thiên về những chỗ thiếu đức của mình, xem lại triều chính có quy phục lòng dân hay chưa, có đang đi ngược với ý Trời và lòng dân hay không, suy xét về những chỗ không nghe theo lời giáo huấn của các bậc tiên vương thánh hiền. Trong lịch sử có lưu lại những điển cố như “Thương Thang cầu mưa”, Hán Vũ Đế ban bố “tội kỷ chiếu” (thư tự trách tội) v.v., ngay cả vị vua mất nước như Sùng Trinh cũng phải thành tâm cho mời Đạo sĩ Trương Thiên Sư lập đàn xua đuổi ôn dịch và tai họa.

Tuy nhiên, thuyết vô Thần luận và triết học đấu tranh của ĐCSTQ đã mê hoặc và đầu độc người dân Trung Quốc, cuồng vọng “nhân định thắng thiên”, xem những khẩu hiệu vận động chính trị như “cải tạo tự nhiên”, “chinh phục địa cầu” như là kim chỉ nam để hành động.

Vậy rốt cuộc tư tưởng của Phan Gia Tranh về sau đã chuyển biến như thế nào? Nó có ba điểm tựa chủ yếu là: (1) Khoa học là vạn năng, nhân định thắng thiên; (2) Không thể chỉ vì 20 tội trạng mà không xây dựng đập thủy điện; (3) Thế lực phản đối xây đập nước chủ yếu là thế lực dựa dẫm vào phương Tây. Do đó, ông ta đã tự xem mình như đại biểu cho người dân Trung Quốc để công khai lên tiếng: “Tuyệt đối không để cho sông ngòi tự do lưu thông.”

Quả đúng là cuồng vọng ngu xuẩn! Bản thân “20 tội trạng” kia chính là kết luận của luận chứng khoa học, nhưng cuối cùng nó đã bị yêu cầu về hình thái ý thức đấu tranh giai cấp của ĐCSTQ phủ định sạch trơn.

Sau khi Phan Gia Tranh tham dự vào việc kiến thiết công trình Tam Hiệp, tự thân ông ta đã trải nghiệm tình huống di dời chỗ ở. Ông ta từng viết trong nhật ký của mình: “Đơn giản giống như là đối diện với đại ôn dịch và đêm trước ngày diễn ra chiến dịch lớn, khắp nơi loạn lạc, vừa hỗn loạn vừa thê lương.” Ông ta cũng từng hối hận nói rằng: “Chúng tôi thành thật xin lỗi những người dân buộc phải di dời chỗ ở của mình.”

Tội lỗi không chỉ dừng lại ở những điều này, công trình Tam Hiệp còn ẩn giấu nhiều vụ bê bối chính trị, trao đổi quyền lực và tiền bạc hết sức dơ bẩn, nó để lại mối hiểm họa treo lơ lửng trên đầu những người dân sinh sống ở lưu vực sông Dương Tử.

6. Giang Trạch Dân bước lên vũ đài, công trình Tam Hiệp trở thành giao dịch chính trị

Mọi người ai nấy đều biết Giang Trạch Dân chính là kẻ cầm đầu cuộc bức hại Pháp Luân Công. Vào tháng 7 năm 1999, ĐCSTQ và Giang Trạch Dân bắt tay với nhau phát động cuộc bức hại vô nhân đạo đối với một trăm triệu học viên Pháp Luân Công và nó vẫn đang tiếp tục diễn ra cho đến tận hôm nay. Trong suốt 21 năm bức hại, hàng trăm nghìn người đã bị bắt giữ phi pháp đưa vào nhà tù và trại lao động, vô số gia đình tan nhà nát cửa, còn có cả tội ác mổ cắp nội tạng sống có tổ chức từ các đệ tử Đại Pháp chưa từng có tiền lệ trên hành tinh này. Vì để ép buộc dân chúng thù hận Pháp Luân Công, ĐCSTQ không từ thủ đoạn dàn dựng vụ tự thiêu giả mạo ở Thiên An Môn. Thời kỳ Giang Trạch Dân nắm quyền là thời kỳ đen tối nhất trong lịch sử từ xưa đến nay với bối cảnh chính trị và nền tư pháp của ĐCSTQ rơi xuống đến đáy.

Giang Trạch Dân đã gây ra mối hiểm họa cực lớn khi cho xây dựng công trình Tam Hiệp.

Giang Trạch Dân bước lên vũ đài bằng cách nhuốm máu sinh viên học sinh trong sự kiện Lục Tứ năm 1989. Sau khi đến Bắc Kinh, ông ta đã toàn lực thúc đẩy công trình Tam Hiệp nhằm để ổn định quyền lực. Ông ta bất chấp lời phản đối ngăn cản của Hoàng Vạn Lý và Lý Nhuệ, đồng thời đe dọa sẽ bịt miệng họ.

Tiến sĩ Vương Duy Lạc là một chuyên gia nghiên cứu về vấn đề Tam Hiệp. Trong bài viết “Ba mươi sáu mưu kế về công trình Tam Hiệp”, ông đã chỉ ra việc xây dựng công trình Tam Hiệp là một giao dịch mang tính chính trị với Lý Bằng sau khi Giang Trạch Dân bước lên vũ đài. Trước sự kiện Lục Tứ năm 1989, Giang Trạch Dân còn chưa biết rõ Tam Hiệp là thứ gì; nhưng từ sau sự kiện Lục Tứ năm 1989 trở đi, công trình Tam Hiệp bỗng dưng trở thành đối tượng thị sát hàng đầu ở trong nước. Giang Trạch Dân vẫn luôn biểu đạt thái độ ủng hộ xây dựng công trình Tam Hiệp ở mọi nơi ông ta đi qua.

Con gái của Lý Nhuệ là Lý Nam Ương nhớ lại: “Vào năm 1992, Giang Trạch Dân ra chỉ thị trong Đại hội lần thứ 7 nhằm để cưỡng chế thông qua dự luật về công trình Tam Hiệp. Sau khi đưa ra kết quả biểu quyết, cha tôi đã do dự bước đi trong con hẻm nhỏ phía sau khu nhà chúng tôi ở và thở dài nói ‘Làm sao lại thành ra thế này …’ Vào năm 1996, công trình Tam Hiệp khởi công được một năm, cha tôi đã viết thư cho Giang Trạch Dân thông qua Chu Dung Cơ và hy vọng rằng có thể đình chỉ việc thi công. Nhưng Giang Trạch Dân đã đe dọa cha tôi và bảo ông ấy phải nghĩ cho đại cục, từ đây về sau không được phép đưa ra ý kiến phản đối. Sau khi cha tôi mất, ĐCSTQ đã tịch thu toàn bộ thư tịch và văn kiện trong nhà chúng tôi ở Bắc Kinh.”

Vương Duy Lạc cho biết: “Trước kì bỏ phiếu của Đại hội Nhân dân toàn quốc (Hội nghị lần thứ 5 của Đại hội Nhân dân toàn quốc lần thứ 7 diễn ra vào năm 1992), Cục Chính trị Trung ương mở hội lo sợ có hơn phân nửa số đại biểu không đồng ý ủng hộ quyết sách về công trình Tam Hiệp. Sau đó, Giang Trạch Dân đến tham dự Đại hội Nhân dân toàn quốc để tổ chức Đại hội Đảng viên, ông ta đã dùng kỷ luật của ĐCSTQ để yêu cầu các đại biểu Đảng viên bỏ phiếu ủng hộ. Cho nên tỷ lệ bỏ phiếu và tỷ lệ Đảng viên trong số đại biểu nhân dân về cơ bản là ngang nhau. Trong Hội nghị lần thứ 5 của Đại hội Nhân dân toàn quốc lần thứ 7, có 67% số phiếu tán thành thông qua nghị quyết về xây dựng công trình Tam Hiệp trên sông Dương Tử và nó đã trở thành tỷ lệ số phiếu tán thành thấp nhất trong lịch sử Đại hội Nhân dân toàn quốc của ĐCSTQ.”

Việc ép buộc toàn bộ Đảng viên bỏ phiếu ủng hộ công trình Tam Hiệp cũng tương tự như thủ đoạn mà Giang Trạch Dân sử dụng bức hại Pháp Luân Công sau này. Trong bảy vị Thường ủy đương thời có sáu vị phản đối việc bức hại Pháp Luân Công, điều này khiến cho Giang Trạch Dân tức giận sôi máu. Ông ta đã viện cớ lấy lý do nếu không bức hại thì sẽ “vong đảng vong quốc” để cưỡng chế thông qua chính sách bức hại.

7. Công trình Tam Hiệp trở thành công cụ kiếm tiền cho Tập đoàn Giang Trạch Dân

Vào tháng 4 năm 2012, trang mạng Tài Kinh ở Đại Lục đã đăng tải bài viết “Kế sách tư vấn ổn định quốc gia: Công trình Tam Hiệp đang dần biến thành cái động không đáy”. Công trình Tam Hiệp được xem là một trong những công trình vĩ đại lớn nhất trong lịch sử Trung Quốc. Nó không chỉ tiêu tốn khoản đầu tư cực lớn, mà còn để lại vô số vấn đề rắc rối.

Trong một bài viết khác có tựa đề là “Đòn phản công của Tập đoàn xây dựng đập Tam Hiệp – Khoa trương lợi ích nhưng không bàn đến tổn thất”, tiến sĩ Vương Duy Lạc cho biết: “180 tỷ nhân dân tệ đầu tư vào công trình Tam Hiệp là nguồn quỹ thu thuế của người dân. Nhưng cho đến tận hôm nay, người dân mất cả chì lẫn chài, không hề nhận được chút lợi ích nào. ĐCSTQ căn bản là không có giữ lời hứa của nó. Vào tháng 5 năm 2014, theo báo cáo từ kênh truyền thông ở Đại Lục, hơn hai mươi năm trôi qua kể từ khi công trình Tam Hiệp khởi công từ năm 1994, số tiền 500 tỷ nhân dân tệ do người dân cả nước tích góp đã tiêu tốn vào công trình Tam Hiệp, nhưng người dân chưa từng được hưởng thụ chút ích lợi nào về mặt sử dụng nguồn điện từ con đập. Không chỉ là như vậy, công trình này còn đem đến tai họa triền miên như hạn hán, nhiệt độ tăng cao, lũ lụt, động đất v.v.”

Vào tháng 6 năm 2013, Văn phòng kiểm toán của ĐCSTQ công bố: Công trình đập lớn Tam Hiệp trên sông Dương Tử có tổng cộng 76 vụ án vi phạm luật pháp và kinh tế, tổng cộng có 113 người dính líu đến các vụ án này, tổng số tiền vi phạm lên tới 3.445 tỷ nhân dân tệ. Có nhân sĩ đã từng tiết lộ: “Nguồn quỹ khổng lồ đầu tư vào Tam Hiệp đã bị sử dụng vào đầu tư bất động sản, phần lớn số tiền thu được đều chảy vào túi riêng của Tập đoàn Giang Trạch Dân.”

Đội thị sát tuần tra và Văn phòng kiểm toán của ĐCSTQ cũng thừa nhận rằng công trình Tam Hiệp đã trở thành bộ máy thu lợi nhuận tư nhân, bòn rút tài sản quốc gia, lũng đoạn tài nguyên công cộng, tham ô hủ bại, gần như đã đến mức không còn kiểm soát được nữa.

Màn kịch “Trời diệt Trung Cộng” diễn biến càng lúc càng nhanh, nào là dịch viêm phổi Vũ Hán kéo dài từ năm 2019 đến tận hôm nay, Luật An ninh phiên bản Hồng Kông, Dự luật chế tài của Mỹ đối với quan chức ĐCSTQ và truy cứu trách nhiệm của xã hội quốc tế đối với ĐCSTQ. Những người đứng chung đội với ĐCSTQ và giúp nó hành ác, nếu như không biết hối cải thì cũng không còn nhiều thời gian nữa. Những người bị ĐCSTQ lừa gạt và dụ dỗ cần phải tranh thủ nắm bắt cơ hội cuối cùng Thượng Thiên ban cho nhân loại, nhìn rõ ĐCSTQ và vứt bỏ nó từ trong nội tâm, từ đó chào đón cuộc đời mới và bước đến tương lai.

Tài liệu tham khảo:

1. Lý Nhuệ: “Tôi biết công trình Tam Hiệp đã được thông qua”
2. Hàn Lỗi: “Bàn về cuộc tranh luận trước thềm của dự án Tam Hiệp”
3. Lý Thuẫn: “Phan Gia Tranh và công trình Tam Hiệp”
4. Đài Châu Á tự do: “Con gái của Lý Nhuệ và Hoàng Vạn Lý nhìn lại câu chuyện phản đối xây dựng đập Tam Hiệp của cha mình”


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2020/7/5/三峽工程的出籠與中共的禍國-408595.html

Đăng ngày 09-07-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share