Bài viết của Lý Thần
[MINH HUỆ 03-07-2020] Lão Tử đã từng dạy trong Đạo Đức Kinh: “Thiện giả, ngô thiện chi; bất thiện giả, ngô diệc thiện chi, đức thiện.” (Người thiện ta đối xử thiện; người bất thiện, ta cũng đối đãi thiện; lấy đức đối xử thiện vậy) Từ xưa đến nay, nhân loại đều có cách nhìn nhận giống nhau về cùng một loại sự việc nào đó.
Nguyên lai câu chuyện “Quốc phụ khoan hồng” của nước Mỹ
Đây là câu chuyện kể từ hơn một trăm năm trước về một ông lão sinh sống tại Boston, làm nghề sửa giày ven đường bên ngoài tòa án. Mỗi lần tòa án mở phiên xét xử, ông đều đứng bên ngoài lắng nghe xử án. Vào một buổi sáng sớm năm 1841, ông nhìn thấy một cậu thanh niên trẻ áo quần rách rưới, nét mặt lộ rõ vẻ ăn năn hối cải bị đưa vào tòa xét xử. Với kinh nghiệm nhiều năm quan sát phạm nhân, ông lão cho rằng cậu ta bị bắt vì tội say xỉn gây rối trật tự công cộng. Đây chỉ là phạm tội nhẹ, chỉ cần có người đứng ra nộp tiền bảo lãnh thì bị cáo có thể chấp hành án phạt một năm bên ngoài trại giam.
Nhìn thấy cậu thanh niên với vẻ mặt đầy hối hận và lo sợ, ông lão đã nảy sinh sự cảm thông với cậu ta. Ông biết chắc cậu là con cái của một gia đình nghèo khổ nên sẽ rất khó kiếm được tiền bảo lãnh. Cậu thanh niên kể với ông là ở nhà còn có ông nội và người bạn gái nên họ không có đủ tiền bảo lãnh. Ông lão bèn nói với quan tòa là ông có thể đứng ra làm người bảo lãnh cho cậu ấy. Nghe xong, cậu thanh niên cảm động đến rơi nước mắt. Tấm lòng nhân hậu của ông lão và tâm ý ăn năn hối cải của cậu thanh niên đã khiến cho quan tòa cảm động. Quan tòa đã chấp nhận lời thỉnh cầu của ông lão sửa giày và trì hoãn xử lý vụ án đến ba tuần sau.
Ba tuần sau đó, cậu thanh niên bước vào tòa án trông như đã biến thành một người khác. Trong suốt ba tuần này, cậu ấy không hề uống một giọt rượu nào, chăm chỉ làm việc, chăm sóc cho ông nội, và làm việc công ích khi có thời gian rảnh rỗi. Cảnh sát khu vực và mục sư ở nhà thờ nơi cậu ấy sinh sống đều đồng ý đứng ra ký tên làm chứng cho cậu ấy. Quan tòa biết chuyện thì cảm thấy rất vui và đã ra lệnh thả cậu thanh niên ra, đồng thời chỉ phạt cậu ấy 1 đồng xu để làm hình thức tượng trưng. Kể từ đó trở đi, cậu ấy đã bỏ rượu, trở thành một người công dân tốt tuân thủ pháp luật và chăm chỉ làm việc.
Trong suốt mười bảy năm về sau, ông lão sửa giày đã đứng ra làm người bảo lãnh cho hơn hai nghìn người. Tấm lòng nhân ái của ông đã thay đổi số phận của họ. Cử chỉ thiện lương của ông cũng để lại ảnh hưởng sâu sắc đối với thể chế tư pháp Hoa Kỳ. Về sau, tiểu bang Massachusetts đã thông qua một điều khoản luật pháp chuyên về thiết lập “án khoan hồng” và tiến hành thực thi chế độ mới “xử lý nhân từ”. Chỉ trong vài năm sau đó, hơn ba mươi tiểu bang trên toàn nước Mỹ đã lần lượt áp dụng điều khoản này và mang lại nhiều kết quả đáng mừng.
Ông lão sửa giày đã đi vào sử sách của nền lập pháp Hoa Kỳ ngày ấy chính là John Augustus. Ông ấy còn được người ta gọi là “Quốc phụ khoan hồng” của nước Mỹ.
Một người thợ sửa giày không cần nói ra đạo lý lớn lao, ngay cả khi đứng trước tòa, ông ấy cũng không nói việc gì lớn lao nhưng chính thiện tâm của ông đã cảm hóa và làm thay đổi người khác. Đây chính là sức mạnh của thiện. Người xưa hay nói “thiện hóa nhân tâm” chính là đạo lý này.
Chân tướng của lãng tử Quảng Đông sống một cuộc đời mới
Trong cuốn sách chính “Chuyển Pháp Luân” của Pháp Luân Công giảng rằng “Chân-Thiện-Nhẫn” là đặc tính của vũ trụ, người tu luyện Pháp Luân Công tu luyện “Chân Thiện Nhẫn”, đồng hóa với đặc tính của vũ trụ. Pháp Luân Công mang lại lợi ích cho xã hội, những ví dụ về thiện hóa nhân tâm nhiều không kể hết.
Tâm Vũ, một đệ tử Đại Pháp ở Quảng Đông đã kể về những trải nghiệm của bản thân cô trong bài chia sẻ “Minh bạch chân tướng, đắc phúc báo” đăng trên Minh Huệ Net. Em trai của cô ấy là một tay ăn chơi vô công rỗi nghề, trước đây cậu ấy từng mở cửa tiệm kinh doanh nhưng mở cái nào thì đóng cửa cái nấy. Sau này, cậu ấy đắm chìm trong cờ bạc, nợ nần ngập đầu. Mấy năm nay, cậu ấy đi khắp mọi nơi vay tiền bạn bè người thân, lấy bên này đắp cho bên kia, đến nay không ai dám cho cậu ấy mượn tiền nữa.
Bố mẹ của Tâm Vũ quá đỗi đau lòng với đứa con trai này, về sau họ tìm cho cậu một chân làm trợ lý cảnh sát rồi bỏ mặc không quan tâm nữa. Mãi về sau, cậu ấy mắc khoản nợ lãi cao nên bị chủ nợ đến đòi, tình huống bí bách nên cậu ấy bèn nghĩ đến tự sát. Cậu ấy khóc lóc tìm đến Tâm Vũ để cầu cứu chị mình trả giúp khoản vay 198 nghìn nhân dân tệ.
Tâm Vũ bèn nghĩ mình không thể thấy chết không cứu, nhưng cô ấy cũng biết rằng chỉ có Đại Pháp mới cứu được em trai mình. Tuy 198 nghìn nhân dân tệ là một số tiền khá lớn nhưng chỉ cần có thể giúp em mình quay về chính đạo thì Tâm Vũ cũng thật sự mong muốn giúp đỡ cậu ấy. Tuyệt đại đa số con người thế gian hiện nay đều là người bị hại bởi phụ thể tà linh cộng sản, tà linh đã lợi dụng lòng tham và dục vọng của con người khiến cho họ mê mất bản tính đắm chìm trong cờ bạc. Em trai của Tâm Vũ đi đến bước này hôm nay, thực chất cậu ấy cũng là người bị hại. Tâm Vũ bèn trò chuyện với em trai gần nửa ngày và giúp cậu ấy trả hết khoản tiền nợ.
Tâm Vũ đã giúp em trai làm tam thoái vào mấy năm trước, nhưng lúc đó cô giảng chân tướng chưa đến nơi đến chốn cho nên lần này, cô ấy quyết tâm giảng chân tướng Đại Pháp thật kỹ càng cho em trai, nói rằng Đại Pháp dạy người ta làm một người tốt như thế nào cũng như những đạo lý đề cao đạo đức tạo phúc phận cho xã hội ra sao.
Tâm Vũ còn nói với em trai: “Công việc hiện giờ của em làm trợ lý cảnh sát, có thể em sẽ tiếp xúc với một số vụ việc bức hại đệ tử Đại Pháp. Đệ tử Đại Pháp đều là người tốt, trong công tác nếu em gặp phải những vụ việc như vậy thì em nhất định phải thiện đãi đệ tử Đại Pháp.”
Cậu em trai bèn nói: “Chị ơi, việc chị giúp em quả thật em không dám nghĩ tới. Em vốn nghĩ rằng nếu ngay cả chị cũng không giúp được em thì em sẽ chết đi cho xong. Bây giờ em đã hiểu ra ngày xưa mình làm quá nhiều việc sai trái. Em phát nguyện cải tà quy chính, sống một cuộc đời mới. Em nhất định sẽ làm một cảnh sát chân chính, tuyệt đối không tham gia vào cuộc bức hại. Nếu như em có gặp phải vụ việc bức hại thì em sẽ thiện đãi đệ tử Đại Pháp. Đại Pháp tốt như thế này, Trung Cộng bức hại Đại Pháp chính là làm chuyện thương thiên hại lý! Chị ơi, em và mọi người trong nhà đều thấy rõ những thay đổi ở chị sau khi tu luyện Đại Pháp. Em đã cảm thấy được cái thiện chân chính từ chị!”
Tâm Vũ bảo em trai mình có thời gian về nhà hãy xem sách “Chuyển Pháp Luân” và thành tâm niệm “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân-Thiện-Nhẫn hảo”.
Trong suốt mấy ngày sau đó, người nhà và những người ở đơn vị đều chứng kiến cậu ấy mỗi ngày càng trở nên tốt hơn. Cậu ấy không chỉ bỏ hẳn cờ bạc, mà còn tích cực chịu khó làm việc, chăm lo việc nhà. Ngay cả như trước đây, bố mẹ thường hay dùng roi quất cậu ấy cũng không thể khiến cho cậu hồi tâm chuyển ý, vậy mà chỉ có Đại Pháp mới có thể thiện hóa nhân tâm của cậu ấy! Qủa thật là lãng tử quay đầu còn quý hơn cả vàng!
Lãng tử ở Liêu Ninh thoát thai hoán cốt nhờ tu luyện Đại Pháp
Bài chia sẻ “Tu luyện Pháp Luân Công giúp chồng tôi hồi tâm chuyển ý” của một học viên Pháp Luân Công kể về câu chuyện như sau. Vào năm 1996, Pháp Luân Đại Pháp đã truyền khắp Trung Hoa đại lục, với cơ duyên tình cờ, chồng tôi đã học Pháp Luân Đại Pháp thông qua sự giới thiệu của một người bạn học chung. Bởi vì chồng tôi bước vào tu luyện nên gia đình tôi đã phát sinh chuyển biến to lớn kể từ đó.
Chồng tôi vốn là “ông vua gây sự” nổi tiếng ở địa phương chúng tôi sinh sống. Anh ấy là một người hiếu chiến, không sợ chém giết, đi đến đâu đánh người đến đó. Bởi vì anh ấy thường hay gây sự ở trường học nên đã bị đuổi khỏi trường, ở nơi đơn vị công tác anh ấy đã từng là “tiểu bá vương” không ai dám đụng đến. Giữa hai vợ chồng tôi cũng thường hay xảy ra ẩu đả, tôi thường bị anh ấy đánh bầm dập đến nỗi thương tích đầy mình. Hơn nữa, chồng tôi còn là một kẻ nghiện rượu khét tiếng, trong mỗi bữa ăn anh ấy đều phải uống rượu, uống đến mức say túy lúy. Bố chồng tôi nói: “Làm sao mà bố lại nuôi nấng một đứa con trai hư hỏng thế này cơ chứ!” Mẹ chồng tôi suốt ngày sống trong lo lắng, sợ rằng anh ấy sẽ ra ngoài gây chuyện. Hàng xóm xung quanh chỉ biết nuốt giận, chứ không dám nói ra miệng, ai nấy cũng lánh xa anh ấy.
Thế nhưng những tháng ngày khổ sở ấy cuối cùng cũng qua đi. Tôi bước vào tu luyện Pháp Luân Công, thân tâm đều thụ ích, chiểu theo Pháp lý “Chân-Thiện-Nhẫn” nghiêm khắc yêu cầu bản thân mình, không ôm giữ oán hận, thiện đãi chồng và bố mẹ chồng, và cũng chưa từng nghĩ đến chuyện ly hôn hay né tránh cực khổ. Hết thảy những điều này đã khiến chồng tôi cảm nhận được sự tốt đẹp của Đại Pháp.
Một hôm bạn học đến chơi nhà đã khuyên anh ấy có thời gian thì hãy xem sách Đại Pháp và luyện công. Nhờ vậy mà chồng tôi đã bắt đầu bước vào tu luyện Đại Pháp. Lúc nghe đến bài giảng thứ hai của Sư phụ, anh ấy đã hoàn toàn bỏ hút thuốc và uống rượu.
Đại Pháp thật sự đã cải biến anh ấy, sát khí trên mặt anh cũng biến mất. Anh ấy cũng trở nên hiếu thuận với bố mẹ, biết đảm đương việc nhà, không còn đánh đập mắng chửi vợ con và giao du với nhóm bạn xấu nữa. Anh ấy cũng không còn lôi thôi lếch thếch như trước đây, học cách biết nghĩ cho người khác, anh ấy đã hoàn toàn thoát thai hoán cốt.
Anh chồng tôi mắc nhiều chứng bệnh như nhồi máu não, suy tim v.v. nên không thể tự chăm sóc cho bản thân. Chị dâu mất sớm, cháu gái làm việc xa nhà cho nên chồng tôi đã xin nghỉ việc lái xe ở nhà chăm sóc cho anh trai mình. Mấy năm nay, chồng tôi chăm sóc anh trai suốt cả ngày, không hề trách móc than vãn dù chỉ một lời. Chồng tôi ân cần tắm rửa và dọn dẹp vệ sinh cho anh trai khiến mọi người xung quanh ai nấy đều phải nể phục. Quả thật đây không phải là những việc mà người nào cũng có thể làm được.
Bạn bè người thân chứng kiến sự thay đổi lớn lao của chồng tôi nên ai nấy cũng phải cảm thán trước sự thần kỳ và tốt đẹp của Pháp Luân Đại Pháp. Bố mẹ chồng nhìn thấy sự chuyển biến của con trai mình khiến họ quá đỗi vui mừng và vô cùng biết ơn Sư phụ Đại Pháp đã cứu vãn con trai họ. Kể từ đó, bố mẹ chồng và bố đẻ của tôi đã bước vào tu luyện Pháp Luân Đại Pháp.
Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2020/7/3/善化人心的力量-408480.html
Đăng ngày 05-07-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.