Bài của Âu Dương Phi

[MINH HUỆ 30-9-2005] Từ khi cuộc khủng bố Pháp Luân Công bắt đầu năm 1999, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã cấm các học viên Pháp Luân Công rời khỏi Trung Quốc cả khi những học viên này hội đủ tất cả các yêu cầu về luật pháp. Đó là một trong nhiều cách lan rộng bức hại, thêm vào sự thoá mạ trên các kênh truyền thông và can nhiễu và cấm đoán nhiều cách như là công ăn việc làm, tốt nghiệp, nhà cửa, lợi tức, và bổng lộc.

Cho dù phần đông các chính sách liên hệ đến bức hại là đưa xuống từ đỉnh đến đáy chỉ bằng lời truyền miệng, cũng có một số chứng cớ viết tay. Tại Trung Quốc, nhiều đòi hỏi in ấn của các hãng du lịch về đơn xin thông hành ghi rõ ràng rằng các học viên Pháp Luân Công không được phép nộp đơn xin thông hành. Đó là chứng cớ sự vi phạm nhân quyền của học viên Pháp Luân Công bởi ĐCSTQ.

Phần Năm của ‘Nộp đơn cho công dân Trung Quốc đi du lịch đến Hồng Kông và Macao” đăng bởi Sở du lịch người trẻ Tứ xuyên Trung Quốc nói rằng:

“Sở cảnh sát địa phương, trong trường hợp mà công ty hoặc cơ sở làm việc được đăng trong giấy phép cư trú, người giám đốc của công ty, phải khuyên nên chấp nhận hay từ chối một đơn xin dựa trên các yếu tố sau đây:

1. Tin tức đưa ra bên trên là đúng sự thật;

2. Cá nhân không tập luyện Pháp Luân Công;

3. Cá nhân không thuộc về năm thành phần người bị cấm rời xứ;

4. Người nộp đơn đồng ý trả tất cả phí tổn.

Giám đốc của sở cảnh sát hoặc của công ty phải đóng dấu chính thức sau khi ký tên vào bản tài liệu.”

Một cuộc tìm kiếm trên mạng Internet sẽ cho thấy nhiều trường hợp yêu cầu đó. Ví dụ, Sở Du lịch Quốc tế Fangchenggang Quảng Tây, Sở Du lịch Kanghui Pengcheng Thẩm Quyến, Sở Tổ chức thành phố Leping tỉnh Giang Tây Đảng Cộng sản Trung Quốc, Văn phòng Du lịch Shaoxing Zhẹiang, Sở Du lịch Xinyu Jiuzhou (dưới Đơn xin Du lịch quốc tế công dân Trung Quốc cho tỉnh Giang Tây), Sở Du lịch Quốc tế Trung Quốc Datong, Sở An ninh Đại học Tứ Xuyên, và Sở Bưu điện tỉnh Quảng Đông tất cả đều có các đòi hỏi đó.

“Năm loại người bị cấm rời xứ” được chỉ đinh trong Phần Tám của ‘Luật Cộng hoà Nhân dân Trung Quốc dưới sự Kiểm soát Ra và Vào của công dân.”

Loại thứ nhất bao gồm những người bị cáo trong một vụ kiện hình sự dưới sự xét lại của hệ thống luật pháp và những người bị tình nghi bị nhận diện bởi cảnh sát, hệ thống công an, hoặc Công tố viện của Nhân dân.

Loại thứ nhì bao gồm những người có liên hệ trong một vụ kiện về hộ về những vấn đề gia đình, kiện tụng về tổn thất, kiện tụng về thừa kế, kiện tụng về khế ước, hoặc kiện tụng về thiếu nợ.

Loại thứ ba bao gồm những phạm nhân đang bị hạn tù.

Loại thứ tư bao gồm những người trong trại lao động vì vi phạm luật

Loại thứ năm là những viên chức và nhà nghiên cứu với những tin tức bí mật tuyệt đối hoặc kỹ thuật mà sự rời Trung Quốc có thể tạo nên tổn thất kinh tế họăc nguy hại an ninh quốc gia nghiêm trọng.

Các học viên Pháp Luân Công, những người tốt đang tu luyện ‘Chân Thiện Nhẫn’ không thuộc trong ‘năm loại’. Cả ĐCSTQ cũng biết như thế. Vì các học viên Pháp Luân Công vô tội, ĐCSTQ liệt kê họ riêng, ngoài những trường hợp kê khai trong các luật lệ hiện hữu, để cấm đoán họ cái quyền rời Trung Quốc. Trong cuộc khủng bố Pháp Luân Công, ý muốn của Giang Trạch Dân và ĐCSTQ là đứng trên luật pháp. Những ví dụ bất kể luật pháp như vậy là có ở khắp nơi cùng lúc.

Ngoài những ý muốn lệch lạc cố tình tạo đau khổ cho người khác do một thời gian lâu dài cai trị của ĐCSTQ hun đúc nên, cái lý do chính mà Giang trạch Dân và ĐCSTQ cấm các học viên Pháp Luân Công rời Trung Quốc là vì họ nghĩ, rằng bằng cách giữ các học viên tại Trung Quốc, thì các tội ác ghê gớm mà ĐCSTQ đã phạm phải trong cuộc khủng bố sẽ che dấu được thế giới bên ngoài.

Cũng giống như lệnh ‘giết không tha’ các học viên Pháp Luân Công mà truyền bá sự thật về cuộc khủng bố, sự cấm đoán các học viên Pháp Luân Công quyền rời xứ một cách hợp pháp là một phương tiện tà độc khác của độc tài để che dấu sự thật. Tuy nhiên, các cố gắng đó đã hoàn toàn thất bại. Sự thật của cuộc khủng bố đã bị công bố trên toàn thế giới.

Cô Li Weixun, một học viên Pháp Luân Công tại Thẩm Dương, Trung Quốc, trốn thoát khỏi sự kiểm soát của ĐCSTQ và được qui chế tỵ nạn của Ủy hội Liên hiệp quốc về Tỵ nạn (UNHCR) trong khi ở tại Thái lan. Cô đã đến Hoa kỳ ngày 21 tháng chín 2005 với sự giúp đở của Hội Bạn của Pháp Luân Công, Sở quốc gia Mỹ, Quốc hội Mỹ, và những tổ chức không chính quyền khác.

Cô Li có thể đến Hoa kỳ mặc dù sự kiện là cô không có thân nhân tại Hoa kỳ. Cố gắng cứu thoát cô tự nó cho thấy sự hiểu biết của cộng đồng quốc tế về sự thật của cuộc khủng bố. Cô Li cũng sẽ có thể cung cấp những tin tức đầu tay về cuộc khủng bố Pháp Luân Công bỡi ĐCSTQ.

Đó chính là điều mà ĐCSTQ sợ nhất. Từ các luật pháp kể trên về đơn xin thông hành, chúng ta có thể thấy sự cấm đoán học viên Pháp Luân Công đi ra ngoại quốc tự nó là một chứng cớ hiển nhiên của sự nghiêm trọng và bản chất bí mật của cuộc khủng bố.

 

Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2005/9/30/111480.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2005/10/3/65533.html

Đăng ngày 29-3-2006; Bản dịch có thể chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên tác.

Share