Bài viết của Vân Tùng
[MINH HUỆ 21-02-2010] Thành ngữ là đoản ngữ đặc biệt trong tiếng Hán, là ngôn ngữ ước định thành phổ biến mang nội hàm đặc biệt. Thành ngữ là một nét đặc sắc trong tiếng Hán, là ngôn ngữ độc đáo của Hán ngữ, trong ngôn ngữ của các dân tộc khác, phần nhiều là không có thành ngữ. Hán ngữ là một trong những ngôn ngữ đẹp nhất, phong phú nhất, nội hàm lớn nhất trên thế giới, mà thành ngữ lại là viên ngọc minh châu rực rỡ nhất trong tiếng Hán. Thậm chí có thể nói, thành ngữ là linh hồn của Hán ngữ, là sinh mệnh mà thành ngữ đã trao cho Hán ngữ. Nếu không có những thành ngữ phong phú đa dạng như thế thì tiếng Hán quả là còm cõi nghèo nàn. Học tiếng Hán thì ắt phải hiểu thành ngữ.
Thành ngữ thường là đoản ngữ do bốn chữ tổ hợp thành, vô cùng ngắn gọn, đơn giản sinh động, âm tiết ưu mỹ, đọc lên có vần điệu, điển nhã thâm thúy, hơn nữa nội hàm lại rất lớn. Thành ngữ hiện còn lại trong tiếng Hán hiện nay vô cùng phong phú, nhiều đến hàng vạn câu, là một kho tàng tri thức vô cùng trân quý.
Thành ngữ là kết tinh văn hóa truyền thống Trung Hoa, nó đã cô đọng lịch sử, dung nhập văn hóa, trải qua hàng trăm hàng nghìn năm diễn biến hình thành nên, do đó cực kỳ phong phú. Có thể nói, lịch sử văn minh Trung Hoa 5.000 năm đều bao hàm trong thành ngữ mênh mông. Vì vậy, thành ngữ chính là một trong những di sản văn hóa trân quý nhất của dân tộc Trung Hoa.
Thành ngữ có nguồn gốc trực tiếp từ lịch sử, nó không phải là thứ mà con người biên tạo ra, mà là tự nhiên hình thành trong quá trình diễn biến lịch sử. Mỗi một thành ngữ dường như đều có một câu chuyện, một điển cố, hoặc những lai lịch khác. Ví như nói, hễ nghĩ đến “chỉ thượng đàm binh” (đánh trận trên giấy) thì lập tức nghĩ ngay đến cuộc chiến Trường Bình; hễ nghĩ đến “thảo mộc giai binh” (cỏ cây cũng là binh khí), “phong thanh hạc phệ” (nghe tiếng gió thổi hạc kêu cũng kinh sợ) liền nghĩ ngay đến trận chiến Phì Thủy; hễ nghĩ đến “vi Ngụy cứu Triệu” (vây Ngụy cứu Triệu) thì sẽ nghĩ đến ân oán Tôn Tẫn Bàng Quyên; hễ nghĩ đến “tứ diện Sở ca” (bốn bề Sở ca) thì sẽ nghĩ đến thế cuộc Sở Hán tranh hùng. Những sự kiện lịch sử, kinh nghiệm lịch sử và bài học lịch sử này thậm chí những cảm thán, muôn lời vạn ngữ đánh giá lịch sử của người các đời sau đều cô đọng đúc kết lại trong một câu thành ngữ ngắn ngủi. Do đó thành ngữ mới có nội hàm lớn như thế, có sức sống mạnh mẽ như thế, hàng trăm hàng nghìn năm qua đi mà không hề suy giảm.
Người biết rõ các điển cố thành ngữ, hễ đọc đến thành ngữ thì những sự kiện lịch sử, những nhân vật lịch sử liền sống động tái hiện trước mắt. Đối với những người không am tường lịch sử lắm thì cũng hiểu rõ được nội hàm mở rộng trong thành ngữ. Lịch sử văn minh của dân tộc Trung Hoa, những gợi mở giáo dục con người, thông qua phương thức thành ngữ này đã lưu lại thực chất tinh thần nền văn minh đó. Các triều các đời đều để lại rất nhiều thành ngữ, văn hóa và lịch sử các triều các đời đều tồn tại trong thành ngữ. Do đó thành ngữ có đặc điểm văn hóa và đặc sắc thời đại rất rõ nét của các triều các đời.
Thành ngữ còn có tình cảm, giá trị quan mãnh liệt, và cảm giác hình tượng rõ nét. Trong thành ngữ có khen có chê, định hướng giá trị hiển dương cái thiện và ngăn chặn cái ác vô cùng rõ ràng. Có những tình cảm, khái niệm trừu tượng, dùng ngôn ngữ rất khó miêu tả, nhưng một câu thành ngữ hết sức phổ thông là có thể biểu đạt được cảm thụ của con người một cách chính xác và hoàn chỉnh, đó chính là sức hấp dẫn đặc biệt của thành ngữ. Ví như “ai thanh thán khí” (thở dài than vãn), “ai ai dục tuyệt” (đau buồn muốn chết), “ai tư như triều” (nhớ thương dâng trào) đã miêu tả sống động cảm giác bi thương của con người. Ví dụ như “mục trung vô nhân” (không coi ai ra gì), “ngưỡng thủ hướng thiên” (nghênh mặt lên trời), “ngưỡng thủ khoát bộ” (ngẩng đầu bước lớn) đã khắc họa sống động dáng vẻ tự cao tự đại của một người. “Tam cố mau lư” (ba lần đến lều tranh) biểu đạt khát vọng cầu hiền tài của Lưu bị. “Cúc cung tận tụy” biểu đạt tinh thần dốc tâm sức báo quốc của Gia Cát Lượng. Những khái niệm có nội hàm quan trọng như Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín đều được biểu đạt hình tượng và sinh động trong thành ngữ. Thành ngữ bao la vạn tượng, bất kỳ sự vật gì đều có thành ngữ tương ứng biểu đạt chính xác. Sử dụng thành ngữ xác đáng có thể khởi tác dụng vẽ rồng điểm mắt, khiến văn chương của bạn thêm rực rỡ đa dạng.
Ngôn ngữ là tải thể của tư tưởng và văn hóa, không có ngôn ngữ thì không có văn minh, không có trí tuệ và sáng tạo thì không có hết thảy. Sự nảy sinh, hình thành của thành ngữ có quan hệ trực tiếp với đặc điểm của Hán ngữ. Hán ngữ cổ có văn tự cô đọng xúc tích, tiếc mực như vàng, cô đọng cao độ, đó là một trong những nguyên nhân sinh ra thành ngữ. Những văn nhân mặc khách cổ đại thích làm thơ, quen dùng loại hình nghệ thuật là thơ ca này để nói lên chí hướng, biểu lộ tình cảm, mà sáng tác thơ ca lại yêu cầu vận luật rất nghiêm cẩn, yêu cầu văn tự rất tinh luyện. Trong điều kiện vận luật nghiêm cẩn, dùng văn tự ít nhất để biểu đạt tình cảm phong phú nhất, nội hàm to lớn nhất, vì vậy người xưa khi sáng tác thơ ca đã sản sinh ra rất nhiều thành ngữ. Ví như những thành ngữ “chử đậu nhiên cơ” (nấu đậu đốt cành đậu), “lão ký phục chí” (ngựa ký già chí ngoài vạn dặm), “liệt sỹ mộ niên, tráng tâm bất dĩ” (tráng sỹ cuối đời, hùng tâm bất diệt)… đều có nguồn gốc từ thơ ca.
Văn hóa truyền thống Trung Hoa có nguồn gốc lịch sử lâu dài, là văn hóa Thần truyền. Tam giáo gồm Phật giáo, Đạo giáo và Nho giáo giao hòa tỏa sáng, đặt định nền tảng cho văn hóa Trung Hoa. Thế nên tư tưởng Tam giáo được phản ánh rất nhiều trong thành ngữ, là cội nguồn chính của thành ngữ. Trong văn hóa Trung Hoa, Nho giáo là chủ lưu, người đọc sách cũng được gọi là Nho sinh, do đó thành ngữ phản ánh tư tưởng Nho gia là nhiều nhất, những thành ngữ thể hiện tư tưởng Nho gia Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín thì đâu đâu cũng có, không thể kể xiết. Những thành ngữ phản ánh tư tưởng Phật gia cũng có rất nhiều, như “đại triệt đại ngộ” (triệt để tỉnh ngộ), “tam sinh hữu hạnh” (may mắn ba đời), “ngoan thạch điểm đầu” (đá cũng gật đầu), “Thiên nữ tán hoa” (Thiên nữ rắc hoa), “hồi đậu thị ngạn” (quay đầu là bờ), “minh tâm kiến tính” (sáng tâm thấy tính), “tư bi vi hoài” (lòng đầy từ bi), “chỉ điểm mê tân” (chỉ ra bến mê)… đều phản ánh tư tưởng Phật gia. Thành ngữ phản ánh tư tưởng Đạo gia cũng không ít, như “thủy trích thạch xuyên” (nước chảy đá mòn), “thanh tĩnh vô vi”, “côn bàng triển xí” (chim bằng giương cánh), “Đạo pháp tự nhiên” (Đạo thuận theo tự nhiên), “lộng ngọc xuy tiêu” (làm ngọc thổi tiêu), “thượng thiện nhược thủy” (chí thiện như nước)… Nội hàm văn hóa Tam giáo và sự trầm tích lịch sử đã làm phong phú kho tàng thành ngữ rất nhiều.
Sau khi tà đảng chấp chính đã phá hoại văn hóa truyền thống Trung Quốc một cách có hệ thống, có mục đích. Đại Cách mạng Văn hóa “Phá tứ cựu”, rất nhiều thư tịch điển chương cổ bị châm lửa đốt, văn hóa truyền thống bị quét sạch không còn, thay vào đó là văn hóa đảng của tà đảng, người dân dường như không thể tiếp xúc được với văn hóa truyền thống. Những lượng thành ngữ lớn vẫn còn lưu truyền, thành ngữ dường như là nút thắt duy nhất để người dân Trung Quốc thời kỳ đó liên hệ với văn hóa truyền thống.
Nhưng cùng với sự phá hoại của tà đảng, đạo đức trượt dốc, quan niệm biến dị, nội hàm của rất nhiều thành ngữ cũng đã có những thay đổi, mọi người không hiểu hàm nghĩa chân chính của những thành ngữ đó nữa. Ví như nói “thị tử như quy” (coi cái chết như trở về), thì rất người lý giải là không sợ chết, kỳ thực câu thành ngữ này có nội hàm tôn giáo. Trong tôn giáo cho rằng, sinh mệnh chân chính của con người là nguyên thần, mà không phải là nhục thân, mà nguyên thần có nguồn gốc từ Thiên Thượng, đó là ngôi nhà chân chính của con người. Nhục thân chết rồi, nguyên thần của người có đạo đức cao thượng sẽ trở về Thiên quốc, do đó câu thành ngữ này bao hàm nhân sinh quan và vũ trụ quan rộng lớn, chứ không phải nôn cạn như cách hiểu của người hiện đại.
Ví như “thiên nhưỡng chi biệt” (khác nhau một trời một vực), người hiện đại lý giải là tài sản, đại vị, đẳng cấp khác biệt rất lớn. Thực ra hàm nghĩa chân chính của câu thành ngữ này là sự khác biệt rất lớn về cảnh giới đạo đức giữa người với người, chứ không phải chỉ đẳng cấp xã hội. Người có đạo đức cao thượng thì sau khi chết sẽ lên Thiên đàng, người có đạo đức thấp kém thì sau khi chết sẽ xuống địa ngục, đó chính là “thiên nhưỡng chi biệt”, hoàn toàn không có quan hệ gì đến địa vị và tài sản của con người.
Ví dụ như nói “đại trí nhược ngu”, người hiện đại lý giải là một người rất thông minh, nhưng cố ý ẩn giấu, để lộ ra sự ngu dốt vụng về. Thực ra hàm nghĩa chân chính của câu thành ngữ này là chỉ người có Đạo, nhìn thấu sinh tử, nhìn thấu kiếp phù sinh, coi danh lợi phú quý như đất, bị nhục mạ lăng nhục cũng không hề động lòng, trong con mắt người thường thì dường như là không thể nào hiểu nổi, giống như kẻ ngốc vậy. Thực ra trí tuệ và cảnh giới của họ so với người thường thì không biết cao hơn bao nhiêu là bao nhiêu.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/2/21/218497.html
Đăng ngày 11-06-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.