[MINH HUỆ 30-3-2006] Sau 2 nhân chứng đầu tiên tiết lộ về sự tàn bạo của Tô Gia Đồn, một nhân chứng nữa, là người đã từng là “Bác sĩ quân y kỳ cựu cho Tổng cục hậu cần của Quân khu Thẩm Dương” đã bước ra công nhận rằng Trại tử tù Tô Gia Đồn quả thực là có tồn tại, thu hoạch nội tạng và thi thể còn lại bị hoả táng thường diễn ra nơi đây, và thậm chí có trường hợp bị hoả thiêu khi tù nhân vẫn còn sống. Ông ta tuyên bố rằng Bệnh viện Tô Gia Đồn chỉ là 1 trong 36 trại tập trung. Tổ chức quốc tế điều tra bức hại Pháp Luân Công cũng tìm ra tình huống tương tự.

Bệnh viện Tô Gia Đồn chỉ là 1 trong 36 trại tập trung tương tự ở Trung Quốc

Theo nhân chứng trên từ hệ thống quân đội, bệnh viện trong khu Tô Gia Đồn chỉ là 1 trong 36 trại tập trung tương tự như vậy trên toàn Trung Quốc. Vào thời điểm này, phần đông đa số các học viên Pháp Luân Công bị bắt đang ở trong các nhà tù, trại cưỡng bức lao động và các trại giam. Họ bị chuyển đi bất cứ nơi nào trên diện rộng chỉ khi cần thiết.

Nhân chứng này nói rằng: Hắc Long Giang, Cát Lâm và Liêu Ninh là các tỉnh bắt giam số lượng học viên Pháp Luân Công lớn nhất. Trại tập trung ở khu Cửu Đài tỉnh Cát Lâm là 1 trong 5 trại tập trung giam giữ các học viên Pháp Luân Công lớn nhất Trung Quốc. Trại này giam giữ hơn 14, 000 học viên Pháp Luân Công.

Trại tập trung Cát Lâm, mã số 672-S, giam giữ hơn 120, 000 người.

Cựu bác sĩ quân y này nói rằng: “Từ thông tin mà tôi truy cập vào được, trại tập trung lớn nhất nằm ở tỉnh Cát Lâm. Trại tập trung này có mã số 672-S giam hơn 120, 000 người. Một số lượng lớn học viên Pháp Luân Công, các phạm nhân trọng phạm và các loại tù chính trị trên toàn Trung Quốc bị giam ở đây, nhưng tôi không biết rõ địa chỉ”.

Có khoảng hơn 10, 000 người bị giam trong Trại tập trung ngầm dưới Bệnh viện Tô Gia Đồn trước năm 2005 và đầu năm 2005.

Nhân chứng nói: “Trong trại tập trung ngầm của Bệnh viện Tô Gia Đồn, có khoảng hơn 10, 000 người bị giam ở đó từ đầu năm 2005, nhưng ở thời điểm này, số người bị giam chỉ còn lại khoảng từ 600 đến 750 người. Nhiều người đã bị chuyển sang các trại tập trung khác”.

Nó chỉ mất 1 ngày để chuyển 5, 000 người

Ông tiếp tục: “Bạn không thể tìm ra nhiều bằng chứng, thậm chí ngay cả khi bạn vào khu Tô Gia Đồn để điều tra. Nó chỉ cần mất 1 ngày để chuyển 5, 000 người trên 1 chuyến tàu chuyên chở hàng trên một tuyến đường đặc biệt. Tôi đã từng chứng kiến một lần chuyển người đặc biệt qua chuyến tàu chở hàng với hơn 7, 000 người trên 1 chuyến tàu từ Thiên Tân vào vùng Cát Lâm. Họ chạy vào ban đêm, đươc quân đội hộ tống. Mọi người trên tàu bị còng tay vào lan can được thiết kế đặc biệt, trông giống như xiên gà vậy”.

Tổ chức quốc tế điều tra bức hại Pháp Luân Công (WOIPFG) đã tìm ra nhiều thành phố đã tham gia vào tội ác này

Sau khi sự tàn bạo ở Tô Gia Đồn được tiết lộ, WOIPFG đã triển khai một cuộc điều tra khẩn cấp toàn Trung Quốc. Kết quả cho thấy tội ác lấy nội tạng học viên Pháp Luân Công là có thực và vẫn đang diễn ra ít nhất tại Bắc Kinh, Thiên Tân, Thượng Hải, Hồ Nam, Sơn Đông, Liêu Ninh và Quảng Đông.

Trích đoạn nội dung của các lần điều tra phỏng vấn qua điện thoại như sau:

(Một bệnh viện giấu tên tại thành phố Quảng Châu)

Người gọi: Tôi phải chờ bao lâu để có “Thận”?

Bác sĩ: Khoảng 1 tuần sau khi bạn nhập viện

Người gọi: Nhưng tôi muốn có một quả thận khoẻ mạnh và còn mới, và tôi muốn nó từ một người cho còn sống. Chắc là ông không cho tôi một quả thận của người đã chết chứ?

Bác sĩ: Tất nhiên là chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn một quả thận chất lượng cao

Người gọi: Ông có một quả thận giống như tôi đã từng nghe về nó của những người tập Pháp Luân Công?

Bác sĩ: Những gì chúng tôi có trong bệnh viện của chúng tôi là loại đó.

(Một Trường Y giấu tên ở Thiên Tân)

Người gọi: Một Bác sĩ nói rằng một quả thận là rất tốt và của một ai đó họ tập khí công. Tôi hỏi loại khí công gì và ông ta nói với tôi rằng là của người tập Pháp Luân Công. Tôi được biết rằng người tập Pháp Luân Công có sức khoẻ tốt hơn.

Bác sĩ: Tất nhiên. Chúng tôi cũng có các quả thận của các học viên Pháp Luân Công ở đây. Chúng tôi lấy các quả thận từ những người vẫn còn thở hay tim vẫn còn đập. Hơn nữa chúng tôi có khoảng 1 tá trường hợp như vậy trong năm nay (2006)…Tất nhiên, sức khoẻ của người cung cấp là một yếu tố rất quan trọng. Người cung cấp phải trẻ, khoẻ. Hơn nữa, khoảng thời gian mà máu bơm cho thận bị ngắt phải giảm thiểu, thậm chí là không ngắt. Trong trường hợp này, nó không bị thiếu máu cung cấp.

(Một bệnh viện giấu tên ở tính Sơn Đông)

Người gọi: Tôi muốn có một quả thận từ người tập Pháp Luân Công, vì đó là quả thận hoàn toàn khoẻ mạnh.

Bác sĩ: À, chúng tôi sẽ có nhiều người cung cấp như vậy trong tháng 4. Số người cho sẽ tăng dần.

Người gọi: Tại sao ông có nhiều hơn vào tháng 4?

Bác sĩ: Tôi không thể nói với anh được vì điều này liên quan đến…Dù sao, không cần phải đi sâu vào vấn đề đó. Tôi không thể nói điều đó với anh được.

Người đứng đầu cao nhất Trung cộng đã đồng ý đối xử bất cứ điều gì với tầng lớp chống đối.

Theo nhân chứng, Trung Cộng đã công khai tuyên bố rằng Pháp Luân Công là “giai cấp thù địch”, coi các học viên Pháp Luân Công là mục tiêu đàn áp dữ dội. Nhân chứng nói rằng theo quyết định mới nhất, Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đồng ý coi các học viên Pháp Luân Công là “giai cấp thù địch” và xử lý họ theo kiểu nào có lợi về kinh tế nhất mà không cần báo cáo lên cấp trên. Hay nói một cách khác, các học viên Pháp Luân Công, như các trọng phạm khác ở Trung Quốc, không được coi là con người, mà là một dạng nguyên liệu thô cho các sản phẩm thương mại. Họ đã trở thành hàng hoá để trao đổi.

Cũng theo nhân chứng từ hệ thống quân đội, theo “quy định quốc gia”, lãnh đạo chấp chính cấp tỉnh có quyền thiết lập “các tổ chức tái sinh” để xử lý các trọng hình phạm tội dưới sự giám sát của quân khu của tỉnh. Điều này được ban hành bởi văn kiện luật pháp mà Quân uỷ Trung ương Trung Cộng đã ban hành vào đầu năm 1962. Điều này vẫn còn cho đến bây giờ. Theo những quy định trong văn kiện, tử tù và các trọng hình phạm tội ác nghiêm trọng có thể bị xử lý theo sự phát triển cần thiết của quốc gia hay của xã hội. Trong thời kỳ Đại Cách Mạng Văn Hoá (1966-1976) hầu hết các hình thức xử lý tử tù là dùng thi thể của họ làm phân bón cho thực vật. Kế đến là sử dụng chúng như các nô lệ lao động cho các công trình xây dựng hoặc các sản phẩm khác.

Theo nhân chứng này, căn cứ vào những quy định bổ sung năm 1984, đã hợp pháp hoá nội tạng của tù nhân. Các cơ quan công kiểm, toà án và cảnh sát tiến hành lấy nội tạng từ các tù nhân còn sống trước khi hoả thiêu thi thể họ. Đôi khi, họ gây tổn thương cho tù nhân bằng cách cho họ xem nghi lễ tử vong trước khi họ tiến hành lấy nội tạng từ các tù nhân bị tổn thương này. Sau đó hoả táng thi thể họ. Từ năm 1992, thực tế đã tiến hành công khai. Do sự phát triển của nhiều ngành kinh doanh, cơ thể của cả người sống và người chết đã trở thành nguyên liệu thô có lời.

 

Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2006/3/31/124096.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2006/3/30/71382.html

Đăng ngày: 3-4-2006; Bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên tác.

Share