Bài viết của một đệ tử Pháp Luân Đại Pháp tại Trung Quốc Đại Lục

[MINH HUỆ 06-01-2020] Sau khi bị đuổi khỏi trường Đại học do tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, tôi vô cùng chán nản, buổi đêm trằn trọc không ngủ được, lúc đêm khuya thanh vắng còn rơi lệ, trong lòng nghĩ, nhân sinh sao lại khổ như vậy. Lúc đó tôi đã không có đủ chính niệm để phủ nhận bức hại của cựu thế lực.

Hiện tại tôi đã chăm chỉ học Pháp, tìm được một công việc dịch vụ khách hàng, dần dần ổn định cuộc sống, nhưng tôi vẫn cảm thấy buồn.

Sau khi hướng nội, tôi nhận thấy mình có tâm tật đố, và sự không vui của tôi phần lớn đến từ tâm tật đố này. Tôi thèm muốn cuộc sống của người khác, nên mới cảm thấy bản thân mình thật khổ, thật mệt mỏi, tâm lý bất bình, đây chẳng phải là tâm tật đố sao?

Để đối diện với hoàn cảnh mới, tôi kết nối với một đồng tu ở cùng trường đại học. Cậu ấy luôn động viên để giúp tôi khởi tinh thần lên.

Tuy nhiên, tôi cảm thấy tệ hơn sau khi liên lạc với cậu ấy. Tôi cảm thấy bị tổn thương khi nghĩ rằng cậu ấy vẫn có thể đi học trong khi tôi phải bươn chải kiếm sống. Tôi cảm giác như thể cậu ấy không thể hiểu được những nhọc nhằn mà tôi phải chịu đựng và sau một thời gian, tôi không muốn nói chuyện với cậu ấy nữa.

Nghĩ về những cảm xúc này, tôi thấy chúng có nguồn gốc từ tâm đố kỵ, một thứ chấp trước đã ẩn sâu trong tôi bao nhiêu năm rồi và bám rễ rất sâu ở đó. Tôi nhận ra rằng mỗi người đều có số phận riêng và không thể thay đổi nhờ vào truy cầu.

Tôi cũng nhận ra rằng coi thường người khác cũng là một loại tâm tật đố.

Một lần, tôi và một đồng tu khác có trao đổi qua lại bằng thư điện tử. Đến lúc 11 giờ 40 phút tối anh ấy nói phải đi ngủ vì đã muộn rồi. Tôi có chút tức giận, tại sao chưa đến giờ phát chính niệm anh ấy đã đi ngủ.

Sau khi cẩn thận xem xét lại, tôi nhận thấy niệm đầu đó của tôi không phải vì Pháp, vì chỉnh thể, hay vì sự tinh tấn của đồng tu, mà là vì tâm tật đố. Tại sao anh ấy lại an dật như vậy? Buổi sáng 7, 8 giờ mới thức dậy, muộn hơn tôi rất nhiều, buổi tối lại đi ngủ sớm, trong tâm tôi rất bất bình.

Sư phụ giảng rằng:

“Trong người thường còn giảng ‘không làm không được, làm nhiều được nhiều, làm ít được ít’, phó xuất nhiều, thì nên được nhiều”. (Bài giảng thứ bảy, Chuyển Pháp Luân).

Tôi nhận ra rằng mình cần thuận theo tự nhiên và tu luyện bản thân chiểu theo các yêu cầu của Pháp. Tôi là một sinh mệnh may mắn nhất trong vũ trụ này – vậy có gì mà tôi không thể buông bỏ được cơ chứ?

Một lần tôi đọc được một bài chia sẻ của một học viên, người ấy chia sẻ rằng, tu luyện hai mươi năm, hết thảy mọi thứ tại nhân gian theo anh ấy bất quá chỉ là mây mờ và hư vô. Sau khi đọc bài chia sẻ đó, tôi cảm thấy bình tĩnh trở lại.

Tôi cũng phát hiện ra rằng tôi có chấp trước vào sắc dục. Tôi thường đánh giá người khác qua vẻ bề ngoài của họ và thường để mắt đến những người hấp dẫn.

Tôi đánh giá khách hàng qua vẻ bề ngoài và khi họ đi tới cửa sổ của tôi. Tôi cũng thích nói chuyện với những đồng nghiệp có bề ngoài ưa nhìn và giữ khoảng cách với những người có bề ngoài bình thường. Thỉnh thoảng, tôi thậm chí còn không nhận ra được hành động này của tôi.

Một buổi sáng, một hành khách đi cùng xe buýt đã làm tôi thức giấc khi tôi đang chợp mắt trên xe buýt vì cô ấy xem video trên điện thoại. Cô ấy không đeo tai nghe và âm thanh khá to. Đó đều là những thứ bất hảo, khơi gợi những chấp trước đời thường. Tôi thấy khó chịu và quay sang lườm cô ấy. Cô ấy tưởng rằng do cô ấy ngồi sát tôi quá, nên đã chuyển sang ngồi ở phía sau lưng tôi. Tuy nhiên như vậy khiến âm thanh rót trực tiếp vào vị trí sát tai của tôi và làm phiền tôi nhiều hơn trước.

Tôi bắt đầu hướng nội nhìn sâu vào gốc rễ của sự việc này. Tôi nghĩ nó là kết quả của tâm chấp trước vào sắc dục của tôi. Hơn nữa tâm này còn có thể dẫn đến các chấp trước cầu danh cầu lợi, muốn thể hiện trước mặt người khác giới, v.v.

Sư phụ giảng:

“Hễ trong khi luyện công mà xuất hiện can nhiễu này, can nhiễu kia, [thì] chư vị phải tìm xem nguyên nhân [ở] bản thân mình, chư vị còn điều gì chưa vứt bỏ được không”. (Bài giảng thứ sáu, Chuyển Pháp Luân)

Tôi liền nói với Sư phụ rằng tâm sắc dục đó không phải là của mình và tôi không cần nó.

Buổi tối sau khi luyện động tác lưỡng trắc bão luân, tôi cảm thấy nghiệp lực trên vai và cổ đều thoát ra ngoài, luyện xong cảm thấy thân thể nhẹ nhàng. Buổi tối không buồn ngủ, buổi chiều ở chỗ làm cảm giác đau vai và đau cổ cũng không còn nữa.

Tôi nhận ra rằng hướng nội là cách chúng ta tu luyện. Mọi chấp trước, dù có tinh vi đến đâu đều có thể là một chướng ngại. Chúng ta nên hướng nội bất kể khi nào chúng ta cảm thấy không thoải mái với những gì mọi người nói với chúng ta. Chúng ta cũng nên từ bi thậm chí với cả những người hiểu sai chúng ta.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/1/6/青年弟子-再谈妒嫉心、色欲心-398547.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/4/4/183895.html

Đăng ngày 24-05-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share