Bài viết của một học viên Pháp Luân Công tại Trung Quốc

[MINH HUỆ 07-12-2019] Gần đây, tôi nghe nói một học viên bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư giai đoạn cuối. Tôi cũng biết một số đồng tu khác bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư. Trước đây, tôi không biết mình có thể làm gì cho họ, bởi vì Sư phụ Lý đã giảng rất rõ về vấn đề này.

Đồng tu này học Pháp tinh tấn. Anh ấy tu luyện cũng rất kiên định và rất tự tin. Tuy nhiên, bất cứ khi nào có ai đó nhắc tới việc tìm những thiếu sót của bản thân anh ấy, anh ấy đều trở nên bực bội. Qua một đoạn thời gian, tôi nghe nói anh ấy đã qua đời.

Tôi đã hướng nội thật sâu và phát hiện ra các thói quen xấu, nhân tâm và chấp trước của mình. Tôi tin rằng tôi hiểu những vấn đề mà những học viên này có thể gặp phải, vậy nên tôi muốn chia sẻ thể ngộ của mình.

Đáp ứng tiêu chuẩn của Đại Pháp và chân chính thực tu

Tôi luôn nghĩ rằng mình đã tu luyện khá tốt. Tôi đã chứng kiến ​​sự từ bi của Sư phụ trong suốt cuộc bức hại và cảm thấy không có khổ nạn nào mà tôi không thể vượt qua. Tôi tưởng rằng mình đã tu luyện vững chắc và có thể dễ dàng phân biệt đúng sai mỗi khi gặp mâu thuẫn hay ma nạn.

Thế nhưng, vài năm trước, mối quan hệ của tôi với người nhà không tu luyện trở nên căng thẳng. Đại Pháp yêu cầu chúng ta hướng nội vô điều kiện bất cứ khi nào gặp phải vấn đề. Ngay cả khi tôi nghĩ mình đã không làm gì sai, tôi vẫn tiếp tục hướng nội và cố gắng hàn gắn các mối quan hệ của chúng tôi.

Khảo nghiệm lớn này thực sự thống khổ. Các bài giảng đã chỉ cho tôi nhận ra lỗi sai của mình ở đâu. Tôi biết niệm đầu: “Mình chẳng có gì sai; đó là lỗi của người khác” là một chấp trước vào việc ai đúng ai sai.

Sư phụ Lý giảng:

“Mà ‘luyện công thiên sai’, ‘lệch sang tà đạo’, chính là để nói về người hướng ngoại mà cầu. Nhất là trong Phật giáo, nếu chư vị hướng ngoại mà cầu, thì họ nói chư vị ‘đi sang ma đạo’.” (Bài giảng thứ chín, Chuyển Pháp Luân)

Khi tôi thực sự chiểu theo yêu cầu của Đại Pháp để tu luyện bản thân, các nhân tâm và chấp trước của tôi cứ liên tục nổi lên. Trước đây tôi chưa từng trải qua điều này vì tôi cho rằng mình tu luyện “khá tốt”.

Nếu tôi không phóng hạ cái tôi của mình, thì tôi không thể tu bỏ bất kỳ chấp trước nào. Cái tôi sẽ bảo vệ các chấp trước của tôi và chúng sẽ ngày càng mạnh lên.

Khi tôi thừa nhận vô điều kiện rằng các mối quan hệ căng thẳng của tôi với gia đình là lỗi của tôi và chân chính hướng nội, tôi đã nhổ tận gốc chấp trước vào tự ngã và chấp trước giữ thể diện. Tuy nhiên, tôi vẫn không sẵn sàng nghe lời chỉ trích, và thật thống khổ khi thừa nhận việc xảy ra là lỗi của mình.

Thông qua việc suy xét lỗi sai của mình một cách vô điều kiện, tôi có thể thấy rõ mình còn cách xa nguyên lý của Đại Pháp. Tôi đã hình thành rất nhiều quan niệm và chấp trước cần tu bỏ!

Khi nhìn lại, tôi thấy mình đã vượt qua rất nhiều khổ nạn, và do đó tin rằng mình đã làm được rất nhiều và tu luyện tốt. Nhưng tôi không bao giờ thực sự chân chính tu bản thân bởi vì tôi không thể thừa nhận vô điều kiện rằng tôi đã sai khi ở trong mâu thuẫn.

Tôi càng nghĩ mình tu luyện tốt bao nhiêu, thì chấp trước của tôi lại càng lớn mạnh bấy nhiêu. Thông qua trải nghiệm này, tôi cảm nhận rằng tôi hiểu được điều mà các học viên mắc bệnh ung thư giai đoạn cuối trải qua. Cũng giống như tôi, họ kiên định vững chắc trong tu luyện nhưng không bao giờ nhổ tận gốc chấp trước của mình.

Che đậy sai lầm chỉ làm cho vấn đề trở nên tồi tệ hơn

Tôi ngộ ra sự thật đơn giản này sau nhiều năm tu luyện gian khổ. Tôi nhận ra rằng tôi luôn muốn tránh phạm sai lầm, và những sai lầm của người khác làm phiền tôi. Tôi càng khó chịu với những sai lầm đó, thì mọi người xung quanh tôi lại càng mắc thêm nhiều sai lầm. Và những sai lầm đó thường là thái quá.

Tôi luôn cố gắng làm tốt mọi việc, nhưng tôi thường xuyên bị chỉ trích. Tôi cảm thấy oan uổng và tức giận. Qua việc hướng nội vô điều kiện, tôi nhận ra rằng đó là vì tôi muốn bảo vệ bản thân bằng cách tránh sai lầm. Tôi thấy sai lầm là một điều đáng xấu hổ. Do đó, tôi luôn muốn chứng minh rằng tôi không sai. Giờ đây tôi hiểu đó là một suy nghĩ ích kỷ.

Khi tôi thực sự hướng nội, tôi nhận ra phạm sai lầm không phải là đáng xấu hổ, mà việc trốn tránh hoặc che đậy chúng mới là vấn đề. Chúng ta oán hận những người phạm sai lầm bởi vì chúng ta có chấp trước.

Kính trọng Sư phụ và Đại Pháp

Tôi tưởng rằng tôi đã rất kiên định tu luyện bản thân. Nhưng càng tu luyện, tôi càng thấy tu luyện bản thân có nhiều sơ hở.

Chẳng hạn, khi tôi bị bức hại hoặc trải qua khổ nạn, tôi nhớ những lời giảng của Sư phụ. Nhưng khi tôi tiếp xúc với người thường, tôi lại nhanh chóng biểu đạt quan điểm ​​của riêng mình. Tôi luôn cho rằng mình đúng và đổ lỗi cho người khác.

Tôi nghĩ tôi khá tốt. Bây giờ tôi nhận ra rằng tôi đã dùng Đại Pháp để giúp tôi vượt qua khổ nạn. Tôi đã không thực sự tu luyện bản thân. Điều này là không kính trọng Sư phụ và Đại Pháp.

Chúng ta nên trân quý từng cơ hội tu luyện

Tôi nhận ra tôi có rất nhiều sơ hở và chấp trước, nhưng Sư phụ không bao giờ bỏ rơi tôi. Ngài liên tục cấp cho tôi cơ hội để chân chính thực tu và tống khứ các chấp trước của mình. Tôi vô cùng biết ơn Sư phụ.

Mặc dù tôi không còn cảm thấy khó chịu khi chấp trước bị đụng đến, nhưng khi ở trong mâu thuẫn tôi vẫn thấy không thoải mái. Nếu tôi có thể hướng nội vững chắc và vô điều kiện thì những khổ nạn này sẽ giúp tôi phơi bày chấp trước của mình, và nhờ đó tôi có thể đề cao. Có nhiều bài viết đã đăng về các học viên vượt qua quan sinh tử. Trải nghiệm của họ chứng minh rằng Đại Pháp có uy lực vô biên. Chúng ta có trách nhiệm tu luyện vững chắc và tống khứ các chấp trước của mình khi chúng bị phơi bày.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/12/7/396758.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/2/23/183362.html

Đăng ngày 17-05-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share