Theo một phóng viên từ Cát Lâm, Trung Quốc
Tên: Lương Chấn Hưng (梁振兴)
Giới tính: nam
Tuổi: 46
Địa chỉ: thành phố Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm
Nghề nghiệp: chưa rõ
Ngày mất: 1 tháng 5 năm 2010
Ngày bị bắt gần nhất: 2002
Nơi bị bắt gần nhất: Nhà tù thành phố Công Chủ Lĩnh, tỉnh Cát Lâm (吉林省公主岭监狱)
Thành phố: Công Chủ Lĩnh
Tỉnh: Cát Lâm
Hình thức bức hại: giam giữ, kết án bất hợp pháp, bị đánh, sốc điện, không được ngủ, bức thực, tẩy não.
[MINH HUỆ 05-05-2010] Ông Lương Chấn Hưng đã qua đời vào ngày 1 tháng 5 năm 2010 tại Bệnh viện trung ương Công Chủ Lĩnh, dưới sự giám sát của nhiều lính canh thuộc Nhà tù thành phố Công Chủ Lĩnh. Ông Lương bị giam tại Nhà tù Cát Lâm, Nhà tù Thiết Bắc, Nhà tù Thạch Lĩnh ở thành phố Tứ Bình, và cuối cùng, tại Nhà tù Công Chủ Lĩnh
Ông Lương Chấn Hưng bị giam vào tháng 3 năm 2002
Các đoạn phim giảng rõ sự thật về Pháp Luân Công bao gồm “Pháp Luân Đại Pháp trên toàn thế giới” và “Tự thiêu hay là một màn trình diễn?” được được phát sóng trong khoảng 50 phút vào lúc 8 giờ tối ngày 5 tháng 3 năm 2002, trên tám kênh của hệ thống truyền hình cáp thành phố Trường Xuân. Giang Trạch Dân, từng là người đứng đầu của ĐCSTQ, người khởi xướng cuộc bức hại, bị sốc và nổi giận, và đã ban hành một mật lệnh “giết chết không tha [những người có trách nhiệm trong vụ việc].” Không bao lâu sau, cảnh sát tại tỉnh Cát Lâm đã bắt hơn 5,000 học viên Pháp Luân Công tại thành phố Trường Xuân.
Trong đợt bắt giữ, có ít nhất bảy học viên Pháp Luân Công đã bị đánh đến chết, và 15 học viên bị kết án từ 4 năm đến 20 năm tù. Ông Lương Chấn Hưng và ông Lưu Thành Quân lần lượt bị kết án 19 năm tù, và bà Chu Nhuận Quân bị kết án 20 năm tù. Đó là những hạn tù lâu nhất nhằm vào các học viên Pháp Luân Công từ khi cuộc bức hại bắt đầu vào năm 1999.
Yêu cầu được tự do để chữa bệnh bị từ chối
Các viên chức Nhà tù Tứ Bình đã chuyển ông Lương đến Nhà tù Công Chủ Lĩnh vào tháng 12 năm 2009. Gia đình ông đã gửi 1,000 nhân dân tệ cho ông trong dịp Tết Nguyên Đán, nhưng họ đã không thấy ông Lương xác nhận rằng đã nhận được tiền. Gia đình ông đã gọi đến Phòng Tài chính của nhà tù Tứ Bình để hỏi và biết rằng ông Lương đã bị chuyển đi. Số tiền đã được trả về cho gia đình ông Lương vào ngày tiếp theo sau khi gia đình gọi điện hỏi thông tin.
Chiều ngày 12 tháng 4 năm 2010 là ngày được thăm hỏi. Gia đình ông Lương đã đến Nhà tù Công Chủ Lĩnh để làm thủ tục thăm ông Lương. Họ được thông báo rằng họ phải đưa thư giới thiệu của Phòng 610 thành phố Trường Xuân, chứng minh rằng người thân của ông Lương không phải học viên Pháp Luân Công. Nếu không có lá thư đó thì họ không được vào thăm ông. Gia đình ông Lương nói rằng họ đã không thấy ông trong hơn bốn tháng và chỉ muốn biết là ông vẫn khỏe. Nhiều lính canh ở phòng tiếp khách nói rằng nhà tù có một điều luật – không ai được phép gặp người thân mà không có sự chấp thuận của Phòng 610, hoặc chưa “chuyển hóa”. Cuối cùng gia đình ông đã đến phòng giám đốc nhà tù và giải thích lí do với các viên chức, những người cuối cùng cũng chấp thuận cho họ vào gặp ông Lương. Khi họ được vào gặp ông Lương, họ thấy người ông gầy hốc hác, đi lại khó khăn nói và nói với một giọng khàn.
Chính quyền nhà tù đã thông báo với gia đình ông Lương vào ngày 25 tháng 4 năm 2010 rằng ông Lương là một bệnh nhân nội trú ở Bệnh viện Trung Ương Công Chủ Lĩnh. Các chẩn đoán ban đầu là ông “bị sốc; tràn dịch ở lá phổi bên phải, và do đó dẫn đến bệnh lao phổi ở cả hai phổi, kèm theo bệnh hở và viêm, và thay đổi giống như viêm-kẽ ở trên cả hai lá phổi” Gia đình ông Lương đã đến bệnh viện và thấy rằng ông Lương đang thở bằng oxy và tiếp nước IV. Chân của ông bị phù, và bị chảy máu dưới da ở hai bên chân của ông, với các vết rộp thường bị rỉ máu. Một bác sĩ thường đưa thuốc đắp lên chân ông. Đã xuất hiện các vết màu đỏ ở trên ngực và lưng của ông, là do bị chảy máu dưới da. Ông đã gần như không nhìn thấy gì ở mắt bên phải. Ông đã bị đau đến nỗi mà ông phải nghiến răng.
Ông Lương ho ra máu vào ngày 30 tháng 4 năm 2010. Gia đình ông đã xin cho ông được tự do để chữa bệnh. Trưởng ban thi hành án tù, ông Lưu nói rằng ông Lương chỉ có thể được trả tự do để chữa bệnh khi một người gần nhất trong gia đình ông có đăng kí hộ khẩu cố định tại thành phố Trường Xuân. Chỉ có vợ ông Lương là đủ tiêu chuẩn này. Nhưng bà đã từ chối xin thả để chữa bệnh vì bà không thể trả các chi phí y tế cao và khoản phí chăm sóc điều dưỡng, vì ông Lương đã bị giam gần tám năm. Vợ ông Lương đã yêu cầu họ đưa ông Lương đến Bệnh viện Lao Trường Xuân, nhưng chính quyền nhà tù đã từ chối yêu cầu đó, nói rằng đó không phải là bệnh viện được họ chỉ định. Anh trai và em gái ông đã yêu cầu được bảo lãnh cho ông, nhưng chính quyền ở nhà tù đã từ chối yêu cầu đó với lí do họ không đáp ứng được điều kiện đối với người xin bảo lãnh. Các yêu cầu bảo lãnh từ nhiều người khác trong gia đình ông Lương cũng bị bác bỏ khi các viên chức đưa ra lí do rằng “họ là những người sống ở nông thôn.”
Một phần ghi chép lại việc ông Lương bị ngược đãi và hành hạ dã man
Trước khi ông bị tuyên án vào tháng 9 năm 2002, ông Lương đã bị giam tại Nhà tù quận Thiết Bắc ở Trường Xuân. Cứ hai ngày hoặc ba ngày, một lính canh lại đưa ông đi thẩm vấn. Họ bịt mắt ông lại, đưa ông ra khỏi nhà tù và đến nơi nào đó gần Tịnh Nguyệt Đàm ở Trường Xuân, nơi có một chỗ bí mật dùng để thẩm vấn và tra tấn. Họ đã tra tấn ông ở đó với nhiều cách tra tấn khác nhau cho đến khi khắp người ông đầy vết thương và sau đó đưa ông quay lại.
Trong phiên xét xử 15 học viên Pháp Luân Công tại Tòa Trung Thẩm thành phố Trường Xuân vào giữa tháng 9 năm 2002, cảnh sát đã đưa các học viên đến nhiều phòng riêng biệt tại tòa và đánh đập dã man và sốc điện họ bằng dui cui điện. Ông Lưu Thành Quân, bà Trần Diễm Mai, ông Lương Chấn Hưng và nhiều người khác sau đó được đưa về phòng giam. Về sự tàn bạo của cảnh sát tại tòa, một viên chức ở Nhà tù Cát Lâm nói, “ Mọi việc xảy ra tại tòa đều không phải chúng tôi làm. Cảnh sát ở Sở cảnh sát thành phố Trường Xuân đã thực hiện những việc đó.”
Ông Lương đã bị kết án 19 năm tù và bị giam tại Nhà tù Cát Lâm. Lính canh Chu ở Khu số 6 đã chỉ đạo các tù nhân đánh ông. Nhiều lính canh đã đưa ông vào Khu trừng phạt vào năm 2002, đã tra tấn ông hai lần trên “Giường chết” gồm một tấm gỗ dài khoảng 1,83 mét (6 foot) có nhiều tấm thép đặt cố định ở cuối mỗi đầu. Có nhiều lỗ ở trên các tấm thép và được dùng làm để còng tay và chân. Bên cạnh chức năng “kéo giãn”, chức năng chính của dụng cụ này là cố định các nạn nhân. Các nạn nhân chỉ được tháo ra khỏi dụng cụ tra tấn này khi phải đi tiểu; đi vệ sinh và ngủ mà không được tháo ra. Dụng cụ tra tấn này gây ra cơn đau khủng khiếp cho nạn nhân và trong vài trường hợp nó đã dẫn đến tàn tật vĩnh viễn.
Giữa tháng 3 năm 2003, ông Lương, ông Lôi Minh, ông Lưu Thành Quân, bà Ngô Nghi Phượng, ông Vương Kinh và nhiều người khác đã bị tra tấn để làm giả lời thú tội, tại Khu số 1 của Sở cảnh sát thành phố Trường Xuân và ở Khu triển khai của Đội cảnh sát hình sự.
Ông Lương bị đưa đến Khu thi hành án phạt vào tháng 10 năm 2003 và bị tra tấn trên “ Giường chết” vào cuối tháng 10.
Lý Minh từ Nhà tù Cát Lâm đã đánh ông Lương bằng nhiều ống nhựa vào lúc gần Tết Nguyên Đán 2003. Lý đã đánh ông Lương ngã xuống sàn, khiến đầu ông bị đập vào lò sưởi. Ông bị chảy nhiều máu và bị ngất. Lính canh cũng ép ông Lương phải ngồi trên một mảnh gỗ có chiều rộng nhỏ hơn 2,54 centimét (1 inch) và thậm chí phải ngồi trên một cạnh sắt có góc sắc nhọn hơn 12 giờ hàng ngày. Kết quả là, phần mông của ông bị mưng mủ và chảy máu.
Đội trưởng Khu số 6 Ngụy Hướng Huy đã nói với các tù nhân, những người giám sát học viên rằng “Các ông không được mềm lòng khi giao tiếp với các học viên Pháp Luân Công.” Người quản giáo tù nhân ở Khu số 6 Lý Minh, Triệu Quảng Tồn, Lưu Can, Trần Chí Cường đã ngược đãi và đánh ông Lương nhiều lần, ông Dương Quang và nhiều học viên khác. Họ đã dùng tay để bóp chặt tinh hoàn của nạn nhân, dùng các ngón tay để chọc vào khoảng trống giữa các xương sườn của nạn nhân, vụt họ bằng một ống cao su chứa đầy nước, và dùng gót chân để đá vào lưng các học viên.
Ông Lương bị đặt dưới sự giám sát chặt chẽ từ tháng 7 năm 2004 trong hơn hai tháng vì ông đã cự tuyệt “chuyển hóa”. Hình thức Tra tấn mà ông đã trải qua gồm có: ghế hổ; đầu bị chùm bằng một cái túi nhựa; đóng đinh vào các móng tay của ông; còng hai tay ở đằng sau; sốc điện bằng dùi cui điện, bị đốt bằng một cái tua vít được nung nóng đỏ bằng lò sưởi điện. Ông Lương đã một lần phải đứng ở ngoài trời lạnh cả đêm trong mùa đông, quần áo của ông bị cởi bỏ và bị dội nước lạnh lên người.
Ông Lương bị đưa đi từ Nhà tù Cát Lâm đến Nhà tù Thiết Bắc ở thành phố Trường Xuân vào đầu tháng 4 năm 2005. Do ông vẫn tiếp tục học các bài giảng Đại Pháp và tập các bài công của Pháp Luân Công, đội trưởng Vương Tiểu Quang và phụ trách chính trị Trương Lực Chu đã ra lệnh cho tù nhân đánh ông.
Ông Lương đã bị đưa đi một lần nữa, vào nửa cuối năm 2005, từ Nhà tù Thiết Bắc đến Nhà tù Thạch Lĩnh nơi ông đã bị giam ở khu cải tạo. Ông bị cấm nói chuyện với mọi người. Ông Lương đã tuyệt thực hơn ba tháng để phản đối bức hại. Thể trạng ông đã rất yếu, và sức khỏe ở trong tình trạng hiểm nghèo.
Ông Lương bắt đầu lần tuyệt thực thứ hai vào ngày 6 tháng 5 năm 2006. Các bác sĩ ở bệnh viện nhà tù đã bức thực ông trong lúc ông bị cùm và bị còng tay vào một khung giường. Ông phải tự đi vệ sinh ở trên giường. Ống bức thực được rút khỏi người ông sau khi bị bức thực gây thêm đau đớn cho ông. Vợ ông đã đến thăm ông tại Bệnh viện Tứ Bình, nơi bà đã thấy chồng mình bị còng tay và cùm chân. Ông nói với bà rằng ông bị cấm không được nói chuyện với bất cứ ai ở trong tù. Những người nhìn ông hoặc nói chuyện với ông có thể bị đánh. Chính quyền nhà tù đã có chủ ý quay băng cuộc gặp giữa ông Lương và vợ, nhưng vợ ông đã cương quyết từ chối.
Các viên chức Nhà tù Thạch Lĩnh đã gọi đến gia đình ông Lương (cho anh trai ông và nhiều người khác) vào ngày 5 tháng 6 năm 2006, nói họ đến thăm ông Lương, nhưng không cho vợ ông đến thăm ông. Họ nói rằng ông Lương đã tuyệt thực gần một tháng và người ông rất yếu. Hai lính canh đã đưa ông ra ngoài gặp gia đình; một ống dẫn vẫn đặt ở bên trong lỗ mũi của ông. Có khoảng 16 lính canh đứng xung quanh gia đình ông Lương. Lần này viên chức ở nhà tù đã dùng vũ lực để quay băng cuộc gặp, nhưng là quay ở đằng sau ông Lương. Khi gia đình ông phản đối việc quay băng, một lính canh đã đe dọa họ và nói rằng họ có thể về nếu không muốn gặp ông Lương.
Thời tiết trở nên nóng bức vào tháng 6 năm 2006. Mọi người mặc áo phông, nhưng ông Lương lại mặc quần áo mùa đông. Ông nói rằng ông bị lạnh.
Gia đình ông đã nhấc quần áo của ông lên để tìm hiểu xem ông bị sao, nhưng các viên chức nhà tù đã nhanh chóng đưa ông Lương ra khỏi đó, và cuộc gặp đã kết thúc.
Tháng 6 năm 2006, các nhân viên Phòng 610 thành phố Trường Xuân đã cố ép các học viên tại Nhà tù Thạch Lĩnh từ bỏ Pháp Luân Công. Ông Lương đã từ chối làm theo. Các lính canh đã bức thực ông một ống thông vào mũi và chỉ bỏ ống ra vào cuối ngày bức thực, để kéo dài sự đau đớn của ông.
Hai tù nhân thường đưa ông Lương lên tầng hai để cố tẩy não ông. Ông Lương đã từ chối nghe và xem. Đội trưởng khu cải tạo Doãn Thủ Đông, lính canh Dương Thiết Quân, viên chức Võ Thiết và nhiều người khác đã cùng một lúc sốc điện ông bằng bốn cái dùi cui điện. Ông đã không thể chịu nổi tra tấn như vậy và đã nhảy từ cầu thang xuống hai lần, và một lần ông đã đập đầu vào cạnh sắc của lò sưởi, khiến ông bị vỡ đầu, để lại một vết sẹo dài gần 5 centimét (2 inh)
Các viên chức nhà tù Thạch Lĩnh đã ngược đãi dã man các học viên vào ngày 2 tháng 3 năm 2007. Họ giam các học viên trong phòng biệt giam, treo họ lên, làm nhục và chửi rủa họ và trói họ vào giường chết. Ông Lương đã bị ép phải ngồi trên một tấm ván nhỏ trong lúc bị cùm. Lính canh đã khuyến khích tù nhân dùng lời lăng mạ và ngược đãi ông. Những người gây ra vụ lạm dụng nghiêm trọng này là Nhan Đắc Toàn, Chu Vĩnh hoa, và Vương Ân Quốc.
Ông Lương bị chuyển từ Nhà tù Thạch Lĩnh vào tháng 12 năm 2009 ở thành phố Tứ Bình đến Nhà tù Công Chủ Lĩnh ở tỉnh Cát Lâm. Ông đã ở trong tình trạng nguy kịch vì bị tra tấn và ngược đãi. Ông Lương qua đời vào lúc 10 giờ sáng ngày 1 tháng 5 năm 2010 tại Bệnh viện Trung Ương Công Chủ Lĩnh.
Địa chỉ Nhà tù Công Chủ Lĩnh tại tỉnh Cát Lâm: Hòm thư 1002, thành phố Công Chủ Lĩnh, tỉnh Cát Lâm, mã vùng: 136100
Tổng đài điện thoại của nhà tù: 86-434-6287281, 86-434-6289063
An Bình, giám đốc Nhà tù Công Chủ Lĩnh: 86-434-6287281 máy lẻ 2001
Tô Bảo Thần, phó giám đốc: 86-434-6287281 máy lẻ 2002
Phó Quốc Đống, phó giám đốc: 86-434-6287281 máy lẻ 2003
Trần Trung Bân, phó giám đốc: 86-434-6287281 máy lẻ 2004
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/5/5/222899.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/5/10/116803.html
Đăng ngày 29-05-2010: Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản