Theo một phóng viên tại tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc
Tên: Lương Chấn Hưng
Giới tính: Nam
Tuổi: 46
Địa chỉ: thành phố Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm
Nghề nghiệp: Không rõ
Ngày chết: 1 tháng 5 năm 2010
Ngày bị bắt gần nhất: 2002
Nơi bị giam gần nhất: Nhà tù thành phố Chủ Lĩnh, tỉnh Cát Lâm
Thành phố: Chủ Lĩnh
Tỉnh: Cát Lâm
Hình thức bức hại: Giam cầm, kết án bất hợp pháp, đánh đập, sốc điện, cấm ngủ, bức thực, tẩy não

[MINH HUỆ 4-5-2010] Ông Lương Chấn Hưng là một trong số những người đã tham gia vào một nỗ lực thành công trong việc phát băng thâu hình giảng rõ sự thật về cuộc bức hại Pháp Luân Công trên cáp truyền hình tại thành phố Trường Xuân. Việc phát sóng, được tiến hành vào tháng 3 năm 2002, là theo cách phát xen vào chương trình truyền hình được quản lý bởi chính quyền và chặn sóng của chương trình bình thường. Ông Lương đã chết ngày 1 tháng 5 năm 2010 tại bệnh viện Trung ương Chủ Lĩnh dưới sự theo dõi của các lính canh Nhà tù thành phố Chủ Lĩnh. Trước khi ông chết, ông đã bị giam tại Nhà tù Cát Lâm, Nhà tù Thiết Bắc, Nhà tù Thạch Lĩnh của thành phố Tứ Bình, và cuối cùng là Nhà tù Chủ Lĩnh

Bối cảnh

Trong bối cảnh ĐCSTQ tuyên truyền rầm rộ giả dối lăng mạ Pháp Luân Công trong mắt người dân, nhiều học viên Pháp Luân Công tại Trường Xuân quyết định xen vào hệ thống Truyền Hình của nhà nước để phát đi nhiều tài liệu giảng rõ sự thật về Pháp Luân Công.
Vào khoảng 8 giờ tối ngày 5 tháng 3 năm 2002, băng thâu hình Pháp Luân Công giảng thanh chân tượng bao gồm có “Pháp Luân Đại Pháp trên toàn thế giới,” và “Tự thiêu hay là một màn trình diễn?” được phát sóng trong khoảng 50 phút trên tám kênh của hệ thống truyền hình cáp thành phố Trường Xuân. Công ty hệ thống truyền hình cáp thành phố Trường Xuân có 300,000 lượt đăng ký và hơn một triệu khán giả. Vụ việc đã tạo thành một sự chấn động trong dân chúng, và nhiều người biết được sự thật về việc bức hại Pháp Luân Công.

Giang Trạch Dân, viên chức đứng đầu của ĐCSTQ người khởi xướng cuộc bức hại, bị sốc và nổi giận, và đã ban hành một mật lệnh “giết chết không tha [những người có trách nhiệm trong vụ việc].” Không bao lâu sau, các cảnh sát viên tại tỉnh Cát Lâm bắt hơn 5,000 học viên Pháp Luân Công tại thành phố Trường Xuân. Trong đợt bắt giữ, tối thiểu bảy học viên Pháp Luân Công đã bị đánh đến chết, và mười lăm học viên bị kết án từ bốn năm đến hai mươi năm tù. Đây là những hạn tù lâu nhất nhằm vào các học viên Pháp Luân Công từ khi sự bức hại bắt đầu năm 1999.

Tra tấn tàn bạo

Trước khi bị kết án vào tháng 9 năm 2002, ông Lương đã bị giam tại Nhà tù Quận Thiết Bắc tại thành phố Trường Xuân. Mỗi hai ba ngày, một lính canh mang ông ra ngoài để thẩm vấn. Chúng bịt mắt ông lại, tra tấn ông cho đến khi cơ thể ông đầy vết thương, sau đó mang ông trở lại phòng giam.

2002-4-1-liangzhenxing--ss.jpg
Tháng 3 năm 2002, ông Lương Chấn Hưng nơi nhà giam

Sau khi bị kết án, ông Lương ban đầu bị nhốt tại Nhà tù Cát Lâm. Các lính canh nhốt ông vào một cái gọi là “Trung tâm chính thống” để tra tấn ông trên một cái “giường chết” là một cái máy gồm có một tấm bảng gỗ dài 6 feet có những tấm sắt ở mỗi đầu. Các lỗ trên tấm sắt là dùng để cột các còng tay và chân. Ông chỉ được thả ra từ cái máy tra tấn này khi đại tiện, còn tiểu tiện thì không được thả.
Năm 2004, ông Lương bị chuyển từ Nhà tù Cát Lâm đến Nhà tù Thiết Bắc, nơi đây ông bị tra tấn trong một phòng giam nhỏ cô lập (1). Ông Lương vẫn tiếp tục học Pháp và tập công, trong khi các tù nhân được chỉ định trông chừng ông đánh ông tàn nhẫn.

Vào tháng 8 năm 2005, ông Lương bị chuyển đến Nhà tù Thạch Lĩnh tại thành phố Tứ Bình, bị nhốt ngay vào phòng giam nhỏ khi vừa đến. Sau đó, ông bị nhốt trong một “khu giáo huấn” (một tên khác của “trung tâm tẩy não”). Các lính canh không cho phép một ai nói chuyện với ông, hoặc thậm chí nhìn ông, nếu không sẽ bị đánh đập tàn bạo sau đó. Ông bị còng chân vào giường trong nhiều ngày với bốn tù nhân được chỉ định trông chừng ông 24/24. Các tù nhân này tra tấn ông tùy thích, gồm sốc điện, vả mặt, đấm, đá, cấm ngủ, và đứng đối diện vào tường trong thời gian lâu. Họ buộc ông tắm nước lạnh vào mùa đông khi nhiệt độ là âm 20 độ F.

Vào tháng 7 năm 2006, Phòng 610 thành phố Trường Xuân gia tăng nỗ lực để buộc các học viên Pháp Luân Công bị giam phải từ bỏ Pháp Luân Công. Ông Lương tuyệt thực để phản đối, và bị bức thực mỗi ngày. Cái ống bức thực không được lấy ra giữa hai lần bức thực. Thường hai tù nhân khiêng ông Lương lên tầng hai để tẩy não. Ông Lương từ chối nghe hoặc nhìn. Lính canh Doãn Thủ Đông, Dương Thiết Quân, viên chức Võ Thiết, và những người khác sốc điện ông với bốn dùi cui điện cùng một lúc. Ông Lương không thể chịu sự tra tấn hơn nữa, và hai lần ông nhảy ra khỏi cầu thang. Một trong các lần đó ông va đầu vào thành một máy sưởi, khiến sọ bị nứt, để lại một vết thẹo dài hai inch.

Bảy học viên bị chết trong một đợt bắt giữ trên diện rộng

Chiều tối ngày 11 tháng 3 năm 2002, các viên chức từ Sở cảnh sát quận Khoan Thành bắt ông Lưu Hải Ba tại nhà ông, tra tấn và thẩm vấn ông cho đến 1 giờ sáng. Cảnh sát phát hiện rằng mạch ông không còn đập. Cho dù họ vội đưa ông tới bệnh viện, ông bị chết trên đường đi.(xem https://en.minghui.org/html/articles/2003/4/11/34380.html).

Ngày 6 tháng 3 năm 2002, các viên chức từ Sở cảnh sát quận Cẩm Trình đánh một học viên nam (vào khoảng 30 tuổi), làm vỡ các nội tạng bên trong, khiến anh bị thương trầm trọng (xem https://en.minghui.org/html/articles/2004/1/12/44009.html).
Ngày 18 tháng 3 năm 2002, ông Lưu Nghĩa (34 tuổi) bị đánh đến chết tại văn phòng Sở cảnh sát quận Lục Viên (xem https://en.minghui.org/html/articles/2002/3/21/20083.html).

Ngày 20 tháng 3 năm 2002, các viên chức từ Đồn cảnh sát công lộ Trường Cửu bắt bà Lý Thục Cần (54). Bà bị tra tấn đến chết tại Nhà tù thứ Ba thành phố Trường Xuân (xem https://en.minghui.org/html/articles/2004/1/12/44009.html).

Học viên 34 tuổi cô Trầm Kiếm Lợi, một giáo viên của Đại học Cát Lâm ngành Toán học Áp dụng bị bắt ngày 6 tháng 3 năm 2002. Cô bị tra tấn đến chết vào cuối tháng Tư 2002 (xem https://en.minghui.org/html/articles/2006/6/27/74853.html).

Vào tháng 3 năm 2002, cảnh sát địa phương bắt học viên Pháp Luân Công bà Lý Dung từ thành phố Trường Xuân. Cảnh sát cho rằng bà đã tham gia vào việc phát băng thâu hình. Bà bị tra tấn đến chết vào cuối tháng 3 năm hoặc đầu tháng Tư (xem https://en.minghui.org/html/articles/2004/1/12/44009.html).

Học viên Đại Pháp Hầu Minh Khải 35 tuổi và anh sống tại thành phố Trường Xuân. Anh tham gia vào việc phát hành băng thâu hình làm sáng tỏ sự thật tại thành phố Trường Xuân vào tháng 3 năm 2002. Phòng 610 đăng một thông báo thưởng 50,000 nhân dân tệ và thăng hai cấp cho ai bắt được anh. Anh Hầu Minh Khải bị bắt ngày 21 tháng 8 năm 2002 và bị tra tấn đến chết trong vòng hai ngày. Cơ thể của anh bị bí mật hỏa thiêu ngày 23 tháng 8 năm 2002 (xem https://en.minghui.org/html/articles/2006/6/27/74853.html).
Ông Lưu Thành Quân chết sau 21 tháng bị cầm tù

Vào lúc 4:00 giờ sáng ngày 26 tháng 12 năm 2003, Lưu Thành Quân, một trong các học viên tổ chức việc phát sóng truyền hình đã qua đời tại Bệnh viện Hữu nghị Trung Quốc-Nhật Bản liên kết với Đại học Cát Lâm tại thành phố Trường Xuân.

2002-4-1-liuchengjun--ss.jpg

Hình đăng trên Chinanews.com ngày 1 tháng 4 năm 2002
Có rất nhiều vết máu trong phòng, và ông Lưu Thành Quân rõ ràng không thể ngồi thẳng vào thời điểm đó
Ngày 24 tháng 3 năm 2002, ông Lưu Thành Quân bị bắt. Cảnh sát cố tình bắn hai phát súng vào đùi của Lưu Thành Quân trong khi ông đã bị còng tay và còng chân, gây nên những vết thương nghiêm trọng. Vào đầu tháng 5 năm 2002, Lưu Thành Quân bị chuyển đến Nhà tù Thiết Bắc, nơi đây ông bị tra tấn dã man trên ‘ghế cọp’ trong 52 ngày. Ông bị khiên đến phòng xử trong lúc xử án bất hợp pháp. Vào giữa tháng 9 năm 2002, Lưu Thành Quân bị kết án bất hợp pháp 19 năm tù và bị gửi đi Nhà tù Cát Lâm.

Vào cuối tháng 10 năm 2003, Lưu Thành Quân đã trở nên bại liệt vì bị tra tấn và nói chuyện rất khó khăn. Ông bị gửi đi Bệnh viện Trung ương thành phố Cát Lâm để cấp cứu. Bệnh viện đã ra Thông báo tình trạng nguy kịch, nhưng những kẻ bức hại Phòng 610 vẫn chuyển ông đến Bệnh viện cảnh sát thành phố Cát Lâm. Các bác sĩ tại bệnh viện cảnh sát chẩn đoán ông Lưu Thành Quân bị bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu và cũng ra Thông báo tình trạng nguy kịch. Ngày 4 tháng 11 năm 2003, các viên chức Nhà tù Cát Lâm miễn cưỡng thả ông Lưu Thành Quân ra để trị bệnh có bảo lãnh, nhưng cần phải có một con dấu chấp thuận từ Sở cảnh sát Debiao của huyện Nongan nơi quê hương của Lưu Thành Quân vì các viên chức Sở cảnh sát Đức Bưu đã phát hành giấy phép cư trú của ông Lưu Thành Quân. Các viên chức từ Sở cảnh sát Đức Bưu sợ phải chịu trách nhiệm. Các viên chức báo cáo lại với Sở cảnh sát huyện Nông An. Phòng 610 huyện Nông An từ chối đóng con dấu lên các giấy tờ, và như vậy giấy tờ bảo lãnh thả người để đi trị bệnh của Nhà tù Cát Lâm trở thành vô giá trị.

Ông Lưu Thành Quân mất vào lúc 4 giờ sáng ngày thứ Sáu, 26 tháng 12 năm 2003 tại Bệnh viện Hữu Nghị Trung Quốc-Nhật bản liên kết với Đại học Cát Lâm tại thành phố Trường Xuân sau 21 tháng bị tra tấn tàn bạo. Cùng ngày hôm đó, các viên chức Nhà tù Cát Lâm họp cùng nhau với một nhóm đông lính canh để hỏa thiêu ông vào lúc 11 giờ sáng, mặc dù có sự phản đối mạnh mẽ từ gia đình của Lưu Thành Quân. Các nhân chứng nhìn thấy máu nhỏ giọt từ mũi, lỗ tai, đùi và các bộ phận khác của thi thể ông.

Ông Lôi Minh chết vì kết quả của sự tra tấn

Học viên Đại Pháp Lôi Minh, 30 tuổi, sống tại thành phố Bạch San, tỉnh Cát Lâm. Cảnh sát và các viên chức khác đầu tiên bắt anh Lôi vì phát sóng truyền hình băng thâu hình giảng thanh chân tượng ngày 15 tháng 3 năm 2002. Họ mang anh đến Sở Cảnh sát đường Thanh Minh tại thành phố Trường Xuân. Anh sau đó bị gửi đi Sở Cảnh sát thành phố Trường Xuân, nơi đây cảnh sát sốc điện anh tàn bạo bằng dùi cui điện. Họ cuối cùng chuyển anh đến Đội số 1 Sở Cảnh sát thành phố Trường Xuân. Cảnh sát đặt anh Lôi trên một cái ‘giường cọp’, cột hai chân anh và siết chặt sợi dây, sau đó nhét một cây sắt qua các lỗ chỗ để gác tay , và cột cây sắt nơi đó. Họ còng tay anh ra sau lưng ra sau lưng ghế với hai cùi chỏ chạm vào sau lưng ghế. Sau đó họ luồn một dây da qua cái còng tay và qua cột dưới của chân ghế và phía trên. Hai viên chức sau đó vặn mạnh cái dây lưng xuống phía dưới trong khi một viên chức khác đá mạnh vào cái còng để gia tăng cơn đau.

Thêm nhiều viên chức bao vây anh Lôi và tát vào mặt anh. Hai viên chức, mỗi người cầm một dùi cui điện, cởi áo quần anh ra. Họ sau đó sốc điện nợi cổ, miệng, đùi, ngực, các bộ phận sinh dục và hậu môn, khiến cho Lôi Minh kêu lớn vì đau đớn. Cảnh sát không ngừng cho đến khi dùi cui điện hết điện.

2006-9-1-leiming17--ss.jpg
Anh Lôi Minh
2006-9-1-leiming14--ss.jpg
Anh Lôi Minh mất ngày 6 tháng 8 năm 2006, cơ thể anh cân nặng từ 140 pounds chỉ còn 80 pounds

Trong khi họ sạc điện vào các dùi cui điện, hai viên chức khác bao đầu Lôi Minh bằng một bao nhựa. Họ cột thắt cái bao quanh cổ anh để cho không khí không thể vào. Anh Lôi gần nghẹt thở. Họ bèn tháo cái bao ra một chút và lại thắt chặt nó lại sau khi anh vừa mới lấy được một ít hơi thở. Họ lăp đi lặp lại điều này cho đến khi các dùi cui điện được sạc đầy điện. Hai viên chức khác nhập cuộc và bắt đầu sốc điện anh Lôi. Họ cũng lấy một cái tua vít, hơ nóng nó trên lò, và đốt cổ anh với nó cho đến khi các mảnh thịt và da bị nướng cháy lột ra.
Lôi Minh cắn răng để chịu đựng cái đau. Cảnh sát châm điện nơi các vết thương thịt mới cháy nơi cổ anh với các dùi cui điện và sau đó đổ nước xuống cổ anh. Cơn đau kinh khủng không thể tưởng tưọng. Cảnh sát bao đầu anh với một thùng sắt to và đánh vào thùng sắt hết sức lực với một cây sắt to lớn, tạo nên những tiếng động điếc tai. Cảnh sát cũng nhét một cái cây vào hậu môn của anh trước khi châm điện giựt hậu môn anh với một dùi cui điện khiến càng đau đớn hơn.

Trong vòng bốn năm giờ đồng hồ, các xương nơi hai cánh tay và cổ tay của anh Lôi đều bị kéo ra khỏi khớp. Áo quần anh đẫm mồ hôi. Một viên chức cầm hai bàn tay anh Lôi, mà đã bị còng ra sau lưng, và dơ chúng lên hết mức, khiến ngực của anh Lôi bị đè xuống hai đùi và khiến cho cây sắt dập vào bao tử anh. Họ giữ anh trong cái thế khó chịu đựng này trong khoảng năm phút. Cánh tay phải của anh bị lọt ra khỏi cái vai, và phần dưới cánh tay phải trở thành đen và tàn tật, lủng lẳng trong không khí. Cả hai cánh tay anh đều bị sưng, và các ngón tay anh sưng lên hai ba lần cỡ thường.

Cảnh sát thay phiên nhau tra tấn anh Lôi trong bốn ngày liên tục. Họ cuối cùng mang anh đến Trung tâm giam giữ Thiết Bắc, nơi đây khi anh vừa đến, anh bị yêu cầu cởi hết áo quần để khám thân thể. Các lính canh nơi nhà tù nhìn thấy anh đã bị thương nặng nề và từ chối nhận anh. Tuy nhiên, các viên chức từ sở cảnh sát thành phố nói chuyện với họ để họ nhận anh.

Sau khi Lôi Minh đã vào phòng giam, đầu tiên anh được bảo đi tắm và hớt tóc. Khi anh cởi áo quần ra và các vết thương được phơi bày, tất cả các tù nhân đều bị sốc. Anh có những vết thương đen do điện giật và vết cháy nơi cổ và phần còn lại của cơ thể, cùng với các vết theo trên hai cổ tay, cánh tay và mắt cá chân anh. Các vết thương thật ghê gớm. Trưởng tù nhân nói, “Trước khi tôi nhìn thấy như vậy, tôi không tin là Pháp Luân Công bị bức hại tàn bạo! Bây giờ tôi hoàn toàn tin điều đó, và tôi cũng tin là ĐCSTQ sẽ sụp đổ, vì một chế độ bạo tàn như vậy không thể kéo dài.”

Anh Lôi Minh bị kết án 17 năm tù vào ngày 18 tháng 9 năm 2002, và bị gửi đến Nhà tù Cát Lâm vào tháng 10 năm 2002. Trong khi nơi đây anh đã bị tra tấn với đánh đập tàn nhẫn, các ngón tay bị ấn vào tròng mắt, dương vật bị bóp anh, họ cột anh vào cái ghế căng (2) trong bảy ngày, buộc ngồi thẳng trên một chiếc giường từ 4:50 sáng đến 7:30 chiều, và còn hơn nữa. Anh được bảo lãnh để ra ngoài trị bệnh vào tháng 11 năm 2004 sau khi đã bị hoàn toàn tàn tật; các bắp thịt bị teo và không thể tự săn sóc. Mạng sống anh bị nguy hiểm.
Bị tàn tật và không thể tự săn sóc mình, anh Lôi vẫn bị theo dõi, quấy nhiễu và bức hại. Quản lý nhà tù, cảnh sát địa phương, và văn phòng khu phố ĐCSTQ tất cả đều ép anh viết tờ bảo đảm theo định kỳ, khiến Lôi Minh và cha mẹ anh phải sống dưới áp lực to lớn. Để tránh bị bắt lần nữa, anh Lôi Minh phải rời nhà, cho dù đã bị tàn tật. Anh chết ngày 6 tháng 8 năm 2006 (xem https://en.minghui.org/html/articles/2006/9/9/77818.html).

(1) Tù nhân bị nhốt trong một phòng giam rất nhỏ biệt lập. Các lính canh còng tay các học viên ra sau lưng trong một thế nhất định, mà khiến các học viên không thể cử động hoặc nằm xuống. Phòng giam nhỏ rất ẩm thấp và không có ánh sáng mặt trời. Các tù nhân phải đi vệ sinh trong phòng giam. Chỉ phân nửa bữa ăn thường lệ được đưa đến cho những tù nhân bị nhốt trong một phòng giam nhỏ vào ban ngày. Trong lúc ban đêm chuột chạy quanh. Mùi hôi trong phòng giam nhỏ nặng nề đến độ khó thở.

(2) Chiếc giường căng người là một cái máy tra tấn tàn bạo nhất tại Nhà tù Cát Lâm. Các lính canh cột tất cả bốn tay chân của các học viên mà cự tuyệt từ bỏ đức tin của họ vào chiếc giường đặc biệt này. Chiếc giường có bốn cái vòng. Họ cột mỗi tay và chân của một học viên vào mỗi cái vòng, và buộc chặt. Bấy giờ cả thân người của học viên bị căng lên cao khỏi mặt giường bằng tứ chi. Sau đó họ gia tăng lực kéo lên các vòng. Người bị căng bị bất tỉnh trong vòng vài phút. Sau 10 phút gân, cốt, thịt da đều bị rách rời ra.

An Bình, Giám đốc của Nhà tù thành phố Chủ Lĩnh: 86-434-6282001, 86-434-6289753
Tô Bảo Thần, Phó giám đốc của Nhà tù thành phố Chủ Lĩnh: 86-434-6282002
Phó Quốc Đống, Phó giám đốc của Nhà tù thành phố Chủ Lĩnh: 86-434-6282003
Trần Trung Bân, Phó giám đốc của Nhà tù thành phố Chủ Lĩnh: 86-434-6282004
________________________________________
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/5/4/222833.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/5/7/116741.html
Đăng ngày: 26-05–2010; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai cho sát hơn với nguyên bản.

Share