Bài viết của Trúc Diệp

[MINH HUỆ 12-04-2010] Tôi bắt đầu tập Pháp Luân Công vào năm 1995 và đi theo con đường chính đạo với niềm tin mạnh mẽ vào Sư Phụ. Tôi đã an toàn trở về sau khi đi Bắc Kinh Thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công. Tôi vô cùng biết ơn lòng từ bi vĩ đại và sự cứu độ của Sư Phụ, tôi mong muốn chia sẻ kinh nghiệm tu luyện của mình.

thỉnh nguyện ở Bắc Kinh và an toàn trở về

Tôi đến Bắc Kinh một mình không lâu sau khi cuộc bức hại bắt đầu vào năm 1999 để thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công. Tôi định đến Phòng thỉnh nguyện vào sáng thứ Bảy. Rất nhiều cảnh sát chìm trên phố và ở cổng văn phòng. Tôi đi thẳng không do dự đến cổng. Một cảnh sát chìm dáng vẻ cao lớn đi theo tôi. Anh ta hỏi, “Chị là ai? Chị làm gì ở đây?” Tôi hỏi anh ta, “Anh là ai? Tôi không biết anh. Anh không có quyền hỏi tôi câu hỏi này.” Anh ta bỏ đi và cảm thấy khá mất mặt. Nhiều học viên nói với tôi sau đó rằng đa phần họ đều bị chặn ngay ở cổng và không có cơ hội vào bên trong.

Tôi cuối cùng cũng đến cổng Phòng thỉnh nguyện vào thứ Hai. Một người đàn ông lớn tuổi đến sau tôi và hỏi, “Có phải chị tập Pháp Luân Công?” Tôi thấy ông có vẻ rất tử tế, và nói với ông rằng tôi là một học viên Pháp Luân Công. Ống nói, “À, chị nên dừng tập môn này nếu chính phủ cấm. Chính phủ đã quyết định cấm Pháp Luân Công. Chị có biết không?” Tôi nói “Có.” “Nếu như vậy, sao chị còn đến đây thỉnh nguyện?” Tôi kể với ông về những trải nghiệm cá nhân từ khi tập Pháp Luân Công và nói rõ lí do mình đã đến đây. Ông ấy có vẻ bị sốc, nhưng rất tôn trọng hành động của tôi.

Ông ấy tự giới thiệu về mình, “Tôi là nhân viên Phòng thỉnh nguyện và tôi đi lại cả ngày ở đây. Tôi thấy cảnh sát chìm đã bắt và đánh rất nhiều học viên. Một số họ bị lột quần áo giữa trời mùa đông, và bị đứng dựa tường trong thời gian dài, cho đến khi xe bus đến đưa họ đi. Tôi không kiềm chế nổi mình khi chứng kiến sự bức hại như vậy.” Ông tiếp, “Cảnh sát chìm đang nhắm vào chị bây giờ đấy và chị không nên đi ra đó. Nếu chị chỉ muốn chia sẻ kinh nghiệm cá nhân của mình với viên chức chính phủ, tôi có thể dẫn chị tới Phòng thỉnh nguyện của Tỉnh, nơi nhận những đơn khiếu nại ở tỉnh của mình. Họ là những người tử tế. Tôi có thể nói họ đến và nói chuyện với chị.

Sau đó tôi ra ngoài đợi, ở một khoảng cách xa với Phòng. Có hai người ra, họ trông như các viên chức và có vẻ tử tế. Tôi nói với họ bốn điểm đã chuẩn bị, như là Pháp Luân Công tốt, Sư Phụ vô tội, và những điều khác. Họ lắng nghe và khuyên tôi trở về nhà vì mai tôi phải lên lớp. Họ cũng nhắc tôi không nên ở gần bất cứ một đồn cảnh sát Bắc Kinh nào vì cảnh sát đang tập trung bắt những người từ ngoài thành phố đến. Tôi đã trở về nhà an toàn.

Sau đó tôi cũng nghĩ về lý do vì sao mình trở về nhà an toàn. Đó là bởi vì tôi hoàn toàn không sợ hãi mà chỉ tập trung vào việc giảng sự thật về Pháp Luân Công. Nếu học viên chúng ta không có những suy nghĩ về việc có thể bị bắt giữ ở Phòng thỉnh nguyện thì kết quả có thể đã khác.

Bị bắt ở Bắc Kinh, nhưng tránh bị lao động cưỡng bức

Tôi bị bắt ở Quảng trường Thiên An Môn vào năm 2000 khi đang định mở một băng rôn có thông tin về Đại Pháp. Cảnh sát đã thông báo cho gia đình tôi, nên chồng và con gái chín tuổi của tôi đã đến Bắc Kinh. Sau đó, được chồng và con gái hộ tống, tôi bị đưa đến phòng cảnh sát địa phương cùng với một số các học viên khác ở khu vực. Không trao đổi với các học viên bị giam khác, tôi đã nghĩ mình có thể sẽ bị gửi đến trại lao động cưỡng bức. Tôi buồn bã và nghĩ đến chuyện chạy trốn. Gần trưa, một lính gác đến bên tôi đòi tiền mua cơm trưa. Tôi chợt nhớ đến lời Sư Phụ giảng trong một số lần khi Người giảng Pháp. Được là học viên là may mắn của chúng ta và tôi không thể kết thúc bằng việc vào trại lao động được. Tôi đã cố trốn trên đường chuyển trại, nhưng lại nghĩ mình sẽ trở thành vô gia cư nếu như làm vậy. Tôi muốn về nhà đường hoàng và không thế kết thúc trong trại lao động. Tôi không làm gì sai trái vì những gì mình đã làm chính là để giảng sự thật.

Đến bữa trưa, một lính canh đến bên tôi và nói “Chồng chị là người quyền lực. Anh ấy đang làm giấy tờ để thả chị ra, chị có thể về nhà vào khoảng ba giờ chiều nay.

Đúng là chúng tôi đã về nhà khoảng ba giờ chiều hôm ấy. Chồng tôi kể lại chi tiết quá trình sau khi chúng tôi về đến nhà. Sáng hôm đó, anh đã hỏi một người xin giúp đỡ, nhưng bị từ chối, đó chính là lúc tôi nghĩ mình có thể bị đưa đi trại cải tạo. Chồng tôi lo lắng và trưa đã gọi cho vợ người đó xin giúp đỡ, đó chính là lúc tôi nhớ lại bài giảng của Sư Phụ về việc được là học viên Đại Pháp là một may mắn. Với sự khuyến khích của chị vợ, người kia đã thay đổi thái độ và quyết định giúp đỡ. Anh ấy liên lạc với cấp trên của mình khi ấy đang nghỉ phép cùng gia đình ở quê nhân dịp Tết, và anh ấy đã thực hiện mọi việc qua điện thoại. Tôi nhận thấy Sư Phụ luôn có đó để bảo vệ chúng ta và nâng đỡ chúng ta khi ta có chính niệm. Nếu chúng ta không có chính niệm, Sư Phụ sẽ lo lắng nhưng không thể giúp được. Điều cơ bản quan trọng là phải có chính niệm.

Hai chuyện xảy ra này đã làm cho niềm tin của tôi nơi Sư Phụ và Đại Pháp trở nên vững chắc hơn. Dù tôi có làm gì, tôi cũng phải có chính niệm là điều đầu tiên. Tôi sẽ hành xử như một học viên chân chính và suy nghĩ mọi vấn đề dựa trên Pháp chứ không phải bằng những quan niệm con người. Tôi sẽ không để Sư Phụ thất vọng và sẽ bước đi trên con đường đúng đắn.

Tóm lại, chừng nào chúng ta tin tưởng Sư Phụ và Đại Pháp và hướng nội tìm, chúng ta sẽ bước trên con đường đúng đắn. Tôi sẽ không để Sư Phụ thất vọng, sẽ đề cao tâm tính, vứt bỏ chấp trước và bước đi tốt đoạn đường cuối cùng của mình.

_______________________________________
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/4/12/221409.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/4/23/116281.html
Đăng ngày 04-05-2010; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share