Bài viết của Quy Chân, một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại tỉnh Hắc Long Giang

[MINH HUỆ 02-02-2020] Tôi là một giáo viên dạy toán tại một trường cấp hai ở một địa cấp thị thuộc tỉnh Hắc Long Giang. Tháng 10 năm 2004, tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp.

Từ nhỏ cơ thể tôi đã yếu nhược, mang trên thân rất nhiều loại bệnh như: viêm khí quản, phát sốt khi cảm lạnh, thường xuyên ho khan, tay chân lạnh, tôi không dám ăn những đồ ăn lạnh. Vì hay mắc bệnh nên tôi thường không thể đến trường. Sau khi kết hôn, cơ thể tôi lại mắc thêm một số bệnh như: viêm niệu đạo, viêm ruột thừa, viêm thận bể thận, bệnh tim, thoái hoá đốt sống cổ, suy nhược thần kinh, mất ngủ, thấp khớp, v.v. Cứ đến kỳ nghỉ đông và nghỉ hè là cơ thể tôi lại phát sinh rất nhiều vấn đề khiến tôi không thể đi đâu xa. Thật sự là khổ tận cam lai!

1. Một sự cố ngoài ý muốn đã thôi thúc tôi bước vào tu luyện

Vào tháng 10 năm 2004, tôi chính thức làm giáo viên chủ nhiệm lớp 9; dù sức khoẻ không tốt nhưng tôi không muốn trì hoãn công việc. Hơn nữa, tôi vừa mới tiếp nhận gần 80 – 90 học sinh, sang năm mới là phải thi tốt nghiệp trung học. Nhưng thành tích học tập của lớp lại vô cùng kém, tôi đã phát hoả khi nhìn thấy bảng điểm của các em học sinh. Sau một đợt kiểm tra, một giáo viên đồng niên nói rằng: điểm số môn toán của toàn bộ học sinh lớp tôi chủ nhiệm kém vô cùng. Điều này khiến tôi rất buồn, cả đêm không thể ngủ được; kể cả uống thuốc ngủ cũng không có hiệu quả gì. Tôi nghĩ đến việc đi bơi để giải toả căng thẳng, và nghĩ sau khi vận động thì tôi có thể ngủ được nhưng cách này lại vẫn không có hiệu quả.

Trong một lần đi bơi, tôi bất cẩn đã làm dây một lượng lớn nước tẩy rửa đa năng lên kính bơi; còn là dung dịch đậm đặc. Sau một hồi lau chùi, tôi keo kính bơi vào và bơi trong khoảng hơn 40 phút thì cảm thấy mắt càng ngày càng đau hơn và không ngừng chảy nước mắt. Sau đó, tôi không mở mắt ra được nữa, đồng nghiệp đi cùng tôi nhanh chóng đưa tôi đến bệnh viện. Tôi châm cứu vùng mắt trong 4 ngày, châm cứu vào hết các huyệt. Đồng nghiệp nói rằng sau này mắt tôi sẽ lưu lại di chứng và nói cô ấy cần phải đi công tác.

Ngay sau khi nghe thấy tiến triển bệnh tình của tôi không tốt, tôi nhanh chóng đến bệnh viện Y học cổ truyền Cáp Nhĩ Tân để kiểm tra. Chuyên gia chẩn đoán đây là triệu chứng của viêm giác mạc. Vì giác mạc không có mạch máu, cũng như không có dây thần kinh nên dùng thuốc cũng không có tác dụng. Chồng tôi nghĩ nếu vậy thì không hay rồi, tôi không thể mù được! Tôi cứ nghĩ rằng sau khi khám xong bác sĩ sẽ kê cho tôi một chút thuốc để tôi có thể tiếp tục đến trường giảng dạy. Nhưng bác sĩ nói, việc tôi có thể đi dạy hay không là việc rất khó nói; tôi vẫn nên ở lại bệnh viện để điều trị!

Tôi cảm thấy vô cùng thống khổ, tôi vừa mới bước sang tuổi 40; con gái tôi mới vào cấp 1. Tôi không thể tưởng tượng ra được bản thân sẽ phải đối mặt với biến cố này như thế nào. Trước kia, có một đồng nghiệp đã tặng tôi một cuốn tài liệu giảng chân tướng về Pháp Luân Công, và tôi đã đọc; tặng tôi bùa hộ mệnh tôi cũng đã nhận và còn đeo trên người. Đồng nghiệp đó đưa tôi cuốn “Chuyển Pháp Luân” và khuyến khích tôi đọc, tôi cũng đã đọc được một lượt. Nhưng vì tôi đã bị đầu độc bởi thuyết vô thần của văn hoá đảng nên tôi đã không nhập tâm khi đọc sách. Lần này, tôi tĩnh tâm lại và chạm vào dòng chữ viết trên tấm bùa hộ mệnh. Tôi bắt đầu tự hỏi hàm ý của những chữ đó là gì, ngay sau đó tôi phát hiện ra mắt của mình ngày một sáng và rõ hơn. Tôi liền nghĩ, bác sĩ nói dùng thuốc cũng không có hiệu quả, vậy đây là hiện tượng gì? Thị lực của tôi trở nên tốt hơn mỗi ngày và tôi đã được xuất viện sau nửa tháng. Tôi chợt minh bạch ra rằng là Pháp Luân Đại Pháp đã cứu tôi, là Sư phụ đã ban cho tôi một đôi mắt mới.

Sau khi trở về nhà, tôi hạ quyết tâm sẽ tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Mỗi ngày, tôi đều kiên trì học Pháp luyện công, đọc Tuần báo Minh Huệ hoặc Kinh văn, v.v. Tôi hiểu rằng ý nghĩa của nhân sinh và tiêu chuẩn để làm một người tốt là Chân-Thiện-Nhẫn. Tôi đã minh bạch sự kiện tự thiêu ở quảng trường Thiên An Môn là sự lừa dối, chính Giang Trạch Dân – cựu lãnh đạo ĐCSTQ từ sự đố kỵ của một kẻ tiểu nhân đã khởi xướng cuộc đàn áp tà ác chưa từng có trong lịch sử này. Tên đầu xỏ này và Đảng cộng sản đã lợi dụng tà giáo của chúng để đầu độc con người thế gian, đặc biệt là người Trung Quốc đã bị đầu độc một cách nghiêm trọng.

2. Lần đầu gặp ma nạn, tâm vẫn giữ thiện niệm, kiên trì giảng chân tướng

Giáo dục và dạy dỗ học sinh là trách nghiệm vô cùng lớn lao của nhà giáo, bản thân tôi là một giáo viên, tôi luôn dạy học sinh nên chiểu theo Chân-Thiện-Nhẫn để làm một người tốt; giúp học sinh minh bạch được thiện và ác là thiên chức của tôi. Trong một lần giảng bài, tôi viết ba chữ Chân-Thiện-Nhẫn lên tấm bảng đen và giảng hàm nghĩa của ba chữ này cho học sinh nghe: “Chân” là nói những lời đúng đắn, phải thành tâm khi đối đãi với người khác. “Thiện” chính là thiện lương, thiện đãi với mọi người. “Nhẫn” là phải khoan dung, nhẫn nại, không tính toán thiệt hơn, không ghi hận. Tôi chia sẻ rất nhiều và các em học sinh cũng đều nghiêm túc lắng nghe.

Có người đã nói với hội đồng nhà trường về việc tôi giảng chân tướng trong tiết học, đại diện tổ chức Đảng – Tống Mỗ Mỗ đưa theo một vài cán bộ đến trường học tìm hiệu trưởng và phó hiệu trưởng. Tôi bị gọi đến phòng hiệu trưởng, một vị cán bộ bắt đầu ghi chép, khi nhìn thấy kiểu tư thế của anh ấy, tôi nói: “Các anh đây là muốn dùng cách thức như thời Đại cách mạng văn hoá à? Tôi không có phạm tội!” Sau khi trở về nhà, chồng tôi nghe thấy vậy rất sợ hãi và bắt đầu tranh cãi với tôi; anh nói chẳng có kẻ ngốc nào dám cho tôi lên lớp nữa. Sau một hồi cãi nhau, tôi thấy không có ích lợi gì và không tiếp tục tranh luận với chồng nữa.

Vào tối ngày 30 tháng 4 năm 2004, tôi muốn ra ngoài để dán những tấm biểu ngữ chân tướng về Đại Pháp. Con tôi đã khóc và muốn tôi cùng xem ti vi với cháu, trong tâm tôi thưa với Sư phụ: Con muốn ra ngoài để cứu người. Sư phụ đã nhìn thấy sự thành tâm của tôi và đã giúp tôi ra được ngoài. Thím tôi đã hiểu được chân tướng, cũng đã xem qua rất nhiều tài liệu giảng chân tướng. Bà đã chứng kiến sự chuyển biến kỳ diệu của tôi nên luôn ủng hộ tôi tu luyện, bà nói: “Mẹ cháu phải về nhà một chuyến, lát nữa sẽ quay trở về, bà sẽ đọc sách cùng cháu”.

Họ ủng hộ tôi tu luyện đồng nghĩa với việc họ sẽ có một tương lai tốt đẹp, đây chính là Pháp lý. Tất cả mọi thứ đều là vì Pháp mà đến, cứu người là việc phải ưu tiên lên hàng đầu. Sư phụ đã lựa chọn tôi, sinh mệnh của tôi là vì Pháp mà tới thế gian này. Tôi có sứ mệnh của bản thân, tôi không thể vì phù hợp với cái lý của người thường mà cùng với họ tận hưởng niềm vui năm mới. Sang năm mới, tôi muốn đem tặng những phúc âm tốt đẹp nhất của Đại Pháp gửi đến nhiều người thế gian hơn nữa. Tôi ra ngoài để dán nốt những tấm biểu ngữ giảng chân tướng, không cẩn thận đã dây keo dán lên quần áo; hai bàn tay tôi đều lạnh cóng nhưng trong lòng lại vô cùng vui vẻ, từng bước chân cũng nhẹ nhàng không cảm thấy chút mệt mỏi nào.

3. Vượt quan trong gia đình, chồng tôi giúp giảng chân tướng

Chồng tôi đã bị đầu độc bởi tà đảng Trung Cộng nên lúc đầu không chịu tiếp nhận chân tướng. Anh ấy lo lắng tôi sẽ bị tà đảng bức hại, sợ rằng đơn vị sẽ gia tăng áp lực cho tôi nên luôn lo sợ tôi sẽ bị mất việc làm, ảnh hưởng đến tương lai của con cái. Chồng tôi không cho tôi và con tu luyện Pháp Luân Công, các đồng nghiệp và bạn bè đều khuyên tôi nên từ bỏ tu luyện. Khi chồng tôi phát hiện tôi luyện bài 5 liền kéo chân tôi xuống, tôi phải đợi cho đến đêm khi anh ấy đã ngủ thì mới có thể yên tĩnh luyện công. Tôi nói với chồng rằng: “Làm một người tốt không hề sai, anh nói xem “Chân-Thiện-Nhẫn” là sai sao? Em dạy con làm một người thành tâm, lương thiện, bao dung với mọi người, lẽ nào là sai hay sao?” Anh ấy trả lời: “Trứng không thể chọi với đá, Đảng cộng sản không cho tu luyện thì chúng ta không được tu luyện”.

Anh ấy chỉ trích và nổi giận với tôi, tôi liền nghĩ đến lời giảng của Sư phụ nên không ngừng hướng nội. Từ nhỏ tôi đã không muốn nghe người khác nói, lòng tự trọng rất mạnh mẽ, thích thể diện, tự phụ, coi thường người khác, không thể bao dung với mọi người, không thể đứng ở góc độ của người khác để xem xét vấn đề. Tôi sợ bị đánh, sợ bản thân bị tổn thương, luôn tự bảo vệ chính mình, sợ cực khổ, người khác nói thì sẽ ghi hận, oán trách, tranh đấu, bất bình, phàn nàn, tâm không bình hoà; chỉ thích nghe những lời dễ nghe, muốn được người khác tôn trọng. Chỉ nhìn vào những điểm yếu của người khác mà không nghĩ đến điểm tốt của họ. Tất cả những điều ấy đều là tư tưởng, quan niệm phụ diện và biến dị của văn hoá Đảng; tạo thành rất nhiều những quan niệm không tốt khi đối đãi với chồng; tôi coi thường anh ấy, thật ra đó chính là tâm đố kỵ, tôi đã không thiện.

Sư phụ giảng:

“Kẻ ác do tâm tật đố sai khiến, ích kỷ, nóng giận, mà tự thấy bất công. Người Thiện thường trong tâm từ bi, không oán, không hận, lấy khổ làm vui”. (Cảnh giới, Tinh Tấn Yếu Chỉ)

Những tư tưởng, hành vi của tôi đều không phù hợp với Pháp lý Chân-Thiện-Nhẫn của vũ trụ. Những tâm không tốt này thật ra không phải là của tôi, tôi liền không ngừng học Pháp, chiểu theo lời giảng của Sư phụ quy chính bản thân. Tôi đứng trên góc độ của chồng để thấu hiểu anh ấy, đợi đến khi tâm tình của anh ấy tốt, tôi chia sẻ với anh ấy rằng: Một nữ học sinh trong lớp của em nói anh rất giống một vị tướng quân. Anh là người vô cùng chính trực, mưu trí, không ỷ mạnh hiếp yếu, nhiệt tình mến khách, làm rất nhiều điều để giúp đỡ bạn bè, thiện lương, vui vẻ giúp đỡ người khác, thông minh, có năng lực, khéo léo, có năng khiếu âm nhạc, anh là người rất tài hoa. Nhưng không may anh lại sinh trưởng tại Trung Quốc, đổi lại là một môi trường khác thì cuộc sống của anh nhất định sẽ rất vui vẻ, năng lực của anh nhất định sẽ được mọi người xung quanh công nhận. Tuy nhiên, vì sống ở Trung Quốc nên từ nhỏ đã bị Đảng cộng sản chèn ép, sống một cuộc sống không có sự tôn nghiêm.

Tôi còn nói với chồng rằng: Tâm hồn của con người vô cùng đáng quý, Trung Quốc có nền văn hoá trên 5000 năm. Từ nhỏ em đã nghe theo lời dạy của thầy giáo, nhưng lớn lên có công việc thì lại không thể tìm được một người thầy dạy cách làm người như thế nào. Bây giờ, em cuối cùng cũng đã tìm được vị ân Sư dạy em làm một người tốt. Kể từ đó, cuộc sống của em đã có phương hướng, em không còn mê mờ nữa; anh nói xem em có nên bỏ lỡ hay không? Hơn nữa, tất cả các bệnh tật của em đều đã khỏi, đây cũng là điều anh đã tận mắt chứng kiến. Là tên đầu xỏ Giang Trạch Dân quá xấu xa, không muốn cho người dân tu luyện, bức hại những con người lương thiện; giống như cách mà tà Đảng đã biến cha anh trở thành phe cánh hữu, anh cũng là một nạn nhân trong đó. Thiện ác thiện báo là Thiên lý, em tin rằng anh sẽ đứng về phía chính nghĩa và thiện lương.

Khi chồng tôi phản ứng lại, tôi không tranh luận cùng anh ấy. Tâm tôi bình hoà và nói với anh ấy rằng: “Em cảm ơn anh! Anh đã vì em mà chịu đựng rất nhiều, tim của anh không tốt, anh đừng tức giận nữa nhé! Anh đã giúp em nhận ra những điều thiếu sót của em, em không có chút oán hận nào với anh cả. Sư phụ giảng khi gặp chuyện thì phải hướng nội, thiện đãi và bao dung với mọi người”. Anh ấy trả lời: “Thật vậy sao? Em thật sự cảm ơn anh sao, em không hận anh à?” Tôi nói: “Đúng vậy”. Tôi không ngừng phát chính niệm thanh trừ các nhân tố bại hoại trong trường không gian xung quanh anh ấy, thanh lý hết thảy những sinh mệnh tà ác và tà linh cộng sản ngăn cản anh ấy được đắc cứu; để anh ấy minh bạch được chân tướng, tin tưởng Đại Pháp và Sư phụ.

Chồng tôi dần dần thay đổi, anh ấy cùng tôi nghe “Chín bài bình luận về Đảng Cộng sản Trung Quốc”. Tôi rủ anh ấy học Pháp, anh ấy cũng không phản đối nữa. Khi anh ấy mời bạn đến nhà ăn cơm, tôi liền nghĩ đến việc giảng chân tướng cho họ. Anh ấy nói: “Em không cần nói, hãy để anh”. Anh ấy nói với bạn bè về việc làm tam thoái, anh ấy cũng đã lý giải được việc ra ngoài chứng thực Pháp của tôi. Mỗi lần tôi lái xe ra ngoài, tôi đều mang tài liệu giảng chân tướng và anh ấy đều đồng ý để tôi đi, còn cho phép tôi treo băng rôn, và áp phích. Có lúc anh ấy cùng tôi dán những tờ rơi, còn lái xe ra ngoài để phối hợp với đồng tu cùng nhau triển khai việc treo bảng hiệu giảng chân tướng. Có lần, khi anh ấy ăn cơm ở ngoài nghe thấy người khác nói những lời không đúng về Pháp Luân Công, anh liền tranh luận với họ, có lúc còn tức giận mà nói: “Ai dám nói Chân-Thiện-Nhẫn là xấu!”

4. Chồng tôi giới thiệu Đại Pháp với mọi người trong bệnh viện

Vào năm 2014, khi chồng tôi ở bệnh viện số 2 của trường Đại học Y Cáp Nhĩ Tân. Anh ấy khuyên các bệnh nhân cùng phòng hãy tu luyện Pháp Luân Công, anh ấy tiếc là bản thân không thể cai được rượu và thuốc lá nên mới phải đến bệnh viện. Bệnh nhân ở đó còn tưởng tôi là con gái của anh ấy, bệnh nhân cạnh giường chúng tôi vì lo nghĩ mà bị tắc mạch máu não. Anh ấy không thể nói chuyện và không thể tự chăm sóc bản thân, vợ cùng con trai tính tình dễ bị kích động nên hai người họ luôn nóng giận. Gia đình ba người họ đều sống rất khổ sở.

Vợ anh ấy thấy tôi luôn vui vẻ, dồi dào sức khoẻ. Thật ra, buổi tối tôi không được nghỉ ngơi nhiều cộng thêm việc phải chăm sóc chồng. Chồng tôi làm phẫu thuật để mở cơ thắt dưới thực quản nên tính khí rất thất thường, thường xuyên nổi nóng với tôi. Tôi đều không tính toán thiệt hơn với anh ấy, còn chăm sóc anh ấy cẩn thận như đối với một đứa trẻ, không có một chút phàn nàn hay cáu kỉnh nào. Buổi tối nằm trên sàn nhà ở hành lang rất nóng nực, khiến tôi không thể ngủ được. Những lúc ấy tôi không thể luyện công được mà chỉ có thể học Pháp, cứ như vậy trong khoảng hơn nửa tháng.

Lúc đó, tôi mới có thể ngộ ra được Pháp Luân Công thật sự rất siêu thường. Sư phụ thời thời khắc khắc đều bảo hộ đệ tử! Vợ của vị bệnh nhân mắc bệnh tắc mạch máu não kia hỏi tôi: “Chị à, chị làm thế nào mà tính khí của chị lại tốt như vậy!” Tôi trả lời cô ấy: “Bởi vì tôi có tín ngưỡng! Tôi tin vào Chân-Thiện-Nhẫn!” Tôi nói với cô ấy những những điều mỹ hảo của Đại Pháp: “Nếu tôi không tu luyện Đại Pháp, không chiểu theo Chân-Thiện-Nhẫn của Sư phụ mà hành xử thì tôi cũng giống như cô vậy!” Tôi nói cho cô ấy biết sự tà ác của Đảng cộng sản, một công pháp tốt như vậy mà tên đầu xỏ Giang Trạch Dân không để cho bách tính tu luyện. Nó (tà đảng) đã lừa dối tất cả mọi người, tiến hành thu hoạch nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công; nó đã vô cùng xấu xa rồi. Cô ấy đều tiếp nhận chân tướng và làm tam thoái. Tôi nói với cô ấy hãy thành tâm thành ý niệm: “Pháp Luân Đại Pháp hảo. Chân-Thiện-Nhẫn hảo”, thì hoàn cảnh gia đình họ sẽ càng ngày tốt hơn! Cô ấy nói khi về nhà cũng muốn tu luyện Pháp Luân Công.

5. Con gái tôi kiên trì làm một người tốt và được phúc báo

Sư phụ giảng:

“[Từ sau] khi tôi xuất sinh, rất nhiều chư Thần đều xuống theo. Từ lúc đó thì năm nào cũng có, Thần vẫn luôn hạ xuống. Đợi tới khi tôi truyền Pháp, những vị Thần đó cũng là đến đây như hoa tuyết rơi. Chính là nhiều như thế. Tôi tính tuổi [của họ], từ khi tôi truyền Pháp cho tới nay, vậy là những người trẻ khoảng 25 tuổi, quả thực còn có rất nhiều người chưa hề được cứu, đều là chư Thần tới”. (Giảng Pháp tại Pháp hội New York 2016)

Con gái tôi cũng trong độ tuổi 25, nếu dẫn dắt con không tốt thì tôi cũng có phần trách nhiệm trong đó. Con gái tôi thường cùng tôi học Pháp, thơ “Hồng Ngâm” của Sư phụ con học thuộc rất nhanh. Buổi tối, con cùng tôi ra ngoài phát tài liệu chân tướng, dán áp phích, treo biểu ngữ, v.v. Có lúc, tôi cứ nhìn tới nhìn lui xung quanh mà không dám dán áp phích, con liền lấy rồi dán một cách đường đường chính chính và nói: “Nhìn mẹ kìa, tự mình doạ lấy mình rồi!” Con gái tôi không chút sợ hãi, Chân-Thiện-Nhẫn đã cắm sâu trong tâm khảm con bé.

Ngày trước, tôi luôn chú trọng vào thành tích học tập của con, còn hiện tại tôi thiên về đạo đức hơn. Tôi cài các bài giảng của Sư phụ vào điện thoại của con gái, mong rằng khi có thời gian con bé sẽ đọc. Tôi thường hay nhắc nhở con gái nên giảng chân tướng cho các bạn trong lớp. Con bé dùng trí huệ của bản thân để giúp các bạn hiểu rõ được những chân tướng cơ bản về Đại Pháp, một trong số đó đã làm tam thoái.

Lên đại học, con gái nói: “Mẹ à, có một ngày con không biết tại sao, tự nhiên con nghĩ con người thật sự cần phải có tín ngưỡng. Con liền tĩnh tâm đọc hết một lượt các bài giảng của Sư phụ”. Sau khi đọc xong, Sư phụ đã tịnh hoá thân thể cho cháu; chân tay cháu đã không còn lạnh nữa, kinh nguyệt cũng đã đều đặn.

Trong năm thứ năm đại học, cháu không những nhận được sự tôn trọng từ bảy sinh viên cùng phòng mà còn được các sinh viên phòng khác yêu mến. Các cô gái trong ký túc xá đều muốn kết bạn với con gái tôi. Con bé là trưởng phòng, luôn luôn quan tâm đến các bạn học, giúp đỡ các bạn giải quyết các vấn đề trong cuộc sống và học tập; giống như người chị cả chăm sóc các em nhỏ. Khi các sinh viên gặp vấn đề, chúng tìm đến mẹ ruột để hỏi thì các bà mẹ nói hãy đi hỏi “chị cả của con”.

Phòng vệ sinh của ký túc xá là khó quản lý nhất. Các nữ sinh viên sống trong kí túc xá đều là thiên kim tiểu thư, ở nhà không bao giờ làm việc nhà nên rất lười biếng, không muốn bị người khác nhắc nhở, nói vài lời là sẽ không vui. Khi đến lượt mình phải trực nhật thì có người vờ như không biết, nếu có người nhắc nhở thì sẽ tỏ thái độ không hài lòng. Ban đầu, con gái tôi trong tâm thấy không thoải mái, cứ nhắc chuyện này với tôi. Tôi nói: “Con gái à, chẳng phải hồi tiểu học con đã từng phụ trách vấn đề vệ sinh của lớp sao? Hồi đó các bạn trong lớp cũng lười biếng như vậy sao? Chẳng phải mẹ đã từng nói với con rồi sao, con là một đứa trẻ ngoan, dù phải làm nhiều việc nhà, dẫu có mệt cũng không lơ là. Còn các bạn sinh viên kia làm như vậy thì sẽ không tốt cho tương lai của họ, làm gì có ai thích một đứa trẻ lười biếng chứ? Bây giờ chúng ta hãy nghe lời Sư phụ giảng”.

Sư phụ giảng:

“Viên mãn đắc Phật quả

Cật khổ đương thành lạc

Lao thân bất toán khổ

Tu tâm tối nan quá”. (Khổ kỳ tâm chí, Hồng Ngâm)

Tạm dịch:

“Viên mãn đắc Phật quả

Lấy chịu khổ làm vui

Nhọc thân không tính khổ

Tu tâm khó qua nhất”. (Khổ về tâm chí, Hồng Ngâm)

Con hãy chiểu theo tiêu chuẩn Chân-Thiện–Nhẫn để làm một người tốt hơn nữa, bao dung rộng lượng không tính toán với họ. Thật ra những sinh viên đó rất đáng thương, vì con đã phó xuất nên họ đã đem những thứ tốt nhất tặng cho con rồi. Đồng thời con cũng được tiêu nghiệp, bọn họ mới là ngốc nhất, còn con mới là đứa trẻ thông minh nhất! Kể từ đó, con bé không còn ganh đua tranh đấu với các bạn sinh viên lười biếng kia nữa. Nếu có ai không trực nhật thì con bé sẽ âm thầm dọn dẹp phòng cho thật sạch sẽ. Trong tâm con bé cũng không so đo và đối xử tốt với tất cả mọi người.

Trong quá trình tu luyện của con gái, Sư phụ đã ban cho con bé rất nhiều phúc báo. Năm 2016, con gái tôi tốt nghiệp đại học và đã có một kỳ thi tiếng Anh vô cùng xuất sắc. Trước đó, cháu rất ham chơi, cũng không nghĩ bản thân có thể thi đậu và cũng không nỗ lực ôn tập như những bạn khác. Sau khi tốt nghiệp vào tháng 6, con gái tôi đã may mắn tìm được một công việc tốt và cách nhà không xa. Chúng tôi có thể thường xuyên gặp gỡ nhau, đây cũng là nguyện vọng trước giờ của tôi. Con bé nói rằng: “Mẹ à, con tự tìm việc không để bố mẹ phải tốn tiền, sức khoẻ của ba không được tốt”. Cha mẹ của những đứa trẻ khác hỏi con bé: “Mẹ cháu bỏ ra bao nhiêu tiền để xin việc cho cháu vậy?” Cháu trả lời: “Mẹ cháu không hề bỏ ra một chút tiền nào!”

Tôi căn dặn con gái phải chăm chỉ làm việc và phải có trách nhiệm với công việc của mình. Chủ nhiệm khoa thấy con bé không thể về nhà ăn trưa nên đã phá lệ đặt cho con bé một suất cơm trưa. Khi mới bắt đầu công việc, một đồng nghiệp lớn tuổi hơn luôn yêu cầu con bé làm giúp phần việc của cô ấy. Hơn nữa khẩu khí nói chuyện còn rất cứng nhắc. Con bé đã làm giúp nữ đồng nghiệp đó rất nhiều việc. Một lần, cháu rất gấp gáp muốn trở về nhà để thăm ba nên đã nhờ nữ đồng nghiệp đó tiện tay tắt thiết bị máy móc. Khi nhìn thấy thái độ của nữ đồng nghiệp đó, cháu liền không tiếp tục nhờ nữa mà tìm một đồng nghiệp khác giúp đỡ. Con bé cũng không có một chút oán trách, sau đó vẫn tiếp tục giúp đỡ cô ấy, còn nói chị đồng nghiệp đó rất đáng thương. Buổi tối chị ấy hầu như không ngủ được nên dẫn đến chứng mất ngủ.

Con gái tôi vừa làm việc vừa tiếp tục ôn thi. Tháng 11 năm 2018, cháu đã được nhận bằng thạc sỹ. Trong kỳ thi cao học của con gái, tôi bận rộn việc gia đình và cùng các đồng tu về quê để phát lịch năm mới 2019 đến từng hộ gia đình nên không thể chăm sóc con gái. Tôi luôn đặt việc cứu người lên hàng đầu, làm theo những yêu cầu mà đệ tử Đại Pháp thời kỳ Chính Pháp cần làm. Con gái tôi đứng thứ hai trong kỳ thi cao học, cháu nói người đứng thứ nhất chỉ hơn cháu một điểm và đã ôn thi trong nhiều năm rồi. Chủ nhiệm khoa cùng đồng nghiệp đều nói rằng: “Không thấy cháu ôn tập mấy mà lại thi được điểm cao đến vậy!”

Trong vòng thi thứ hai, trình độ phát âm tiếng Anh của cháu rất tốt, chủ nhiệm khoa dự định không nhận nghiên cứu sinh vào năm nay nhưng thấy cháu rất ưu tú cộng thêm việc cháu được các đồng nghiệp khen ngợi: “Cô ấy làm được rất nhiều việc cho khoa của chúng ta, ông hãy nhận cô ấy đi! Cô ấy còn đang làm việc ở đây, nếu có tình huống đặc thù gì thì tôi sẽ giúp đỡ cô ấy. Trưởng khoa hãy nhận cô ấy đi, các thầy trong bộ môn cũng muốn dìu dắt cô ấy”. Tháng 6 năm 2019, cháu đã vượt qua được kỳ thi và được nhận chứng chỉ bác sĩ chuyên khoa (được sử dụng trên toàn quốc).

Tất cả đều là Đại Pháp đã ban phúc báo cho con gái tôi!


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/2/2/400569.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/2/14/183230.html

Đăng ngày 17-03-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share