Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Hàn Quốc
[MINH HUỆ 17-11-2019] Tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp vào tháng 2 năm 2007. Tôi đã tham dự lớp học 9 ngày và đọc cuốn Chuyển Pháp Luân. Tôi nhận ra lối sống tiêu cực, lãng phí đã hủy hoại bản thân mình. Tôi cảm thấy may mắn vì đã tìm thấy Đại Pháp và có cơ hội sửa sai. Tôi đã quyết tâm tu luyện tinh tấn.
Trong một niệm có chính tà đại chiến
Một năm sau khi bắt đầu tu luyện, một học viên đã đề nghị đưa tôi đến điểm giảng chân tướng. Tôi không biết rõ giảng chân tướng là gì, nhưng tôi vẫn quyết định đi.
Ngay khi đến nơi, tôi chào các học viên ở đó. Tôi nhận thấy có màn hình trên vỉa hè. Màn hình có hình ảnh và thông tin về các đồng tu ở Trung Quốc đang bị bức hại rất tàn bạo. Tôi cảm thấy rất buồn. Nhưng đồng thời cũng xuất hiện một cảm giác khác, nhìn thấy ảnh các học viên chịu bức hại, đột nhiên tôi lại tự cười trong lòng. Tôi hoảng hốt trước cảm giác khó tả đó của mình. Giảng chân tướng xong, trên đường về nhà, tôi suy nghĩ rất nhiều. “Làm thế nào đây? Có tiếp tục giảng chân tướng không?” Nghĩ đi nghĩ lại, tôi hạ quyết tâm: “Tâm đã xuất ra tại đó, thì phải ở chính nơi đó để thanh trừ nó đi.” Tôi liền tiếp tục nỗ lực giảng chân tướng. Trong quá trình giảng chân tướng, loại tâm đó vẫn tiếp tục can nhiễu đến tôi, mà tôi không thể mở lòng chia sẻ với ai được, nên áp lực trong tâm rất lớn.
Sư phụ giảng rằng:
“Chúng ta giảng rằng, tốt xấu xuất tự một niệm của người ta, sai biệt ở một niệm ấy đưa đến hậu quả khác nhau”. (Bài giảng thứ tư, Chuyển Pháp Luân)
Theo thể ngộ của tôi, trong tôi tồn tại song song hai suy nghĩ, khi nhìn thấy những hình ảnh và thông tin về cuộc bức hại, tôi cảm thấy chính niệm đau buồn cùng với tà niệm buồn cười, cả hai đồng thời tồn tại. Để giảng chân tướng chắc chắn cần phải có thiện niệm, nhưng đi kèm theo đó là rất nhiều ác niệm. Tôi quyết định cần phải đối mặt và chủ động loại bỏ chúng.
Sư phụ giảng:
“Nếu yêu cầu tôi giảng, thì đại não con người với hình thức trong không gian vật chất này của chúng ta, nó chỉ là một [nhà máy] công xưởng gia công. Tín tức thật sự là do nguyên thần phát xuất ra; nhưng thứ mà nó phát xuất ra không phải là ngôn ngữ; nó phát xuất ra một chủng tín tức vũ trụ, đại biểu cho một ý nghĩa nào đó.” (Bài giảng thứ chín, Chuyển Pháp Luân)
Tôi cũng ngộ được rằng, nếu một niệm của con người là tín tức vũ trụ được gia công trong đại não thành hình thức trong không gian vật chất này, thì trong tu luyện, thời điểm một niệm chính hay tà được tạo ra, chẳng phải là cuộc đại chiến chính tà phát sinh trong tiểu vũ trụ của cơ thể con người chúng ta sao? Có bao nhiêu sinh mệnh sẽ liên quan đến niệm đó? Nên đối đãi như thế nào với mỗi sự kiện, mỗi niệm đầu trong tu luyện?
Tôi hiểu tu luyện là một vấn đề rất nghiêm túc, bởi vì tu luyện liên quan đến rất nhiều chúng sinh và quyết định liệu họ có thể được cứu hay không.
Ngừng trốn tránh nỗi sợ hãi
Tôi lớn lên với rất nhiều nỗi sợ. Vì điểm số của tôi kém, tôi sợ đi học. Tôi luôn cảm thấy đau khổ và không muốn bị sỉ nhục trước mặt bạn bè.
Trước khi bắt đầu tu luyện tôi né tránh những tình huống có thể khiến tôi sợ hãi. Tôi biết mọi thứ cần phải thay đổi. Ví dụ, khi đến lượt tôi đọc to Pháp hoặc chia sẻ thể ngộ, tim tôi sẽ đập mạnh đến nỗi cảm giác như thể nó sẽ nhảy ra khỏi cổ họng. Điều này cũng xảy ra khi tôi tham gia hỗ trợ quảng bá Nghệ thuật Biểu diễn Shen Yun.
Một ngày nọ, tôi phối hợp với các học viên đến từ Daegu và Busan để quảng bá Shen Yun. Một học viên cùng tôi phát tờ rơi trong khi người kia nói chuyện với mọi người.
Số người tham gia nhiều hơn chúng tôi nghĩ, và học viên từ Busan trở nên lo lắng. Cô bắt đầu lắp bắp và mắc lỗi. Nhằm cố gắng cải thiện tình hình, tôi bước lên và giải thích với mọi người rằng cô ấy rất lo lắng. Tôi cũng đã chia sẻ một vài điều về Shen Yun.
Tôi nhận ra điều mình vừa làm không phải vì muốn giúp cô ấy, mà vì tôi muốn che giấu nỗi sợ hãi của mình bằng cách bước lên và nói trước mặt mọi người. Tôi cảm thấy tồi tệ khi tôi nhận ra điều này.
Tôi tự nhủ: “Tại sao mình lại muốn che giấu nỗi sợ hãi và nấp sau người khác khi họ phạm lỗi?“ Tôi đã quyết tâm thay đổi. Tôi không được trốn tránh những tình huống này nữa.
Sư phụ giảng:
“Cần làm cho chư vị vứt bỏ những tâm nào mà chưa vứt bỏ được ở nơi người thường. Tất cả các tâm chấp trước, miễn là chư vị có, thì cần phải vứt bỏ tại các chủng hoàn cảnh [khác nhau]. [Sẽ] làm cho chư vị trượt ngã, từ đó mà ngộ Đạo; tu luyện là như thế.” (Bài giảng thứ tư, Chuyển Pháp Luân)
Từ đó trở đi, tôi thường chuẩn bị bài chia sẻ của mình ở các buổi học Pháp nhóm. Mặc dù hầu như lần nào nói ra dù chỉ một vài từ tôi cũng cảm thấy lo lắng, nhưng dần dần tôi đã bắt đầu nói ra chia sẻ của mình.
Trong quá trình tu luyện và đề cao tâm tính, tôi còn nhận ra rất nhiều tâm chấp trước ngoài nỗi sợ hãi. Tôi cảm thấy nói trước mọi người là một quá trình tu luyện. Khi tôi tu luyện tinh tấn, tôi ý thức được cần phải nói như thế nào. Tôi ngộ ra rằng, lời nói không chỉ phụ thuộc vào khả năng hùng biện, mà còn phụ thuộc vào cả tâm tính.
Hương thơm và nước hoa
Sau một thời gian làm việc cho Đại Kỷ Nguyên ở Daegu, tôi chuyển đến Seoul để làm việc cho hạng mục phát hành báo. Nhìn lại, quyết định của tôi có một chút cực đoan. Tôi đã làm việc trong hạng mục phát hành trong một thời gian dài. Đôi khi, tâm thái của tôi không được chính.
Tôi nhớ Sư phụ giảng rằng:
“Chúng ta không thể chỉ coi công cụ bề ngoài, mà cần coi hiệu quả thực tế. Trung Y thời Trung Quốc cổ đại rất phát triển, Tây Y hiện đại còn phải trải qua bao nhiêu năm nữa mới theo được.” (Bài giảng thứ bảy, Chuyển Pháp Luân)
Tôi nhận thức được rằng, trong Pháp, sự khốn cùng của sinh mệnh không thể hiện ở bề ngoài, chỉ cần có thể phát huy tác dụng trong việc cứu độ chúng sinh, cho dù sinh mệnh không đáng kể cũng không quan trọng. Kỳ thực, chính là vì tác dụng của chấp trước vào bề ngoài, nên bản thân cảm thấy không hài lòng.
Hầu hết người Trung Quốc ở Seoul sống ở Daerim-dong. Từ khi tôi phân phát tài liệu ở đó, tôi đã làm quen với một số công nhân và thương nhân trong khu vực. Một ngày nọ, tôi thấy rác trên mặt đất và nhặt nó lên. Một suy nghĩ chợt đến: “Tôi đang nhặt rác. Tôi làm một việc tốt. Những người khác có nói tôi là một người tốt không?”
Trong khi vứt rác đi, tôi nghi ngờ động cơ của hành động ấy. Nó có phải là hành động tốt không? Nhặt rác là một việc tốt, nhưng sâu thẳm tôi đã làm điều đó để cho mọi người thấy tôi tốt như thế nào. Có lẽ thiện tâm của tôi là giả. Tôi đang tập trung vào việc làm tốt, truy cầu được người khác công nhận. Khi tôi hướng nội, tôi thấy mình đang làm việc tốt với tâm truy cầu kết quả. Chẳng phải chúng ta cần tu luyện mà không có truy cầu hay sao?
Một lần, tôi đã minh bạch được rằng: Một bông hoa không biết nó tỏa ra mùi thơm. Hương thơm tỏa ra là bản chất của nó. Tôi ngộ rằng tu luyện cũng vậy. Khi tâm tính và đạo đức của một người được đề cao, thiện tâm của người ấy sẽ biểu hiện ra một cách tự nhiên. Không mục đích, vô điều kiện và không truy cầu kết quả. Cũng giống như bông hoa, người ta sẽ làm những việc tốt mà không tự biết.
Dùng thiện niệm đối đãi với ma nạn
Tôi chịu trách nhiệm xin giấy phép mít-tinh ở Daerim-dong. Một ngày nọ, viên cảnh sát chịu trách nhiệm cấp giấy phép gọi điện cho tôi và muốn tôi làm một bức ảnh khảm về cuộc bức hại. Tôi không tìm được bức ảnh nào như vậy, và tôi nghĩ nó không quan trọng.
Hạn nhận giấy phép đến gần và tôi quay lại để nhận giấy phép. Viên cảnh sát ấy đã từ chối và mắng tôi. Anh ấy nói với tôi rằng cuộc mít-tinh không cần giấy phép, và bảo tôi cứ triển khai công tác chuẩn bị và tổ chức.
Tôi tranh cãi với anh ấy. Không nhận được giấy phép, tôi bước ra khỏi phòng. Một nữ sĩ quan biết tôi đã chạy theo và nói: “Anh không làm điều này chỉ vì bản thân mình, anh đang đại diện cho Pháp Luân Đại Pháp. Anh không thể cư xử theo cách này”.
Tôi vẫn không chú ý đến lời nói của cô ấy và bước ra ngoài.
Chúng tôi gặp nhiều vấn đề trong công tác chuẩn bị cho buổi mít-tinh khi không có giấy phép. Tôi quay lại đồn cảnh sát nhưng viên cảnh sát vẫn từ chối.Tôi hướng nội và thấy mình có tâm tranh đấu. Tôi nhận ra rằng tôi không thể giải quyết vấn đề này trừ khi tôi loại bỏ tâm chấp trước của bản thân.
Thật khó để tôi có thể nhấc điện thoại gọi cho viên cảnh sát kia và thừa nhận mình đã sai. Tôi gọi cho anh ấy và nói: “Tôi đã sai rồi. Mong anh bỏ qua cho tôi”. Sau đó, anh ấy cười, bảo tôi làm bức tranh khảm và mang nó tới đồn cảnh sát. Tôi đã làm theo những gì anh ấy yêu cầu và chúng tôi đã nhận được giấy phép mít-tinh. Viên cảnh sát sau đó đã ủng hộ Pháp Luân Đại Pháp.
Qua sự việc này, tôi ngộ ra rằng, khi mâu thuẫn nảy sinh, dù chúng ta nghĩ mình đúng thế nào, thì vấn đề vẫn không thể giải quyết được cho đến khi chúng ta loại bỏ các chấp trước của bản thân. Tôi đinh ninh rằng mình đã hành động đúng và quên hướng nội để tìm ra chấp trước. Tu luyện là một quá trình xác định và loại bỏ các chấp trước của chúng ta. Các vấn đề của chúng ta được giải quyết trong quá trình này.
Sư phụ giảng:
“Có người giảng những thứ như: ‘Đạo cao một thước, ma cao một trượng’. Đó là tà thuyết nơi người thường; ma kia vĩnh viễn không thể cao hơn Đạo được.” (Bài giảng thứ năm, Chuyển Pháp Luân)
“Giữa khí và khí với nhau nào có tác dụng ước chế gì? Khí hoàn toàn không trị bệnh được”. (Bài giảng thứ hai, Chuyển Pháp Luân)
Xử lý các vấn đề có mang theo tâm chấp trước và đối mặt với khổ nạn bằng ma tính thì chỉ làm cho mọi thứ tồi tệ hơn. Khi tôi thay đổi và đối mặt với vấn đề bằng tâm thiện niệm, tình hình trở nên suôn sẻ. Tôi hiểu rằng thiện niệm mang theo năng lượng tích cực giúp chúng ta vượt qua khổ nạn.
Lời kết
Sau khi tôi nhận ra thời gian tu luyện được kéo dài, tôi đã buông lơi. Tôi cố gắng tăng cường chính niệm, nhưng không kéo dài được lâu. Tôi biết đó không phải là lý do duy nhất khiến tôi chùn bước.
Bây giờ tôi nhận ra lý do tôi không thể tinh tấn là vì tôi không chiểu theo các yêu cầu của Sư phụ. Nếu cơ điểm tu luyện của tôi phù hợp với các yêu cầu của cựu thế lực, dù tôi muốn phủ nhận sự an bài của cựu thế lực, thì cũng chỉ là suy nghĩ của người thường.
Nếu tôi chấp trước vào thời gian, chấp trước vào viên mãn, hạnh phúc, đồng thời cố gắng phủ nhận an bài của cựu thế lực, như vậy cũng phù hợp với tư tâm của cựu thế lực. cựu thế lực cũng là Thần, ý chí của con người không thể phủ định ý chí của Thần.
Sư phụ giảng:
“Còn có một cách có thể cho phép con người biến đổi đời của họ; đây là cách duy nhất; chính là cá nhân ấy từ nay trở đi sẽ bước trên con đường tu luyện.” (Bài giảng thứ hai, Chuyển Pháp Luân)
Khi chúng ta tuân theo các Pháp lý của Sư phụ và Đại Pháp, cựu thế lực sẽ không thể can nhiễu đến chúng ta được, như vậy chúng ta mới có thể theo Sư phụ tu luyện.
Tôi ngộ ra rằng, cứu độ chúng sinh là chìa khóa! Chỉ khi cơ điểm của chúng ta là cứu người, chúng ta mới có thể tinh tấn hơn trong giai đoạn đặc biệt này.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/11/17/以善念对待魔难-395917.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/11/27/180867.html
Đăng ngày 04-03-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.