Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Hàn Quốc

[MINH HUỆ 17-11-2019] Tôi có một người chồng chu đáo và hai cô con gái xinh xắn. Chúng tôi là một gia đình hạnh phúc. Nhiều người ghen tị với tôi. Tuy nhiên, trong sâu thẳm, tôi luôn cảm thấy trống rỗng và luôn khao khát kiếm tìm một điều gì đó.

Vài ngày sau đám cưới của con gái lớn vào tháng 4 năm 2015, khi đang ngồi trong phòng, tôi cảm thấy bị bóng đen bao trùm. Toàn thân không còn sức lực và không thể cử động được. Từ trước đến nay tôi nỗ lực sống vì điều gì, cảm giác trống rỗng ập tới. Nước mắt tôi chảy dài trên má. Tôi rơi vào trạng thái trầm cảm.

Sau đó là những tháng ngày thống khổ. Những suy nghĩ vô vọng dày vò tôi. Điều trị y tế không giúp được gì. Tôi đã sụt gần 5 ký. Tình trạng sức khỏe của tôi cũng ảnh hưởng đến mọi người trong gia đình.

Tia hy vọng

Năm 2015, vào một buổi sáng khi đi ra ngoài, tôi nhìn thấy tấm biểu ngữ “Pháp Luân Đại Pháp” và đã dừng lại để đọc những tờ rơi giới thiệu về pháp môn này. Tôi nghĩ môn tập này thật thú vị. Tôi quay lại vào ngày hôm sau và nán lại một lúc để nghe nhạc luyện công của Pháp Luân Đại Pháp. Tuy nhiên tôi đã không bước vào tu luyện.

Hai năm trôi qua. Một lần, sau khi tập yoga xong, một người trong nhóm đề cập đến việc tham gia lớp học Pháp Luân Đại Pháp. Tôi nói với cô ấy rằng tôi cũng muốn tham gia. Ngày hôm sau tôi bắt đầu tập Pháp Luân Công.

Lúc đầu tôi chỉ luyện công. Vì không ai nán lại sau khi tập các bài công pháp, nên có nhiều câu hỏi mà tôi chưa được giải đáp. Tôi cũng thấy khó thay đổi bản thân theo những lời dạy được viết trong cuốn sách Chuyển Pháp Luân. Do bị trầm cảm nặng nên mặc dù đọc sách nhưng tôi không hoàn toàn nhập tâm. Trong tâm còn rất nhiều tạp niệm, nhưng tôi vẫn tiếp tục tập luyện công vào buổi sáng.

Một ngày nọ, tôi cảm thấy có gì đó xoay tròn giữa hai cánh tay khi đang luyện bài công pháp thứ hai. Sau này tôi mới biết rằng Sư phụ Lý đang tịnh hóa cơ thể cho tôi.

Vài tháng sau, tâm tôi bắt đầu cảm thấy thoải mái hơn trong khi luyện công. Thông qua học Pháp, tôi đã hiểu tại sao tôi lại có cảm giác như vậy. Tâm trạng và giấc ngủ của tôi cũng đã được cải thiện.

Mười tháng sau khi bắt đầu tu luyện Đại Pháp, chân tôi xuất hiện các vết đỏ sưng như bị côn trùng cắn, một thời gian sau vết sưng chảy mủ. Tôi thức dậy mỗi sáng với đôi chân sưng và đau như vậy nên tôi gặp khó khăn trong việc đứng luyện công. Tôi băng bó chân và đi ra ngoài luyện công vào buổi sáng. Tôi biết đây chính là cách cơ thể tôi được loại bỏ nghiệp lực.

Gia đình tôi khuyến khích tôi đến bệnh viện. Tôi giải thích rằng đây là điều bình thường trong quá trình tu luyện. Phải mất bảy tháng chân tôi mới hoàn toàn khỏi hẳn. Tôi ngộ được rằng trong tu luyện, những tình huống như thế này không phải là bệnh tật. Tôi tín Sư tín Pháp và không đến bệnh viện.

Sự phục hồi đó đã khiến gia đình tôi tin rằng Pháp Luân Đại Pháp thật tuyệt vời. Họ ủng hộ tôi luyện tập. Mặc dù Sư phụ liên tục tịnh hóa thân thể tôi, nhưng vẫn có một nút thắt sâu thẳm bên trong tôi. Nó khiến tôi khó chịu và chán nản.

Một ngày nọ khi tôi đang luyện công, tôi cảm thấy mình được bao bọc bởi một trường năng lượng ấm áp. Đó là một cảm giác rất thoải mái. Tôi không còn cảm thấy chán nản. Tôi không thể tưởng tượng cuộc sống của tôi sẽ như thế nào nếu tôi không gặp được Đại Pháp. Tôi muốn nhân cơ hội này để bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến Sư phụ.

Kiên trì luyện công vào buổi sáng

Tôi có thói quen luyện công buổi sáng đều đặn mỗi ngày vì đó là một phần của tu luyện.

Tôi là người nhát gan, vì vậy lúc đầu tôi không quen với việc ra khỏi nhà vào sáng sớm. Tất cả sự lo lắng của tôi đã biến mất khi tôi nhìn thấy tấm biểu ngữ Pháp Luân Đại Pháp tại điểm luyện công. Tới điểm luyện công sớm vào buổi sáng mùa đông thật khó khăn vì lúc ấy trời tối và lạnh.

Tôi đặc biệt ngưỡng mộ một học viên cao tuổi. Bà ấy thường lặng lẽ treo các biểu ngữ và phát tờ rơi vào buổi bình minh mỗi ngày. Một ngày nọ, tôi thấy chỉ có một mình bà ngồi đả tọa, khiến tôi rất cảm động. Không thể luyện cùng bà, tôi cảm thấy thật có lỗi, tôi hy vọng mình sẽ đột phá để có thể đả tọa trong một tiếng đồng hồ cùng với bà.

Thời gian tôi bị tiêu nghiệp ở chân, nổi vết đỏ và chảy mủ, một học viên đã đề nghị chúng tôi ngồi luyện công cùng nhau. Tôi biết mình phải giữ hai chân bắt chéo nhưng tôi thường bỏ cuộc vì đau. Tôi ghen tị với những học viên có khả năng ngồi đả tọa một cách an hòa.

Tôi bắt đầu đả tọa cùng vị học viên cao tuổi. Đôi khi chỉ có hai chúng tôi. Thỉnh thoảng bà ấy phải về sớm. Tôi nghĩ đến về việc rời đi sớm nhưng tôi vẫn tiếp tục cho đến khi nhạc luyện công kết thúc. Tôi biết Pháp thân của Sư phụ và Pháp Luân đang bảo hộ tôi.

Có những lúc tiêu nghiệp thân thể cảm thấy không thoải mái, nhưng tôi vẫn kiên trì đến điểm luyện công. Luyện công xong tôi luôn cảm thấy cơ thể nhẹ nhàng, tinh thần thoải mái. Đây là cách tốt nhất để cải thiện sức khỏe của chúng tôi.

Sư phụ giảng:

“Chư vị đã từng nghĩ chưa, tu luyện chính là sự nghỉ ngơi tốt nhất. Loại nghỉ ngơi mà có thể đạt đến [trạng thái] mà chư vị ngủ cũng không đạt được, không có ai nói rằng tôi luyện công mệt quá, hôm nay không làm được gì cả.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Bắc Mỹ lần đầu)

Loại bỏ các tâm chấp trước

Một học viên lâu năm đã giúp tôi luyện các bài công pháp và mua các cuốn sách Đại Pháp. Bà ấy đã đề nghị tôi tham gia vào đội trống. Tôi chưa bao giờ chơi trống và không có hứng thú với môn này. Tuy nhiên, tôi đã đi cùng và thực sự thích thú.

Chẳng mấy chốc, học viên này đã trở thành điều phối viên đội trống. Bà ấy nhờ tôi giúp mua thiết bị. Tôi biết đây không phải là một nhiệm vụ dễ dàng nhưng tôi không thể từ chối. Tôi nghĩ: Bà ấy là người Trung Quốc, tôi phải giúp bà ấy một cách tốt nhất có thể.

Các thiết bị đã cũ và cần phải được thay thế. Nhiệm vụ phức tạp hơn tôi tưởng. Một số bộ phận phải được đặt hàng đặc biệt từ các nhà cung cấp khác nhau ở Đài Loan. Những gì có thể được mua ở Hàn Quốc thì lại phải mua trực tiếp. Đôi khi tôi phải mua trực tiếp từ nhà sản xuất.

Khi nhiều người tham gia nhóm trống, lỗi mua hàng bắt đầu xuất hiện khiến công việc của tôi càng phức tạp hơn. Người điều phối viên và tôi có phong cách làm việc khác nhau và đến từ các nền văn hóa khác nhau, nên đã dẫn đến xích mích. Cả hai chúng tôi đều cảm thấy bị áp lực. Cả hai đều thể hiện sự khó chịu rất rõ ràng từ nét mặt đến sự tương tác với nhau. Tôi phàn nàn về tình huống: Tôi quá bận rộn đến nỗi không có thời gian để học Pháp. Chúng tôi càng trở nên xa cách hơn.

Người điều phối viên này đã thay đổi vị trí của các tay trống vào đêm trước buổi biểu diễn tại nơi công cộng. Tôi không hiểu sao bà ấy lại quyết định như vậy vì khi thay đổi vị trí của người chơi trống vào phút cuối sẽ có thể gây ra lỗi trong khi biểu diễn.

Sáng hôm sau, điều phối viên lại sắp xếp lại đội hình của nhóm trống. Tôi rất bực mình. Đó rõ ràng là một khảo nghiệm về tâm tính, nhưng tôi vẫn cảm thấy khó chịu. Sự kiện đã diễn ra thành công tốt đẹp và tôi vui mừng vì điều đó. Sau đó tôi xin nghỉ không tham gia đội trống nữa.

Thật ngại khi gặp lại người điều phối viên đội trống tại điểm luyện công. Tôi cho rằng sự lạnh lùng của bà ấy là do sự oán hận của bà ấy đối với tôi. Tôi đã rất buồn.

Vài ngày sau, tôi cùng một vài học viên khác ăn trưa. Họ bắt đầu nói về đội trống. Tôi nghe họ nói và cảm thấy có chút bất mãn, thốt ra một vài câu. Tôi nhanh chóng ăn xong và rời khỏi nhà hàng. Sau đó tôi cảm thấy rất tiếc vì đã làm hỏng bữa trưa của các học viên khác vào ngày hôm đó.

Ngày hôm sau, bài giảng mới nhất của Sư phụ ở New York đã được công bố. Sư phụ giảng rằng:

“Nhưng người Đại Lục làm việc gì, thì cứ phải muốn việc gì cũng lập tức đến cực đoan nhất, đỉnh cao nhất, triệt để nhất; đều là tâm thái kiểu ấy. Nhưng đó không phải trạng thái chính thường của con người; cho nên mang theo tư tưởng và hành vi như thế, ở xã hội quốc tế, thì sẽ dẫn tới phản cảm của những người xã hội quốc tế.”

“… Mọi người ở Trung Quốc Đại Lục dưỡng thành những thói quen ấy, bất kể là khi viết bài, hay làm việc nào đó, chính là muốn một gậy đập triệt để. Loại tác phong ấy, loại tư tưởng ấy quả thực khiến người xã hội quốc tế chịu không nổi.” (Giảng Pháp tại Pháp hội New York 2019)

Khi đọc những lời này, tôi cảm thấy rất đúng và người điều phối viên phải chịu trách nhiệm cho mâu thuẫn của chúng tôi. Khi tôi đọc tiếp, tôi nhận ra mình đã sai.

Sư phụ cũng giảng:

“Giữa người với người đụng phải việc dù bất hảo đến đâu đều có thể nhìn một cách chính diện, “Ô, việc này có chỗ tốt cho tôi đề cao”. Gặp mâu thuẫn, mặc kệ lỗi của ai, trước hết tìm ở mình. Làm người tu luyện, chư vị mà không dưỡng thành thói quen này, chư vị mà không thể quay ngược lại con người mà xét vấn đề, thì chư vị vĩnh viễn ở tại con người; ít nhất ở chỗ mà chưa làm tốt thì chư vị là tại con người.” (Giảng Pháp tại Pháp hội New York 2019)

Những lời của Sư phụ đã nhắm thẳng vào tôi. Đó cũng là lúc tôi thay đổi từ việc tập trung vào lỗi lầm của người khác sang hướng nội và tìm lỗi của chính bản thân mình.

Người điều phối viên và tôi gặp lại nhau. Chúng tôi đã nói về bài giảng mới của Sư phụ và giảng hòa sự khác biệt giữa hai chúng tôi. Chúng tôi tin rằng Sư phụ đã an bài để chúng tôi gặp nhau và cả hai đều có thể tinh tấn trong tu luyện. Bây giờ cả hai chúng tôi đều tôn trọng lẫn nhau.

Con xin cảm tạ Sư phụ. Cảm ơn các bạn đồng tu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/11/17/韩国新学员-得大法获新生-395905.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/11/27/180870.html

Đăng ngày 02-03-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share