Một lạp tử Đại Pháp

[MINH HUỆ 27-2-2002] Khi mới bắt đầu tham gia học Pháp tập thể tại khu vực chỗ mình ở, tôi là học viên Pháp Luân Công mới nhất trong nhóm. Mọi người đọc nhanh lắm và tôi thấy khó bắt kịp theo họ. Nhưng dù sao tôi thích học Pháp tập thể và những trao đổi tu tập giữa mọi người với nhau mang lại cho tôi nhiều nguồn cảm hứng.

Nhưng dần dần, tôi thấy khó có thể tập trung tư tưởng khi học Pháp một lúc lâu, bởi vì tôi cảm thấy như các bạn đồng tu, người thì đọc nhanh quá, người thì đọc chậm quá. Sau đó chúng tôi có trao đổi với nhau về nhịp độ đọc và nhận ra rằng đã là học viên Pháp Luân Công, mỗi người phải biết nghĩ cho người khác mọi nơi mọi lúc, và kể cả trong việc học Pháp tập thể. Chúng tôi quyết định rằng không đọc to quá để không gây can nhiễu cho học viên khác mỗi khi người đọc mắc lỗi. Cũng cần đọc bằng một giọng mềm mại nhẹ nhàng để tránh làm phiền người khác. Từ đó trở đi, với lối đọc nhẹ nhàng mềm mại, chúng tôi đã đạt được những tiến bộ thực tiễn trong học Pháp tập thể.

Một hôm, với khoảng sáu người, chúng tôi đọc Pháp với nhau thật êm ái và hoà đồng. Lần đầu tiên tôi cảm nhận được một sự tĩnh lặng kỳ diệu. Tôi thật sự đang học Pháp thật an định không mảy may tạp niệm, tâm thái thật vô cùng hoà ái khôn lời tả xiết. Tất cả mọi người chúng tôi đều có cảm giác tuyệt diệu như vậy. Nói cách khác chúng tôi nhập tĩnh ngay khi học Pháp tập thể. Chỉ tới lúc đó tôi mới hiểu thế nào là nhập tĩnh. Nhập tĩnh không phải là một trạng thái buồn tẻ trống rỗng mà người thường vẫn tưởng tượng. Nó không phải như vậy. Khi tâm thái của người tu đạt được vô vi thanh tịnh, thì tư tưởng người tu đang ở trong một cảnh giới cao hơn.

Một lần học Pháp tập thể khác, tôi thấy tâm thái của mình tăng tiến rõ rệt, và dường như từng câu từng chữ cuốn Chuyển Pháp Luân đang câu thông với tôi, dường như tôi đang có một một liên hệ và tâm sự với từng chữ tững chữ trong sách. Dường như mỗi chữ trong cuốn Chuyển Pháp Luân đều có linh tính, và họ đang thật sự vui mừng, tựa như trong một ngày hội vui vẻ vậy.

Dần dần tôi nhận ra rằng nhịp độ đọc của các bạn đồng tu thế nào cũng là tốt. Khi ai đó đọc nhanh, tôi vẫn theo sát họ. Ai đó dẫu đọc rất chậm, tôi cũng theo sát họ. Đôi khi tôi có ý tưởng nảy ra trong đầu mong rằng người kia sẽ đọc nhanh hơn hay chậm hơn thì tốt quá. Nhưng dần dần tôi hiểu ra rằng dẫu chúng ta có suy nghĩ thế nào đi nữa, thì thực ra nhịp độ đọc của bạn đồng tu không hề ảnh hưởng gì đến bản thân mình. Điểm then chốt là tâm của chúng ta có đặt trong Pháp hay không. Đó chính là vấn đề mấu chốt, chứ không phải các bạn đồng tu đang đọc Pháp như thế nào.

Tôi vẫn nhớ, có một lần tôi cùng một thanh niên và một bác cùng học Pháp với nhau. Người bác nhiều tuổi đọc chậm lắm và hay gặp khó khăn khi học Pháp trong nhóm. Nhưng hôm đó chúng tôi đều đọc rất nhanh, mặc dù không có ai cố ý làm như vậy cả. Đó là vì tâm thái chúng tôi hôm đó rất an tĩnh, và từng chữ từng chữ đều như là đang tuôn trào ra từ trong lòng vậy. Dường như chúng tôi được vẽ nên là để cho Pháp và để đọc Pháp rất nhanh; chúng tôi đọc với tiết tấu rất nhanh nhưng rất rõ ràng. Ngay cả giọng đọc cũng rất đẹp đẽ và thuần tịnh. Bác nhiều tuổi đọc cùng nhịp độ với chúng tôi. Trước dây ông thường đọc ngắt quãng khi học Pháp tập thể, nhưng lần này thì không một lần vấp váp.

Cuối cùng chúng tôi kết luận rằng, trong học Pháp tập thể, không có vấn đề về nhịp độ đọc, mà chính là chúng ta có đồng hoá với Pháp hay không.

 

Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2002/2/27/25710.html;

Bản tiếng Anh: https://pureinsight.org/pi/articles/2005/8/8/3214.html.

Dịch và đăng ngày 15-8-2005; bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên tác.

Share