Bài viết của Trấn Phương, một đệ tử Pháp Luân Công tại tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc
[MINH HUỆ 12-03-2010] Tôi bắt đầu tập Pháp Luân Công vào năm 2006. Ba năm rưỡi trước khi tôi bắt đầu tu luyện, tôi bị nhiều bệnh khác nhau, gồm bệnh rối loạn thần kinh chức năng, các vấn đề về phụ khoa, chứng viêm ngực, viêm xoang, lồi đĩa đệm, và tim đập nhanh. Bây giờ tôi đã khỏi mọi bệnh tật. Tôi trở thành một người khỏe mạnh và hạnh phúc. Tôi muốn nhân cơ hội này bày tỏ lòng biết ơn vô hạn và sự kính trọng của tôi đối với Sư Phụ tôn kính của chúng ta.
Qua một vài năm tu luyện trước đây, tôi đã nếm trải đủ đau đớn, khổ nạn và niềm vui từ sự đề cao tâm tính của mình trong khi cảm thấy sự từ bi và những khó khăn mà Sư Phụ phải chịu đựng để cứu độ tôi. Ngày 6 tháng 3, khi tôi đọc một bài viết có tiêu đề: “Con đường tu luyện của chúng ta rộng mở bằng việc đề cao bản thân” tại Pháp hội chia sẻ kinh nghiệm qua mạng Internet cho các học viên tại Trung Quốc, tôi cảm thấy mình có liên quan đến vài kinh nghiệm của học viên đó. Tôi cũng muốn chia sẻ với các học viên những khổ nạn tôi đã trải qua tại gia đình và làm thế nào vượt qua chúng để chúng ta có thể cùng nhau đề cao tâm tính.
Bị xúi giục bởi sự tuyên truyền thù hận chống lại Pháp Luân Công của Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) các thành viên trong gia đình tôi phản đối việc tu luyện. Kết quả là, tôi đã gặp rất nhiều sự chống đối ở nhà. Hơn nữa, tôi đã học Pháp không đủ và không biết rằng gia đình cũng là một môi trường để tu luyện. Trong một thời gian dài tôi đã thất bại trong việc đề cao tâm tính của mình. Kết quả là, tôi đã bằng cách nào đó khiến gia đình mình đã nói và làm những việc bất kính với Pháp Luân Công. Tôi cảm thấy thực sự lo lắng, nhưng vô vọng.
Một ngày khi tôi đang đi bộ trên phố thì chồng tôi đột ngột tiến đến chỗ tôi. Anh ấy túm tóc tôi và đẩy tôi xuống đất. “Tôi sẽ đánh cô chết! Tôi phải đánh cô cho đến chết!” anh ấy hét lên. Anh ta đấm và đá tôi. May mắn là có một người hàng xóm nghe thấy và lôi anh ta đi. Tôi không khó chịu với anh ấy. Tôi biết mình không được kháng cự lại khi bị công kích bằng lời nói hay hành động. Tôi chịu đựng tất cả. Tuy nhiên, số lượng những lần bạo lực gia đình càng ngày càng tăng. Một lần, chân của tôi bị trẹo và cơ thể bị thâm tím nhiều chỗ. Mắt của tôi cũng tím đen. Những người hàng xóm đã phản kháng giúp tôi, nhưng tôi vẫn tiếp tục phải chịu đựng sự bạo hành. Tuy nhiên, tôi đã sợ hãi và thù ghét chồng mình. Tôi muốn đánh lại và tôi cảm thấy điều đó là không đúng. Tôi nghĩ, “Tôi không làm điều gì sai trái, tôi cũng không phạm bất kỳ tội lỗi nào hoặc vi phạm pháp luật… Tôi đang cố gắng để trở thành một người tốt hơn nhờ tu luyện Pháp Luân Công. Tại sao chồng tôi lại đánh tôi, và xúc phạm tôi bất cứ lúc nào. Tại sao anh ấy lại vô lý và đe dọa tôi như vậy? Tại sao anh ấy gây chuyện với tôi bất cứ thời điểm nào?” Trên bề mặt, tôi biết mình nên nhìn vào trong và tu tâm mình. Tôi biết đó là lỗi của tôi nếu tôi, là một học viên Pháp Luân Công lại cãi nhau hoặc đánh nhau với một người thường. Tôi biết là một người tu luyện thì 100% trách nhiệm là ở bản thân mình, nhưng tôi không biết mình đã làm sai điều gì! Tôi không nhìn thấy nguyên nhân căn bản của những tư tưởng người thường này. Trong sự nhận thức muộn màng, tôi đã ngộ ra rằng Sư Phụ đã giảng Pháp về vấn đề này nhiều lần trong các bài giảng Pháp của Người, nhưng tôi đã thất bại trong việc ngộ Pháp. Tôi chỉ biết rằng tôi phải diệt trừ các chấp trước của tôi về sợ hãi, hận thù, tranh đấu và cảm giác bị sai trái, nhưng tôi không thể nhận ra các khái niệm đã nuôi dưỡng các chấp trước này.
Khi tôi học Pháp và đọc bài viết của các đồng tu, cuối cùng tôi đã nhận ra rằng trên bề mặt thì nó không phải là ai đúng hay ai sai, mà chính là những quan điểm ngoan cố tôi đã hình thành về chồng tôi. Tôi luôn luôn coi chồng mình là một người đàn ông xấu xa, là người luôn chửi rủa và đánh đập tôi và là người thô bạo và không biết điều. Tôi đã luôn nuôi dưỡng những ý nghĩ này, vì vậy nó gây ra nhiều sự đau khổ cho tôi. Chính những ý kiến tiêu cực đã khiến chồng tôi thành như vậy. Tôi càng thấy rằng anh ấy thích những từ ngữ thô tục và bạo lực và rằng anh ấy xấu xa, thì anh càng trở thành như vậy. Một cách nào đó, tôi đã mong anh ấy là người như vậy. Tôi đã ngộ được ý nghĩa của câu “tướng do tâm sinh”
Sư Phụ đã giảng,
“Khi trong tư tưởng [chư vị] có chuyển biến căn bản, thì chúng tôi có thể cấp [cho chư vị]; không chỉ những thứ ấy” (Chuyển Pháp Luân)
Tôi cũng ngộ ra đươc ý nghĩa của việc những người tu luyện đều mang theo năng lượng. Những điều tiêu cực mà chúng ta nói, những đánh giá tiêu cực mà chúng ta tạo ra đối với các đồng tu, hoặc một suy nghĩ tiêu cực mà chúng ta mang theo đều sẽ đem đến những hậu quả tiêu cực đối với người đó ngay cả khi chúng ta không có ý như thế. Ngược lại, một suy nghĩ tích cực sẽ tạo nên một hiệu quả tích cực. Lấy ví dụ về quan niệm của chúng ta đối với các đồng tu. Nếu chúng ta hình thành một đánh giá rằng một đồng tu không tu luyện tốt, luôn ngủ gật trong khi học Pháp hoặc luôn đưa chuyện, chúng ta sẽ tạo ra năng lượng xấu về phía người đó làm cản trở việc tu luyện của anh ta hoặc là khiến anh ta bị bắt giữ. Có lẽ chúng ta nên nhìn nhận điều đó từ một góc độ khác. Chúng ta chỉ có khả năng quan sát những biểu hiện bề ngoài trong việc tu luyện của các đồng tu khác, nhưng thực tế Sư Phụ xem xét và nhìn thấy tình trạng tu luyện thật sự của người ấy. Pháp có thể chỉnh lại tất cả mọi thứ. Ngay cả khi một học viên có chấp trước và những sơ hở mà chúng ta đã nhận thấy, chúng ta không được hình thành những định kiến và chúng ta không được để bất kỳ nhân tố tà ác nào từ các không gian khác bức hại anh ấy. Khi chúng ta làm như vậy, chúng ta đang gửi những năng lượng tích cực về phía anh ấy và chúng ta đang hành động với tâm từ bi. Chúng ta không được phán xét bất kỳ đồng tu nào ở bề mặt và chúng ta không được phê bình hay chỉ trích bất kỳ đồng tu nào. Chúng ta nên tu khẩu.
Chúng ta nên đối xử với những người thường theo cùng một cách đó. Chúng ta không nên đánh giá một người khi chúng ta giảng thanh chân tướng: “Anh ấy rất khó thuyết phục”, “Anh ta thật ngoan cố và sẽ không chịu lắng nghe.”, “Người này thật xấu xa”. Những suy nghĩ đó sẽ tạo nên những người như vậy. Chúng ta sẽ không tử tế và tăng thêm những suy nghĩ tiêu cực đối với mọi người. Chúng ta cần thay đổi tư tưởng của mình: Tất cả mọi người đều có bản tính tốt. Mỗi người trên thế giới đều là người thân của Sư Phụ. Mọi người đều đến từ Thiên thượng như chúng ta. Họ có thể từng là những Vương và Vua trên Thiên thượng trước khi họ biến đổi và chuyển sinh nơi thế tục này. Họ có thể bị những nhân tố tà ác từ các không gian khác thao túng khiến họ hành động xấu xa, nhưng đó không phải là bản tính thật sự của họ. Trong khi đó, chúng ta nên tăng cường phần biết của họ và loại bỏ những nhân tố tà ác từ không gian khác đang thao túng họ. Bằng cách đó, chúng ta sẽ thực sự tốt với mọi người và có thể cứu họ. Tôi cũng ngộ ra hàm nghĩa của đoạn Pháp sau.
Sư phụ giảng,
“Tốt xấu xuất tự một niệm của người ta, sai biệt ở một niệm ấy đưa đến hậu quả khác nhau” (Chuyển Pháp Luân)
Trong khi viết bài này, tôi đã đề cao nhận thức sâu hơn nhiều vấn đề từ Pháp. Quá trình viết bài này là một hành trình nâng cao mức độ tâm tính của tôi. Tôi xin cảm ơn Sư Phụ vì sự an bài của Người và cảm ơn các bạn đồng tu đã giúp tôi trong quá trình tu luyện.
Hợp thập.
________________________________________
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/3/12/219662.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/3/28/115644.html
Đăng ngày 05-04-2010. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản