Bài chia sẻ tại Pháp Hội Pháp Luân Đại pháp Châu Âu năm 2009

Bài của một học viên Pháp Luân Đại Pháp nhỏ tuổi ở Thổ Nhĩ Kỳ

[MINH HUỆ 10-01-2010]

Tôi chín tuổi. Tôi tạ ơn Sư phụ vĩ đại và từ bi của chúng ta đã an bài cho tôi được sinh ra trong một gia đình mà tất cả mọi người đều là học viên Đại Pháp. Dưới sự dẫn dắt của gia đình tôi, nhờ ảnh hưởng của môi trường, và do mối quan hệ tiền duyên của tôi với Đại Pháp, tôi có thể đọc được Chuyển Pháp Luân trọn vẹn trước khi tôi bắt đầu đi học. Từ đó, ngoài việc học Pháp với Mẹ và Cha tôi mỗi ngày, tôi cũng học Pháp vào cuối tuần với các học viên đến nhà chúng tôi để học chung. Khi ở giữa những học viên đó, tôi thậm chí còn cảm thấy rõ hơn rằng mình là một học viên Đại Pháp.

Cha mẹ tôi rất bận rộn với công việc của họ. Họ dành phần lớn thời giờ rảnh của họ cho các dự án Đại Pháp. Lúc đầu tôi không vui là Cha và Mẹ quá bận rộn với trách nhiệm của họ và ít có thời giờ đưa tôi đi chơi. Sau khi biết được tôi cảm thấy thế nào, họ bắt đầu tìm trong mạng lưới Minh Huệ các bài viết về sự tu luyện của các học viên Đại Pháp nhỏ tuổi và đọc cho tôi nghe. Dần dần tôi bắt đầu hiểu được vì sao cha mẹ tôi thường không thể đưa tôi đi chơi – đó là vì họ bận cứu độ chúng sinh, cũng như việc mà tất cả các học viên Đại Pháp khác trên khắp thế giới đang làm.

Cùng với thời gian, tôi bắt đầu hiểu được một điều: gần như tất cả các học viên mà tôi biết, kể cả cha mẹ tôi, đều đang làm một số dự án Đại Pháp khác nhau. Một số dịch các bài viết cho các trang web Đại Pháp, một số lo về các triển lãm nghệ thuật Chân Thiện Nhẫn, một số đi ra ngoài phát các tờ rơi giảng chân tướng, một số dùng email và tin nhắn để làm sáng tỏ sự thật, một số gấp hoa sen giấy, và một số chuẩn bị tài liệu làm sáng tỏ sự thật của Đại Pháp.

Một lần Mẹ và Cha nói với tôi, “Mỗi học viên Đại Pháp đang đi trên con đường của chính mình.” Trong một thời gian khá lâu, tâm trí tôi luôn vương vấn câu nói này. Tôi nghĩ, “Mỗi học viên Đại Pháp đều đang đi trên con đường của chính họ. Tôi cũng là một học viên Đại Pháp, vậy con đường của tôi là gì? Dù tôi còn nhỏ, chắc chắn là cũng có một con đường dành cho tôi.”

Vào cuối tháng Ba năm ngoái, cuối cùng tôi đã tìm thấy con đường của mình sau việc tham gia ‘mầu nhiệm’ vào một buổi hòa nhạc! Cách đây hai năm, nhà trường của chúng tôi có một cô giáo âm nhạc tạm thời đã dạy chúng tôi một vài buổi học về vĩ cầm. Tuy nhiên, số buổi học ít ỏi đến mức tôi cả không thể dạo được những nốt nhạc căn bản. Vào đầu tháng Ba 2009, cô giáo này thình lình gọi mẹ tôi và nói rằng muốn mời tôi chơi vĩ cầm trong một buổi hòa tấu sẽ được tổ chức vào cuối tháng và chúng tôi có thể quyết định chơi bài nhạc nào tùy ý. Tôi chọn bài “Pháp Luân Đại Pháp hảo!”

Chỉ có bốn tuần lễ là đến buổi hòa tấu. Vì cô giáo phải hướng dẫn cho nhiều học sinh sẽ tham gia biểu diễn, cô chỉ có thể hướng dẫn tôi vào hai dịp trong vòng bốn tuần lễ đó. Vào ngày tổng duyệt cuối cùng, cô giáo rất hài lòng với màn biểu diễn bài ‘Pháp Luân Đại Pháp hảo’ của tôi và một bản nhạc Thổ Nhĩ Kỳ khác mà tôi chơi và chọn tôi cho tiết mục độc tấu. Tuy nhiên, khi bà biết rằng tôi chưa bao giờ tham gia vào một lớp học vĩ cầm nào cả và thậm chí còn không nhận biết được nốt nhạc, bà rất ngạc nhiên. Lúc bấy giờ, bà mới biết rằng bà đã nhầm tôi với một đứa trẻ khác khi bà mời tôi biểu diễn ở buổi hòa tấu. Bà thở dài: “Thật không thể tin nổi!” Nhưng tôi biết sự màu nhiệm này là do Sư phụ an bài.

Đến ngày hòa tấu, nhà hát đầy ắp người với cả ngàn chỗ ngồi, cả cánh gà cũng đầy khán thính giả. Tôi là người biểu diễn tiết mục độc tấu trẻ nhất. Khi tôi chơi bài “Pháp Luân Đại Pháp hảo”, cả khán phòng hoàn toàn lặng im. Sau khi tôi đàn xong, tôi nghe tiếng vỗ tay nồng nhiệt nhất. Khi tôi đi vào hậu trường, tất cả những người nơi đó đều chúc mừng tôi và hỏi tôi bài hát tên gì. Nhiều bà dì (cũng là học viên) đến xem biểu diễn với cha mẹ tôi nói với tôi một cách hứng khởi: ” Cháu thật là giỏi, Ayda! Đêm nay, cháu để cho nhiều người như vậy trong nhà hát được nghe được bài ‘Pháp Luân Đại Pháp hảo’. Nghe vậy, tôi rất vui mừng.

Chưa đầy một tuần lễ sau buổi hòa tấu, tôi được mời biểu diễn độc tấu trong một buổi lễ kỷ niệm được tổ chức bởi một cộng đồng địa phương. Thị trưởng và nhiều ký giả tham gia buổi gặp mặt. Tôi lại chơi bài ‘Pháp Luân Đại Pháp hảo’, và thậm chí còn được yêu cầu chơi lại lần thứ nhì. Chiều hôm đó, hai đài truyền hình đưa tin về buổi lễ trên bản tin địa phương, và toàn bộ bài‘Pháp Luân Đại Pháp hảo’ mà tôi chơi được truyền phát. Tôi có thể dùng hình thức âm nhạc để truyền tải âm thanh bài ‘Pháp Luân Đại Pháp hảo’ đến với mọi người – điều này khiến tôi thật sự rất vui sướng.

Sau hai hoạt động đó, tôi đã quyết định chơi vĩ cầm cho giỏi, để có thể truyền tải tất cả âm nhạc đẹp đẽ của Đại Pháp đến càng nhiều người hơn. Tôi nghĩ ngay cả nếu tôi chỉ có thể chơi một bản nhạc thôi, tôi phải chơi nó với tất cả tài năng của mình và mang vẻ đẹp của Đại Pháp đến với mọi người. Là một học viên nhỏ tuổi, tôi biết tôi cần phải đi trên con đường tu luyện của chính mình, và trên con đường này, tôi phải làm những gì tôi cần làm với tiêu chuẩn cao nhất.

Xin tạ ơn Sư Phụ từ bi, vì sự giúp đỡ và an bài hoàn hảo của Người. Là một học viên Đại Pháp, con sẽ bước đi con đường của chính con và sẽ không bao giờ để Sư phụ buồn lòng.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/1/10/215947.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/2/10/114540.html
Đăng ngày 21-2-2010: Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share