Theo phóng viên của chúng tôi ở Tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc

[MINH HUỆ 28-1-2010] Ông Trần Bính Cương và ông Lại Lương Đô là cư dân tại Thị xã Pha Tâm, Quận Mậu Cảng, Thành phố Mậu Danh, Tỉnh Quảng Đông. Vợ ông Trần chết nhiều năm trước, và ông sống với hai người con trai đã trưởng thành, mà cả hai đều bị bệnh tâm thần. Ông Lại là một người đàn ông trung niên bị tàn tật: ông có một bộ ngực cao lên và một cái lưng gù. Ông thấp, như một đứa trẻ. Cả hai đều bị các viên chức ĐCSTQ bức hại chỉ vì họ tập Pháp Luân Công để nâng cao sức khoẻ thể chất và tinh thần. Họ kiên định đi theo Chân-Thiện-Nhẫn để tự thăng tiến. Sau đây là câu chuyện cá nhân của họ bị bức hại mà họ chịu đựng.

2010-1-27-chenbinggang--ss.jpg

Ông Trần Bính Cương ở trước ngôi nhà đổ vỡ làm bằng gạch và đất sét

2010-1-27-lailiang--ss.jpg

Ông Lại, người tàn tật không cao hơn cái lưng ghế của ông

1. Chuyện ông Trần

Tôi 77 tuổi. Tôi thường bị nhiều bệnh như là viêm mũi và nhức mỏi. Cuộc đời tôi rất khốn khó. Tuy nhiên, sau khi tập luyện Pháp Luân Công, tất cả các bệnh tật tôi bị trước đó đều được lành. Tôi cảm thấy rất biết ơn và cương quyết tu luyện trong Đại Pháp. Từ khi sự bức hại bắt đầu năm 1999, tôi đã bị bắt bất hợp pháp hơn 20 lần, bị giữ tất cả là hơn 1,500 ngày. Nhà tôi đã bị lục soát và làm lung tung hơn một chục lần. Lần đầu, các viên chức chính quyền thị xã hỏi tôi xem tôi có tập luyện Pháp Luân Công không. Sau khi tôi trả lời là có, họ bắt tôi. Sau đó, tôi bị bắt nhiều lần, cả khi tôi đang nằm ngủ trên giường. Vì tôi biết là tôi đã không có làm điều chi sai trong khi đi theo Chân-Thiện-Nhẫn, tôi từ chối cúi đầu trước áp lực tà ác của chính phủ; tôi từ chối viết bất cứ tờ tuyên bố nào để tố cáo Pháp Luân Công. Tôi đã bị tra tấn nhiều lần. Các đòn tra tấn mà tôi chịu đựng bao gồm bị treo lên và bị đánh đập tàn nhẫn.

Trước Thế Vận Hội năm 2008, tôi bị giam tại Trung tâm tẩy não Thành phố Mậu Danh. Tiết Vĩ Hoa từ phòng 610 treo tôi lên một thành cửa sổ. Sau hai tháng, hai chân tôi trở nên sưng vù, nhưng chúng vẫn từ chối không thả tôi ra. Trong thời gian đó, tôi không thể nào vệ sinh thân thể trong ba ngày. Các bác sĩ nói rằng tôi có sạn thận và cần phải nằm nhà thương. Chỉ sau đó tôi mới được thả ra.

Năm 2009 trước ngày Quốc Khánh, tôi lại một lần nữa bị giam tại trung tâm tẩy não trong năm tháng. Hai người con trai của tôi, mà bị bệnh thần kinh, bị đói đến độ chúng đánh nhau và chịu nhiều ốm đau. Vì không có ai trông chừng cho chúng, chúng trở nên bệnh nặng đến độ mạng sống của chúng bị nguy hiểm. Cuối cùng, các viên chức để cho tôi về nhà. Khi tôi trở về nhà, các con trai tôi nói với tôi là một số học viên đã mua dầu ăn, muối, gạo và rau cải cho chúng tôi. Tôi cảm thấy rất biết ơn. Tôi sẽ không thể nào sống sót qua các năm bị bức hại nếu không có sự giúp đỡ của các đồng tu.

Là người duy nhất kiếm miếng ăn cho gia đình, tôi phải chăm sóc cho hai con trai tôi trong khi đi làm việc ngoài đồng. Chúng không thể làm gì cả một mình. Vì tôi bị bắt và bị giam, không có ai làm công việc ngoài đồng. Trong một năm, hai mẫu ngô bị thối ngoài đồng vì không có ai thu hoạch. Trong các năm khác, lúa bị bỏ ngoài đồng đến hư vì tôi bị giam. Hằng chục cây lệ chi bị chết vì không có ai săn sóc. Nhiều con bò và heo bị đánh cắp từ trong nhà tôi vì tôi không có ở nhà.

2. Chuyện ông Lại

Trước khi tập luyện Pháp Luân Công, tôi đầy bệnh. Lưng tôi luôn bị đau và tôi bị tàn tật. Sau khi tập luyện Pháp Luân Công, tôi biết làm sao làm một người tốt. Tôi cương quyết tinh tấn, và tôi học Pháp và tập công hết lòng. Tuy nhiên, tôi đã bị bức hại nặng nề và bị bắt nhiều lần.

Vào cuối tháng 11 năm 1999, trong khi tôi đang ở tại nhà của một đồng tu, Chu Bằng Xuân và đồng bọn của ông ta đã bắt tôi. Tôi bị giam tại Trung tâm giam giữ Bạch Đệ, nơi đây tôi bị cấm ngủ và bị thẩm vấn lúc 5 giờ sáng ngày hôm sau. Tôi bị kéo lên và thả xuống đất nhiều lần. Sau đó, trưởng đội đánh tôi tàn nhẫn nơi đôi chân và bàn chân của tôi với một cái tẩu thuốc. Ông ta đánh tôi mạnh đến độ cái tẩu thuốc bị gãy. Đôi chân và bàn chân tôi đầy vết bầm và tôi rất đau đớn. Tôi bị giam nơi đó cho đến ngày 6 tháng 1 năm 2000. Các viên chức trung tâm tống tiền gia đình tôi 800 nhân dân tệ trước khi thả tôi ra.

Tuy nhiên, vào năm 2000, tôi bị bắt hai lần trong khi ở tại nhà. Lần đầu tôi bị bắt ngày 17 tháng 1, và họ mang tôi đến Trụ sở nông trại Trị Giang tại Thị xã Pha Tâm. Tôi bị giam trong ba tháng. Sau đó, ngày 14 tháng 7, tôi bị giam lần đầu tại Trung tâm giam giữ số 2 Bạch Đệ, và sau đó chuyển đến Trung tâm giam giữ số 1 và bị giam trong một tháng. Tôi bị buộc lao động nặng 18 giờ một ngày, và bị buộc trả 400 nhân dân tệ trước khi được thả ra.

Ngày 6 tháng 1 năm 2001, tôi lại bị bắt và bị giam tại Trung tâm giam giữ số 2 Bạch Đệ cho đến tháng 10. Tôi bị buộc làm lao động nặng. Một ngày vào tháng 6, lính canh Vương Đình Phong buộc tất cả chúng tôi mà đang làm việc trong xưởng lúc 10 giờ tối đi ra ngoài và quì xuống đất, chỉ vì chúng tôi chưa làm hết tất cả các công tác của ngày. Ông ta đánh chúng tôi tàn nhẫn trên lưng, và đánh tôi thêm ba lần rất mạnh trên cái lưng gù của tôi. Toàn thân tôi bị đau trong một thời gian lâu sau đó. Sau này, tôi bị chuyển đến Trung tâm tẩy não thành phố Mậu Danh, nơi đây tôi bị gạt và bị ép vào ‘chuyển hóa’. Trung tâm buộc tôi trả họ 600 nhân dân tệ trước khi thả tôi.

Năm 2002, tôi bị giam tại trung tâm tẩy não trong hai tháng và bị buộc trả 800 nhân dân tệ. Trước và sau các ngày ‘nhạy cảm’ như là lễ Quốc Khánh, họ đến nhà tôi để quấy nhiễu tôi hằng ngày hoặc bắt tôi. Tôi đã bị giam nhiều lần trong tòa thị xã.

Trước Thế Vận Hội Bắc Kinh 2008, tôi bị bắt và bị giam tại Trung tâm Tẩy não Thành phố Mậu Danh, nơi đây tôi bị tước đi quyền tập luyện Pháp Luân Công. Các lính canh chửi mắng tôi, và tôi bị đánh bởi Ngạn Khánh Dân và Lý Tiểu Yến. Các lính canh không đưa đồ ăn cho chúng tôi, vì vậy tôi thường bị đau bao tử, đau lưng và nhức đầu. Họ giam tôi hơn bốn tháng. Tôi chỉ được thả ra sau khi xong Thế Vận Hội đặc biệt.

Vào tháng Năm 2009, trước ngày Quốc khánh 1 tháng 10, giám đốc của Văn Phòng 610, những người từ Nhóm lực lượng vũ trang, và các viên chức từ Sở cảnh sát Thị xã Pha Tâm xông vào nhà tôi và cố buộc tôi viết một tờ tuyên bố ngưng tập luyện Pháp Luân Công. Tôi từ chối. Ngày 15 tháng 5, cầm đầu Phòng 610 Thị xã Pha Tâm là Ngũ Tử và trưởng đội lực lượng vũ trang Hoàng Khánh đến nhà tôi ba lần cùng một ngày, cố bắt tôi và mang tôi đến trung tâm tẩy não. Tôi không còn cách nào khác hơn là rời bỏ nhà tôi và đi rày đây mai đó để tránh bức hại.

Các năm bức hại đã tạo thất thoát lớn lao cho tôi. Tôi bị buộc bỏ tiệm bán gas của tôi, rất phát đạt. Cha già của tôi bị khủng hoảng sau khi nhìn thấy tôi bị bắt nhiều lần như vậy. Ông trở nên thần kinh rối loạn, cơ thể ông bắt đầu rung rẩy luôn, và ông không thể ngồi yên. Cuối cùng tất cả các bệnh đó càng ngày càng tệ và ông phát triển bệnh quên (Alzheimer). Bệnh của ông trở nên rất nặng sau khi tôi bị bắt trước kỳ Thế Vận Hội năm 2008, và không bao lâu sau đó ông bị qua đời. Hai đứa con nhỏ của tôi cũng bị đau khổ vô cùng vì kết quả của sự bức hại.

Năm 2000, Chu Minh, mà lúc bấy giờ đang ở tại Thị xã Pha Tâm nhưng bây giờ là sở trưởng của Sở cảnh sát Quận Mậu Cảng, nói, “Các người là một nhóm người mà thích ăn gạo thối. Các người may mắn là Giang Trạch Dân làm cái quyết định này mau chóng để bức hại các người, nếu không mọi người tại Trung Quốc sẽ bắt đầu tập luyện Pháp Luân Công và đi theo Chân-Thiện-Nhẫn, và không ai còn cờ bạc, đánh cướp nữa. Nếu chuyện đó xảy ra, thì các chuyện gì sẽ xảy ra cho các cảnh sát viên? Phải chăng chúng tôi phải đi về vườn làm ruộng cả?”

Cựu giám đốc của Trung tâm tẩy não của Thành phố Mậu Danh, Ôn Nhữ Hùng nói, “Tôi có thể để cho các kẻ giết người, buôn bán xì ke và các loại tội phạm khác được bảo lãnh để ra tù, nhưng nếu ông là một học viên Pháp Luân Công, thì tôi không thể.”

Những người tham gia vào cuộc bức hại:

Giám đốc của Trung tâm tẩy não Thành phố Mậu Danh, Kha Á Hùng, 86-13702867663(Di động)

Trưởng Phòng 610, Lý Khang Vinh, 86-13929770003


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/1/28/217095.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/2/13/114606.html

Đăng ngày 36-03-2010. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share