Bài viết của Ouyang Fei, Sun Sixian, Lin Zhanxiang

[MINH HUỆ 01-03-2010] Vào năm 2006, tờ The Epoch Times (báo Đại Kỷ Nguyên tiếng Anh) đã phơi bày một chuyện vô cùng choáng váng, và không nghi ngờ gì nữa, nó là một sự tàn bạo khủng khiếp nhất mà không một chính quyền nào dám phạm phải, không chỉ trong thời kì hiện đại cũng như trong những thời kì lịch sử được ghi nhận. Theo tư liệu trong báo cáo điều tra “Bloody Harvest – Mổ cắp đẫm máu” của hai luật sự nhân quyền David Matas và cựu thư kí chính phủ Canada về khu vực Châu Á Thái bình dương David Kilgour, bằng chứng mạnh mẽ về vai trò đáng sợ của chế độ Cộng sản Trung Quốc trong việc giết hại một cách hệ thống các học viên Pháp Luân Công, mổ cắp nội tạng trên cơ thể sống của họ và thu lợi nhuận khổng lồ. Đáp lại sự phản đối kịch liệt quốc tế, chế độ Trung Quốc đã cố gắng biện minh một trong những phần chính của chứng cớ gián tiếp – sự gia tăng nhanh chóng số lượng ca cấy nội tạng trong những năm gần đây và thời gian chờ đợi cực ngắn trong một nền văn hóa mà việc hiến tạng bị phản đối – bằng cách dẫn chứng nội tạng được mổ lấy từ tử tù sau khi bị hành quyết. Đối mặt với những chứng cớ hiển nhiên, chúng cố gắng tránh thoát tội ác ghê gớm bằng cách thừa nhận một tội ác nhẹ hơn. Trong báo cáo này, chúng tôi sẽ phơi bày sự thật hiển nhiên trái ngược trực tiếp với sự thừa nhận của chúng, điều đó khiến ta càng tin vào những cáo buộc nghiêm trọng đối với chính quyềnTrung Quốc.

X. Giết chết một người ăn mày và một người vô gia cư bộc lộ sự thiếu mấu chốt về đạo đức của các bác sĩ Trung Quốc.

Nếu một số người vẫn đặt câu hỏi liệu các bác sĩ có thể hứa hẹn việc lấy nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công đang còn sống không, hãy cùng xem xét một số trường hợp sau. Truyền thông Trung Quốc đã thông báo hai trường hợp mà bác sĩ bị nghi ngờ hoặc có liên quan đến việc giết hại một người ăn mày và một người vô gia cư để lấy nội tạng của họ. Nhiều việc xảy ra đã đưa ra câu hỏi thứ nào là quý giá trong chính quyền Trung Quốc: phép tắc con người hay nội tạng con người?

1. Buôn bán nội tạng đằng sau cái chết của một người ăn mày.

Tạp chí South Wind Window số 14, năm 2007 đã xuất bản một báo cáo có tựa đề “Buôn bán nội tạng đằng sau cái chết của người ăn mày” Đồng Cách Phi là một người ăn mày ở huyện Hành Đường, tỉnh Hà Bắc. Tạp chí cũng đăng tin một người dân địa phương, Vương Triều Dương, bị cáo buộc có âm mưu với Trần Kiệt, một nhà nghiên cứu sau tiến sĩ tại Bệnh viện Đồng Tế ở thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, và nhiều bác sĩ khác từ Vũ Hán và Bắc Kinh. Bác sĩ đã dành khoảng 20 phút tại một trạm điện năng bỏ hoang. Cuộc phẫu thuật được thực hiện dưới sự chiếu sáng của nhiều đèn pin. Họ đã lấy đi gan, lá lách, tuyến tụy, và hai quả thận của ông Đồng, với tổng cộng là năm bộ phận. Một bác sĩ sau đó đã tự thú với chính quyền. Trần Kiệt ở Bệnh viện Đồng Tế đã trả 65.000 nhân dân tệ cho gia đình ông Đồng để đền bù và mong gia đình ông không làm liên lụy đến các bác sĩ, nói rằng ông Đồng là một tử tù. Có tin rằng Vương đã nói dối các bác sĩ, ông ta nói rằng ông Đồng là một tử tù. Tuy nhiên, các bác sĩ trong trường hợp này phải biết rõ việc lấy nội tạng từ một cơ thể, một giấy báo tử chính thức từ tòa án đã được đưa ra, cũng như là sự tuyên bố chấp thuận từ bản thân người trao tặng (nam hoặc nữ). Tất nhiên là không có một văn bản nào. Nếu một tử tù nào bị hành hình, thì việc phẫu thuật để lấy nội tạng được diễn ra ngay trên pháp trường, và việc đó được bắt đầu trong vòng một phút từ lúc nạn nhân chết. Bị cáo Vương đã tự thú tại phiên tòa, “Khi việc phẫu thuật đang tiến hành, đột nhiên ông Đồng kéo tay ông ta và tóm lấy vai của một bác sĩ. Một bác sĩ khác đã giẫm lên tay của ông Đồng. Cuộc phẫu thuật kết thúc sau đó” . Điều này chỉ có thể được diễn tả như là mổ sống lấy nội tạng. Báo cáo ở Ô cửa gió phương nam đã miêu tả vụ án như “một câu chuyện khủng khiếp, là để cảnh báo cho mọi người về việc này.” (Xin xem thêm ở Phụ lục 11) [57]. Nhiều người không thể tin rằng bác sĩ có thể làm một việc đê hèn như mổ lấy nội tạng từ nhiều người còn sống vì lợi nhuận cho đến khi họ biết về vụ án.

Theo trang thông tin tiếng Trung của Deutsche Welle, trang tin quốc tế của Đức, đã theo sát toàn cục cái chết bi thảm của người ăn mày này. Có thông tin rằng Bệnh viện Đồng Tế đã đặt vấn đề với phần còn lại chỉ đơn giản để loại bỏ một nhân viên – một viện phó không quan trọng ở Viện Nghiên cứu cấy ghép nội tạng. Theo nhiều cá nhân trong vụ án, Trần Trung Hoa là viện trưởng của viện từ năm 2000 đến tháng 7 năm 2006. Trong lúc đương chức, viện đã vi phạm các qui định bằng việc lấy nội tạng từ nhiều nguồn chính thức và không chính thức. Khi phóng viên báo Deutsche Welle tiếp cận với ông Trần qua điện thoại với hi vọng ông ta có thể giải thích vụ việc, ông Trần đã trả lời rằng ông không thể tham gia các cuộc phỏng vấn. Rõ ràng là vấn đề nguồn cung cấp cơ quan nội tạng đã trở thành một chủ đề nhạy cảm. [58]

2. Một người vô gia cư bị giết vì nội tạng của ông

Tạp chí Tài Kinh (Kinh tế và tài chính) ( ra ngày 31 tháng 8 năm 2009) đã câu chuyện bao trùm về việc nhiều người bị giết vì nội tạng của họ. Nó khám ra một người vô gia cư, có tên “Người lớn tuổi”, đã chết do bị lấy nội tạng ở thị trấn Uy Xá, thành phố Hưng Nghĩa, quận Kiềm Tây Nam, tỉnh Qúy Châu. Thi thể của ông bị bỏ rơi trong một hồ chứa, được tìm thấy bởi nhiều ngư dân địa phương. Họ nói rằng tất cả bộ phận nội tạng đều bị lấy đi. Phóng viên đã trích lời một nhân chứng nói rằng, vài ngày trước khi ông mất tích, “ Người lớn tuổi”, người dơ dáy, mặc quần áo đã cũ, đột nhiên lại mặc quần áo sạch sẽ. Ông đã cắt tóc, cạo râu. Vài người khác nhớ lại rằng ông đã bị đưa đến một bệnh viện để thử máu. Có thông tin rằng cảnh sát đã tìm thấy bằng chứng đưa họ đến Bệnh viện số ba Trung Sơn ở tỉnh Quảng Đông. Cuối cùng, cảnh sát đã thu hẹp diện nghi vấn tới Trương Tuấn Phong, phó giám đốc Bệnh viện số ba Trung Sơn, và hai bác sĩ khác. Bác sĩ Trương có bằng tiến sĩ y học, là phó giám đốc, người hướng dẫn tốt nghiệp cho sinh viên, và là thành viên của ban biên tập Tuần báo Phẫu thuật tân tiến Trung Quốc. Ông Trương từng tham gia dự án “ Một nghiên cứu của việc ứng dụng cấy ghép gan”, giành giải thưởng của Bộ giáo dục cho việc đẩy mạnh sự tiến bộ của khoa học. Triệu Thành, một bác sĩ điều hành một phòng khám tư nhân ở thị trấn Uy Xá, cũng bị dính líu. Một bác sĩ ở Bệnh viện Uy Xá đã nói với các phóng viên tạp chí Tài kinh là vài ngày sau cái chết của “Người lớn tuổi”, Triệu Thành đã đi đến hội tín dụng địa phương để gửi 200,000 nhân dân tệ tiền mặt, điều này đã làm lộ sự dính líu của ông Triệu trong việc giải phẫu và giết người vô gia cư ( Xin xem phần phụ lục 12) [59]

Các bác sĩ có nhiệm vụ làm tròn trách nhiệm của họ để cứu người. Nhưng từ các ví dụ trên, được dẫn dắt bởi tiền bạc và danh tiếng, họ đã trở nên tàn nhẫn, sẵn sàng giết nhiều người sống mà họ coi là vô giá trị (như người ăn mày, vô gia cư, hoặc được coi là kẻ thù của ĐCSTQ) chỉ vì các cơ quan nội tạng của họ.

Các trường hợp này xua tan khái niệm rằng việc mổ lấy nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công còn sống cần có thiết bị y tế phức tạp. Thực tế, điều đó không cần thiết. Như đã trình bày ở trên, việc giết ông Đồng, một người ăn mày, đã diễn ra ở một trạm điện năng bỏ hoang với ánh sáng chỉ là ánh đèn pin.

Tham khảo thêm tại:

[57] Tạp chí Ô cửa phía nam (South Wind Window), số 14, 2007, ” Buôn bán nội tạng đằng sau cái chết của một người ăn mày,” https://www.qikan.com.cn/Article/nafc/nafc200714/nafc20071413.html
[58] Trang tiếng Trung của báo Deutsche Welle, “Cộng đồng y tế có những trách nhiệm gì – Buôn bán nội tạng đằng sau cái chết của một người ăn mày,” https://www.dw-world.com/dw/article/0,2708033,00.html
[59] Ouyang Hongliang và He Mày, “Một vụ giết người lấy nội tạng,” tạp chí Tài Kinh [Kinh tế và tài chính], https://www.transplantation.org.cn/zyienizhonghe/2009-09/3906.htm


Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/3/1/115034.html
Đăng ngày 18-3-2010, bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản

Share