Bài viết của Ouyang Fei, Sun Sixian, Lin Zhanxiang

[MINH HUỆ 5-1-2010] Vào năm 2006, tờ báo Đại Kỷ Nguyên tiếng Anh đã phơi bày một chuyện vô cùng choáng váng, và không nghi ngờ gì nữa, nó là một sự tàn bạo khủng khiếp nhất mà không một chính quyền nào dám phạm phải, không chỉ trong thời kì hiện đại cũng như trong những thời kì lịch sự được ghi nhận. Theo tư liệu trong báo cáo điều tra “Bloody Harvest – Mổ cắp đẫm máu” của hai luật sự nhân quyền David Matas và cựu thư kí chính phủ Canada về khu vực Châu Á Thái bình dương David Kilgour, bằng chứng mạnh mẽ về vai trò đáng sợ của chế độ Cộng sản Trung Quốc trong việc giết hại một cách hệ thống các học viên Pháp Luân Công, mổ cắp nội tạng trên cơ thể sống của họ và thu lợi nhuận khổng lồ. Đáp lại sự phản đối kịch liệt quốc tế, chế độ Trung Quốc đã cố gắng biện minh một trong những phần chính của chứng cớ gián tiếp – sự gia tăng nhanh chóng số lượng ca cấy nội tạng trong những năm gần đây và thời gian chờ đợi cực ngắn trong một nền văn hóa mà việc hiến tạng bị phản đối – bằng cách dẫn chứng nội tạng được mổ lấy từ tử tù sau khi bị hành quyết. Đối mặt với những chứng cớ hiển nhiên, chúng cố gắng thoái tội ác ghê gớm bằng cách thừa nhận một tội ác nhẹ hơn. Trong báo cáo này, chúng tôi sẽ phơi bày sự thật hiển nhiên trái ngược trực tiếp với sự thừa nhận của chúng, điều đó khiến ta càng tin vào những cáo buộc nghiêm trọng đối với chế độ Trung Quốc.

I. Số lượng nội tạng được tính cho tử tù là bao nhiêu?
1. Dựa trên số liệu thống kê lưu trữ

Không thể có được một con số chinh xác về những ca cấy ghép với nội tạng lấy từ các tử tù trong giai đoạn từ 2000 đến 2008. Tuy nhiên, ta có thể sử dụng những dự liệu lưu trữ để tham khảo. Trong trao đổi này, chúng tôi chia giai đoạn từ 2000 đến 2008 ra ba thời kì: trước 2003, từ 2003 đến 2006, và sau 2006. Chúng tôi nghi ngờ rằng từ 2003 đến 2005, một số lượng lớn các học viên Pháp Luân Công là nạn nhân của nguồn nội tạng sống. Chúng ta đầu tiên hãy xem xét giai đoạn trước 2003 và sau 2006 để phân tích số lượng nội tạng từ các tử tù. Giả sử rằng số nội tạng trước 2003 và sau 2006 từ tử tù là ổn định, nó sẽ cho phép chúng ta ngoại suy ra số lượng nội tạng của tử tù giữa 2003 và 2006. Sự gia tăng đáng kể số lượng nội tạng sống trong giai đoạn 2003 và 2006 khiến ta đặt ra câu hỏi về nguồn gốc của những nội tạng này trong thời gian đó.

Theo những báo cáo chính thức, từ 2000 đến 2008, nội tạng hiến tặng cho cấy ghép được các thành viên gia đình của bệnh nhân chấp thuận đã gia tăng đáng kể hàng năm. Cùng thời kì, phần trăm các nội tạng lấy từ tù nhân tử hình giảm. Số lượng nội tạng có nguồn từ những người hiến sau khi tử vong là không đáng kể. Vào 1999, gia đình hiến tạng chiếm 2% tổng số cấy ghép tạng. Vào năm 2004, con số này là 4%. (4) Vào năm 2006, con số này tăng lên đến 6%. Theo các nguồn thông tin lấy từ Tin tức hàng ngày Trung Quốc, vào 2008 và 2009, những người hiến tặng đã đạt đến 40% tổng số các ca cấy ghép, và gần 60 (phần trăm???) đến từ tử tù, trong khi nội tạng dến từ những người không hiến tặng sau khi tử vong chỉ chiếm có 130 trường hợp. (5) Tạp chí Caijing của Trung Quốc (Số 24, 2005) đã báo cáo “950 tạng lấy từ thi thể, phần lớn đều được lấy từ những người tù tử hình. (6) Tạp chí Life Week đăng báo trong năm 200, “Sự kiểm soát của 98% nguồn tạng cho cấy ghép ở Trung Quốc là hoạt động ngoài hệ thống của Bộ Y tế.” (7) Trang mạng của Đăng kí cấy ghép tạng sống Trung Quốc đã đăng những số liệu không hoàn chỉnh về những ca cấy ghép của họ từ năm 1999 đến 2006. Dù số lượng đăng tải ở đây rất thấp so với số lượng những ca cấy ghép thực tế trên toàn Trung Quốc, nhưng nó cũng cho ta thấy một cách hữu hiệu tỷ lệ phần trăm của tạng sống trong tất cả các ca ghép tạng, số liệu này khẳng định một điều là lượng tạng sống chiếm một phần trăm rất nhỏ trong giai đoạn trước 2006 (8).

Nguồn gốc nội tạng cho các ca cấy ghép theo quan chức Trung Quốc được thể hiện trong biểu đồ sau:

organ-harvest-chapterI_m3f5e40e2.png

Số lượng nội tạng lấy từ tù tử hình trước 2003 và sau 2006

Số liệu giới thiệu ở trên chỉ ra rằng 95% nội tạng được lấy từ tù tử hình vào giai đoạn 2000 đến 2002. Vào 2008, số lượng này giảm xuống khoảng 60%. Nếu như chúng ta chỉ xem xét những ca ghép thận và gan làm thí dụ, theo số liệu cung cấp bởi Huang Jiefu, phó bộ trưởng Bộ Y tế Trung Quốc, có khoảng 6000 đến 6500 ca phẫu thuật ghép tạng vào trong khoảng từ 2000 đến 2003. (9) Shu Bingyi, giám đốc Trung Tâm Ghép Tạng của Quân đội giảng phóng (PLA), đã công bố dữ liệu của năm 2008, khi ông ta là khách mời của Xinhuanet.com vào tháng Chín 2009. Ông cho hay “có khoảng từ 3000 đến 4000 ca ghép gan và hơn 6000 ca ghép thận” vào năm 2008. (10) Nói cách khác, số liệu kết hợp của các ca ghép gan và thận là từ khoảng 9000 đến 10000. Dựa vào tuyên bố chính thức trên tờ Nhật Báo Trung Quốc, có 65% tạng sống lấy từ tù tử hình, thì số lượng các tạng đến từ tù tử hình phải là 65% của 9000 đến 10000 tạng, tức là, khoảng từ 5850 đến 6500.

Tuy nhiên, những năm 2003 đến 2006 lại đặc biệt cao trong tổng các ca ghép tạng. Có khoảng từ 12000 đến 20000 ca hàng năm trong giai đoạn này (xem chi tiết trong báo cáo này). Đây là điều không thể giải thích được nếu coi tù tử hình là một nguồn cung cấp duy nhất.

Nhà kinh tế học Thomas Rawski của Đại học Pittsburgh đã tiến hành một nghiên cứu vào năm 2000 về số liệu thống kê GDP của Trung Quốc dựa trên dữ liệu công bố bởi Đảng Cộng sản Trung Quốc(ĐCSTQ), Trung Quốc đã có tăng trưởng GDP là 24.7 trong ba năm từ 1988 đến 2000. Tuy nhiên, tiêu thụ năng lượng lại giảm 12.8 trong cùng thời kì. Rawski cho rằng đây là một điều không thể. Ông đã kết luận rằng ĐCSTQ đã giả mạo các số liệu GDP. Dù có nhiều trang cãi về nghiên cứu này, nhưng một điều thật rõ rang. ĐCSTQ không thể làm giả những số liệu mà không đưa ra một sự thống nhất. Nếu chúng ta nghiên cứu các dữ liệu chính thức, chúng ta có thể phát hiện những mẫu thuẫn đó của ĐCSTQ.

2. Số lượng dựa vào “Công thức ước tính”

Con số thực tế tạng lấy từ tử tù có thể được ước tính dựa trên nhiều nguồn thông tin khác. Các dữ liệu lưu trữ có thể cung cấp số liệu tương đối về tạng lấy từ tử tù hàng năm, đó là khoảng 6000. Chúng tôi sử dụng một công thức để ước tính số nội tạng lấy từ tử tù là khoảng bao nhiêu.
Công thức ước tính như sau:

Tổng số các nội tạng (thận và gan) từ số tử tù bị hành quyết hàng năm=
Số lượng tử tù bị hành quyết hàng năm X
Phần trăm số tử tù hành quyết với tạng tốt X
Số lượng tạng mà một tử tù có thể cung cấp X
Tỷ lệ phần trăm tạng tốt có thể cấy ghép trên đầu người.

Chúng tôi đặt ước tính của mình dựa trên trường hợp ghép thận và gan vì các chuyên gia cấy ghép Trung Quốc thường chỉ tính hai nội tạng này khi thông báo các số liệu. Trên thực tế, cấy ghép các nội tạng khác khá hiếm. Do vậy, thận và gan là hai số liệu được sử dụng nhiều nhất cho bài viết của chúng tôi.

Các biến số trong công thức ước tính của chúng tôi dựa trên số liệu công bố công khai. Đầu vào chúng tôi chấp nhận tổng số các vụ hành quyết tù tử hình hàng năm.

Chúng tôi giả định tổng số các vụ xử tử hàng năm là 10 000. Nếu tỷ lệ phẩn trăm tù tử hình có nội tạng được sử dụng là 30%, số lượng nội tạng tói đa mà một người tử tù có thể cung cấp là 3 (hai thận và một gan), và tỷ lệ phần trăm tạng dùng được là 75%. Chúng tôi đặt các biến này ở giới hạn cao, có phần nào hơi quá so với số lượng tạng có thể có ở các tù tử hình hàng năm. Kết quả tính toán như sau:

Ước tính tổng số nội tạng (gan và thận) cung cấp từ nguồn tù tử hình ở Trung Quốc

Số lượng tù tử hình bị hành quyết hàng nămTỷ lệ phần trăm tù tử hình mà tạng có thể sử dụngSố lượng tạng mà một người tù tử hình có thể cung cấpTỷ lệ tạng có thể sử dụng được cho cấy ghép trên đầu ngườiSố lượng tạng (gan và thận) cung cấp hàng năm từ tử tù
Ước tính10,00030%375%6,750

Kết quả trên cho thấy con số tối đa nội tạng (thận và gan) lấy từ tử tù hàng năm vào khoảng 6750. Điều này tương quan khá tốt với dữ liệu lưu trữ. Như đã đề cập ở trên, trong khoảng năm 2000 và 2002, và vào 2008, con số này năm vào khoảng 6000 đến 6500. Vì ước tính của chúng tôi dùng các biến với giới hạn cao, nên kết quả của chúng tôi là tương đối hợp lý.

Giải thích về các biến trong công thức tính toán

1) “Tỷ lệ phần trăm tạng có thể dùng được cho cấy ghép trên một đầu người”

Một người tù tử hình có thể cung cấp hai thận và một gan (với các nội tạng khác nữa nhưng không sử dụng trong tính toán này của chúng tôi). Tuy nhiên, không phải tất cả ba tạng này đều có thể dùng được. Là một nguồn cung cấp nội tạng đặc biệt, các tù tử hình bị hành quyết tại những địa điểm khác nhau vào các thời điểm khác nhau. Nếu không có một mạng lưới phân phối nội tạng, thì một tử tù dù có nhiều tạng đến đâu thì không phải tất cả chúng đều có thể sử dụng được. Trên báo Y tế Trung Quốc có một bài viết “Thành lập hệ thống đăng kí cấy tạng”, có đề cập rằng không có mạng lưới như vậy thì đôi khai chỉ có thận là có thể dùng được còn các nội tạng khác đều bị bỏ.(11)

Dù có như vậy, chúng tôi vẫn dùng tỷ lệ 75% cho ước tính trên để phân tích có tính thuyết phục hơn.

2) “Số lượng tù tử hình bị hành quyết hàng năm” và “ Tỷ lệ phần trăm tù tử hình mà tạng có thể sử dụng”

Có người có thể hỏi tại sao chúng tôi lại lấy con số tù tử hình bị hành quyết hàng năm là 10 000 ca chứ không phải là 20000, và tại sao chúng tôi lại lấy tỷ lệ phần trăm tù tử hình có nội tạng bị sử dụng là 30 chứ không phải 50% hay 80%. Điều này có thể được nghiên cứu sâu hơn. Tại điểm này chúng tôi nhìn vào vấn đề nội tạng phù hợp bởi vì đây là một yếu tố quan trọng của một biến trong công thức này.

Tham khảo

[4] Henan Province Kidney Transplant Center, “Science enhances family ties – an overview of family and relative organ donors,” https://www.china-kidney.com/shownews.asp?id=819
[5] China Daily reported that live organ transplants account for 15urgery cases in 2006. The number has now approached 40%, 65% which are from death row inmates. China Daily, “Public Call for Organ Donations,” https://www.chinadaily.com.cn/china/2009-08/26/content_8616938.htm
[6] Caijing magazine, No. 24, 2005, “Organ transplants – an area of accelerated regulation,” https://magazine.caijing.com.cn/2005-11-28/110062607.html
[7] Life Week magazine, “The difficulty of organ transplant regulation,” https://www.lifeweek.com.cn/2006-04-17/0005314976.shtml
[8] China Liver Transplant Registration website, “2006 annual report by the China Liver Transplant Registration,” https://www.cltr.org/view.jsp?id=76
[9] Huang Jiefu, Mao Yilei, and J. Michael Millis, “Government Policy and Organ Transplantation in China,” The Lancet, https://download.thelancet.com/flatcontentassets/series/china/comment11.pdf
[10] Xinhuanet.com, “Interview with Shi Bingyi – A detailed look at organ transplants,” https://news.xinhuanet.com/mil/2009-09/11/content_12035251_2.htm
[11] China Medicine newspaper, issue No. 2887, “Establishing an organ transplant registration network, passing the law on brain death – a solution to the scarcity of organ suppliers,” November 15, 2004, https://www.100md.com


Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/1/5/113633.html
Đăng ngày: 25– 01 – 2010; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share