[MINH HUỆ 18-01-2010] Ngày 16 tháng 1 năm 2010, Chi nhánh hiệp hội quốc tế về nhân quyền (IGFM) Thụy Sĩ đã trao Giải thưởng Nhân quyền năm 2009 cho luật sư nhân quyền người Canada ông David Matas và cựu bộ trưởng bộ ngoại giao khu vực châu Á Thái Bình Dương của Canada, ông David Kilgour, công nhận sự nỗ lực của họ trong việc điều tra vụ việc mổ cắp nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công còn sống của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Một hội thảo được tổ chức một ngày trước lễ trao giải đã thu hút sự chú ý của công chúng tới tội ác mổ cắp nội tạng kinh hoàng của ĐCSTQ.

2010-1-17-igfmswiss-01--ss.jpg
Ông David Matas phát biểu tại lễ trao giải

2010-1-17-igfmswiss-02--ss.jpg
Ông David Kilour phát biểu tại lễ trao giải

Tổng thư kí IGFM chi nhánh Thụy Sĩ: Sự quan tâm của công chúng cần hướng về cuộc bức hại

Tổng thư kí IGFM chi nhánh Thụy Sĩ, bà Schlege, cho biết ban chấp hành rất ấn tượng sau khi đọc báo cáo điều tra về việc mổ cắp nội tạng và quyển sách Bloody Harvest của Kilgour và Matas. “Ở Thụy Sĩ, không có nhiều thông tin đại chúng liên quan tới việc này. Chúng tôi thấy rằng bản báo cáo này xứng đáng được chú ý và thảo luận. Vì vậy chúng tôi quyết định trao Giải thưởng Nhân quyền cho hai tác giả đã cống hiến rất nhiều cho nó.

Bà Schlegel xem xét tội ác mổ cắp nội tạng kinh hoàng của ĐCSTQ, “Bây giờ là cao điểm để phơi bày vụ việc này, không chỉ giữa những người trong nghề mà còn phải phơi bày ra công chúng để mọi người có thể thấy rõ điều gì đang diễn ra và cùng nhau chấm dứt việc cướp nội tạng của ĐCSTQ.

Chủ tịch Quỹ hiến tặng và cấy ghép nội tạng quốc gia Thụy Sĩ: Đây là một đại họa cho nhân loại

Chủ tịch Quỹ hiến tặng và cấy ghép nội tạng quốc gia Thụy Sĩ, ông Franz Immer, cho biết ông thấy được qua báo cáo của Kilgour và Matas và kinh nghiệm cá nhân của học viên Pháp Luân Công cô Lưu Nguy, rằng nhiều người, đặc biệt là các học viên Pháp Luân Công, đang bị cướp đi nội tạng của họ. Ông nói, “Cướp đi nội tạng, điều mà tôi tin là mô tả chính xác, là một đại họa cho nhân loại. Sự tồn tại của ngân hàng nội tạng sống thật sự là một thảm họa. Tôi không thể tưởng tượng được một điều như vậy lại đang diễn ra.
Ông nói rằng nhiều người hơn nữa nên biết về những sự thật này và nên đặt áp lực đặt lên các chính phủ để giúp đỡ các nạn nhân.

Đại diện Hiệp hội các nạn nhân Thụy Sĩ: Chúng ta nên để toàn thế giới biết

Bà Margrit Kessler là đại diện cho Hiệp hội các nạn nhân Thụy Sĩ. Bà cho biết khi đọc sách Bloody Harvest của Kilgour và Matas, bà phải dừng tại mỗi mười trang sách vì bị sốc, “Việc lạm dụng nhân quyền được trình bày trong cuốn sách, những vụ giết người vượt quá sức tưởng tượng. Việc truyền bá thông tin này ra toàn thế giới là cực kì quan trọng để cho bất cứ ai cũng biết về điều này! Tôi không thể tưởng tượng ai đó có thể chấp nhận những nội tạng như vậy, sẽ không ai như vậy cả!

Bà cho rằng mọi người nên quan tâm tới việc mổ cắp nội tạng và đàn áp các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc. “Để hỗ trợ, có thể chỉ ra điều này là sai trái, nó không nên xảy ra, thậm chí ở Trung Quốc. Chúng ta nên để cho những người này (các học viên Pháp Luân Công) sống trong hòa bình. Họ có quyền được sống, điều này rất quan trọng.

“Việc mổ cắp nội tạng các học viên Pháp Luân Công vẫn còn tiếp diễn.”

Trong bài phát biểu tại lễ trao giải, ông Matas cho biết ĐCSTQ đã không hề thuyên giảm việc bức hại những học viên Pháp Luân Công. Sau khi cuộc điều tra của họ bắt đầu, số lượng các ca cấy ghép nội tạng ở Trung Quốc có giảm xuống một chút nhưng lại tăng lên sau đó. Trong khi đó, con số các tù nhân bị xét xử lại giảm đi một lượng lớn. Các nguồn cung cấp nội tạng cấy ghép chủ yếu là từ các tù nhân bị xét xử và các học viên Pháp Luân Công bị giam giữ bất hợp pháp. Việc giảm đi các vụ xét xử có nghĩa là càng nhiều các học viên bị mổ cắp nội tạng.

Trong bài phát biểu của mình, ông Kilgour cũng cho biết họ đã kết luận thông qua cuộc điều tra của mình rằng từ khi ĐCSTQ bắt đầu cuộc đàn áp cho tới năm 2005, khoảng 41.500 cơ quan nội tạng là từ các học viên Pháp Luân Công. Sau cuộc điều tra, ĐCSTQ ban hành một số quy định về việc cấy ghép nội tạng mà trong đó chỉ thay đổi quy định về người nhận từ nước ngoài đến Trung Quốc mà không có bất kì sự thay đổi nào về nguồn cung cấp nội tạng

Ông nói rằng cuộc đàn áp đã không được chấm dứt. Họ sẽ tiếp tục tới các văn phòng chính phủ và các nghị sĩ để phơi bày tội ác của ĐCSTQ. Họ rất vui mừng khi có thể làm việc cùng với IGFM để chấm dứt việc mổ cắp đẫm máu vẫn đang diễn ra ở Trung Quốc. Mọi người có thể liên lạc với các nghị sĩ địa phương, các tổ chức nhân quyền hoặc các tổ chức khác để truyền bá sự thật mà họ đã điều tra được.

Hy vọng nhiều người hơn nữa sẽ giúp đỡ để ủng hộ Pháp Luân Công

Tại lễ trao giải, người chủ trì đề nghị học viên Pháp Luân Công cô Lưu Nguy nói về kinh nghiệm cá nhân của cô. Suốt 16 tháng bị giam giữ bất hợp pháp bởi vì luyện tập Pháp Luân Công, cô Lưu phải chịu đựng rất nhiều hình thức tra tấn mỗi ngày, bao gồm cưỡng bức lao động hàng chục tiếng đồng hồ và chỉ cho phép vào nhà vệ sinh ba lần mỗi ngày. Nếu không hoàn thành chỉ tiêu làm việc, cô không được phép ngủ. Điều khủng khiếp nhất là cô Lưu và các học viên khác phải trải qua các xét nghiệm cơ thể bí mật, bao gồm xét nghiệm máu, biểu đồ điện tim, siêu âm, v.v, kết quả xét nghiệm không được đưa cho họ. Vào thời điểm đó không một ai biết tại sao. Điều đó không được biết mãi đến khi tội ác mổ cắp nội tạng của ĐCSTQ bị phơi bày và cô Lưu mới nhận ra cô suýt nữa trở thành một trong những nạn nhân Pháp Luân Công.

Cô Lưu hiện giờ sống ở Đức nói “Tôi cực kì may mắn khi có thể sống ở một nước tự do. Nhưng ở Trung Quốc vẫn còn rất nhiều các học viên Pháp Luân Công đang bị giam giữ trong tù và các trại lao động, họ có nguy cơ trở thành nạn nhân bị mổ cắp nội tạng. Điều này không chỉ là vấn đề nội bộ của Trung Quốc mà là một sự vi phạm đạo đức con người và nhân phẩm.” Cô hy vọng có nhiều người ủng hộ Pháp Luân Công hơn để cùng nhau chấm dứt cuộc bức hại này.

Vào hôm trước lễ trao giải, tổ chức IGMF và Quỹ hiến tặng và cấy ghép nội tạng quốc gia Thụy Sĩ đã tổ chức một hội nghị chuyên ngành về hiến tạng và mổ tạng. Những người tham dự bao gồm các bác sĩ phẩu thuật, các giáo sư về đạo đức y tế, các đại biểu quốc hội, các giáo sư luật, hai người đoạt giải thưởng ông Kilgour và ông Matas, và học viên Pháp Luân Công cô Lưu Nguy.

Họ đã thông qua một nghị quyết lên án mạnh mẽ việc mổ cắp nội tạng có hệ thống từ các học viên Pháp Luân Công còn sống của ĐCSTQ và kêu gọi các cá nhân, tổ chức chính phủ, các cơ quan y tế và các tổ chức phi chính phủ cùng nhau chấm dứt tội ác kinh hoàng này.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/1/18/216474.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/1/27/114172.html
Đăng ngày 07-02-2010; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản

Share