Bài viết của một học viên ở tỉnh Sơn Đông
[MINH HUỆ 11-02-2010] Đã lâu rồi kể từ khi vợ tôi có mâu thuẫn với mẹ tôi. Tôi đã có một thời gian khó khăn khi là người trung gian giữa họ. Tôi luôn dùng những nguyên lý của người thường để giải quyết những xung đột gia đình. Đối với vợ tôi người mà đôi khi tập luyện Pháp Luân Công, khi cô ấy phàn nàn về những thiếu sót của mẹ tôi, cho dù tôi không nói điều gì, nhưng tôi âm thầm đồng ý. Đối với mẹ tôi (một học viên), tôi luôn nghĩ rằng, bởi vì bà ấy là mẹ của tôi, tôi cần kính trọng cha mẹ, do đó sao tôi có thể yêu cầu quá đáng đối với bà? Sư Phụ đã dạy chúng ta,
“Tu luyện là việc làm nghiêm túc. Khoảng cách ngày càng giãn xa. Trộn lẫn bất kỳ cái gì của người đời vào tu luyện đều vô cùng nguy hiểm.”
(“Nhổ tận gốc” – Tinh tấn yếu chỉ)
Bởi vì những hành động của tôi không dựa theo Pháp nên những mâu thuẫn không được giải quyết và trở nên nghiêm trọng hơn. Tôi đau khổ, do vậy tôi nhờ các bạn đồng tu giúp đỡ. Hầu hết họ nói rằng đó là lỗi của vợ tôi. Tôi than phiền với vợ và mẹ tôi về tâm tính thấp của họ, nhưng họ đã không đề cao bản thân và do đó gây cho tôi phiền toái. Tôi không biết vấn đề nằm ở chỗ nào.
Trong một kinh văn xuất bản năm 2009, Sư Phụ đã giảng,
“bất kể trong nội bộ đệ tử Đại Pháp có xuất hiện vấn đề gì, [thì] nhất định là nhắm vào ‘nhân tâm’ của những vị nào đó hoặc một nhóm các vị nào đó; nhất định là như thế.”
“Là người tu luyện, ‘tìm bên trong’ là một Pháp bảo.”
(“Giảng Pháp tại Pháp hội quốc tế Washington DC 2009“)
Chẳng phải những mâu thuẫn gia đình là nhắm vào những chấp trước của tôi hay sao? Tôi bắt đầu hướng nội tìm vô điều kiện, không tính đến ai có vẻ đúng hay sai. Vợ tôi trách mẹ tôi hay đua đòi. Tôi nghĩ điều này được gây ra bởi quan hệ tiền duyên của họ. Là một người tu luyện, tôi có nên đua đòi không? Chẳng phải đó là truy cầu danh lợi ư? “kính trọng” những người giỏi hơn và coi thường những người không giỏi bằng—cũng là đua đòi? Vợ tôi biểu hiện ra một tâm tật đố. Tôi hướng nội tìm và thấy rằng khi tôi hợp tác với các bạn đồng tu, cho dù tôi không nói nhiều nhưng tôi không sẵn lòng hợp tác và không muốn lắng nghe họ bởi vì tôi cảm thấy ý kiến của tôi tốt hơn. Đây chẳng phải là tâm tật đố là gì? Tôi nhìn vào những điều mà vợ tôi phàn nàn, và tôi thấy rằng tất cả sự phàn nàn của cô ấy nhắm thẳng vào những chấp trước của tôi. Những ý nghĩ than phiền về vợ và mẹ tôi đôi khi xuất hiện trong tâm tôi. Tôi quét sạch và kiềm chế những tư tưởng xấu này. Tôi không để chúng chia rẽ những đồng tu hay là phá hoại chỉnh thể của chúng tôi.
Tôi cố gắng làm theo các tiêu chuẩn của Pháp, và cho dù tôi không làm tốt mọi thứ thì điều ngạc nhiên đã xảy ra. Mẹ tôi đột nhiên thay đổi. Bà ấy trở nên khoan dung, hiểu chúng tôi, và đối xử tốt với chúng tôi. Vợ tôi cũng thay đổi và trở nên bớt khắt khe. Mọi việc đang đi đúng hướng, điều mà trước kia là không thể. Tôi kinh ngạc bởi huyền năng của Đại Pháp. Tôi vốn thường hướng ngoại tìm, phàn nàn mọi thứ về vợ và mẹ tôi, và nghĩ rằng đó là lỗi của họ chứ không phải của tôi. Tôi đã đối đãi với vấn đề bằng những nguyên lý của người thường và không nhận ra rằng vấn đề đó là nhắm vào những chấp trước của tôi. Sư Phụ đã an bài cơ hội này cho tôi đề cao, và dĩ nhiên việc này cũng bao gồm sự đề cao của vợ và mẹ tôi.
Bởi vì tôi hướng nội tìm, hoàn cảnh đã thay đổi và tôi cũng lên cao thêm được một bậc trên chiếc thang lên thiên đường mà Sư Phụ đã an bài cho chúng ta. Những mâu thuẫn như vậy đến để giúp chúng ta đề cao bản thân, do đó chúng ta có thể vui vẻ đối mặt với bất kỳ điều gì xảy đến và hướng nội. Thế thì làm sao chúng ta có thể cảm thấy đau đớn được?
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/2/11/217943.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/2/25/114932.html
Đăng ngày: 5-3-2010, bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.