Theo phóng viên của chúng tôi tại Liêu Ninh, Trung Quốc.

[MINH HUỆ 14-02-2010] Nhà tù nữ tỉnh Liêu Ninh nằm ở thành phố Thẩm Dương. Các học viên Pháp Luân Công đang bị giam giữ bất hợp pháp và bị bức hại ở đó trong một thời gian dài. Bức hại xảy ra tồi tệ nhất ở tại Khu số mười. Các học viên ở đó bị ép buộc “chuyển hóa.” Những học viên mới bị giam thì phải ngủ trên sàn nhà và không được ngủ vào ban đêm. Có hai tù nhân thay phiên nhau giám sát một học viên mới bị giam. Thêm nữa, học viên mới không được phép liên lạc với người khác, họ cũng bị buộc phải đọc sách hoặc xem các đĩa DVD nói xấu Pháp Luân Công.

Tại Khu số mười, các tù nhân thường bị buộc phải làm việc quá giờ vào ban đêm, họ thường phải làm việc vào ngày chủ nhật. Cuối năm 2009, tù nhân thường phải làm việc đến nửa đêm hoặc cả đêm, bổ sung thêm cho cả ngày. Lý Tĩnh, một giám thị ở Đội số hai của Khu số mười, đã ra lệnh cho Tôn Á Nam , Lưu Xu đánh và lăng mạ học viên, bà Kì Tích Dân và cố buộc bà viết thư bảo đảm phê phán bản thân.

Ngày 23 tháng 9 năm 2009, do học viên, bà Vương Xuân Ngạn ( Đội số hai thuộc Khu số mười ) đã không đeo phù hiệu tù nhân, đội trưởng Lý Tĩnh đã gọi bà đến văn phòng. Giám đốc nhà tù Đới Tĩnh đã muốn giam bà trong phòng biệt giam. Khi bước ra khỏi phòng, bà Vương đã hô lớn “Pháp Luân Đại Pháp hảo!” và ngất đi. Vì lí do này, cai ngục đã không còn bức hại bà thậm tệ nữa.

Ngày 2 tháng 12 năm 2009, do bà Lưu Hưng Cách, (một học viên ở Đội số hai của Khu số mười) đã không đeo phù hiệu tù nhân, đội trưởng Lý Tĩnh đã gọi bà đến văn phòng. Có nhiều người đã ở đó, bao gồm cai ngục Thôi Kiệt, cảnh sát Ngô Gia Húc, và đội trưởng Đội số năm Tôn Vĩ Tĩnh. Giám đốc nhà tù Đới Tĩnh đã đến và hỏi tại sao bà Lưu không đeo phù hiệu. Bà đã không trả lời.

Nhìn thấy Đới Tĩnh cầm dùi cui điện trong tay, bà Lưu đã nói với bà ta “ Xin đừng làm thế với tôi – điều đó không tốt cho cô. Tôi không phải tù nhân; tại sao tôi phải đeo phù hiệu?” Đới Tĩnh đã kéo áo bà Lưu và bà đã hô lớn “ Pháp Luân Đại Pháp hảo!” Họ đã kéo bà xuống sàn khi bà tiếp tục hô lớn “ Pháp Luân Đại Pháp hảo!”. Giám đốc Đới Tĩnh đã kéo tay trái bà Lưu ra sau lưng. Ngô Gia Húc, Tôn Vĩ Tĩnh, và nhiều người khác thì giữ chân bà Lưu. Sau đó Đới Tĩnh cố nhét giẻ vào miệng bà Lưu, nhưng đã thất bại. Khi bà ta dẫm lên lưng bà Lưu, họ đã còng tay bà. Đới Tĩnh đã ấn bà xuống đất; bà Lưu sau đó lại đứng dậy. Đới Tĩnh nói. “Đưa bà Lưu vào phòng biệt giam

Biết tin thời hạn tù của bà Lưu sẽ kết thúc vào ngày 29 tháng 1 năm 2010, Đới Tĩnh nói “ Hãy để thời hạn tù của bà Lưu kết thúc trong khi bà ấy ở trong phòng biệt giam. Bằng cách đó, bà ấy sẽ phải ở thêm ít nhất một tuần nữa.” Lúc đầu, bà Lưu đã bị còng tay ở đằng trước, nhưng Ngô Gia Húc đã đổi lại khiến bà bị còng ở đằng sau. Do không muốn bà hét lên, Đới Tĩnh đã cố nhét giẻ vào miệng bà, nhưng thất bại. Sau đó họ đã dùng băng keo để buộc đầu bà, từ miệng cho đến tóc ở đằng sau lưng. Hai tù nhân Cửu Kiệt, Thẩm Hiểu Lệ đã đưa bà vào phòng biệt giam, vốn đã rất lạnh. Bà bị giam ở đó trong hơn một tháng, từ ngày 2 tháng 12 năm 2009 đến ngày 6 tháng 1 năm 2010.

Bà Lý Ngọc Hoa, một học viên bị giam ở Đội số bốn của Khu số mười, đã bị giam trong phòng biệt giam từ ngày 10 đến ngày 19 tháng 10 vì đã tranh luận với Đới Tĩnh.

Bà Hoắc Tú Cần, một học viên, do bà bị cao huyết áp, nên đã không thể làm việc lao động cưỡng bức. Bà bị bức thực bằng thuốc bởi tù nhân  Cửu Kiệt và Thẩm Hiểu Lệ trước ngày 1 tháng 10 năm 2009. Họ cũng buộc bà phải ở cả ngày trong một khu vực mở ở hành lang. Chân của bà đã bị thương vì lạnh giá.

Bà Đỗ Cảnh Cầm (học viên bị giam tại Đội số năm thuộc Khu số mười) do huyết áp của bà quá cao trong lúc làm việc. Tuy nhiên, sau khi nghỉ làm vào buổi tối, cai ngục đã không cho bà ngủ. Thay vào đó, họ đã chỉ đạo 12 tù nhân ở phòng giam của bà thay phiên nhau đọc nhiều sách nói xấu cho bà, cứ hai người một lần, đến tận 10 giờ đêm. Họ còn buộc bà phải ngồi trên một cái ghế nhỏ, nhưng bà đã từ chối. Các tù nhân sau đó đã dùng giấy báo bịt kín cửa sổ và cửa ra vào rồi trùm chăn lên người bà trước khi họ đánh bà.

Tại Khu số chín, các học viên, sau khi họ đến, đều bị treo lên tại phòng giam, bị bức thực bằng nước lạnh, và bị dội nước lạnh lên người. Sau đó họ bị buộc phải làm việc nặng nhọc. Bà Phục Diễm ( học viên bị giam tại Đội số năm của Khu số chín) đã từ chối làm việc nặng nhọc, bà đã bị giam tại một phòng biệt giam vào ngày 15 tháng 11 năm 2009. Bà trở lại phòng giam vào ngày 9 tháng 12. Nhưng nhiều ngày sau, bà lại bị đưa đến phòng biệt giam. Trong phòng giam rất lạnh, và bà Phục lại không có chăn hoặc quần áo mùa đông để giữ ấm. Bà có hai khối u ở cổ, và hiện giờ đã trở thành ác tính.

Tại Khu số tám, các học viên từ chối làm việc nặng nhọc đều bị giam trong các phòng biệt giam. Trong phòng giam rất lạnh, nhưng họ không được phát chăn hoặc quần áo mùa đông. Học viên Lý Minh Diễm, giam tại Khu số ba, đã bị tố giác đưa các bài giảng của Sư Phụ cho nhiều người khác. Bà đã bị giam trong phòng biệt giam từ tháng 12 năm 2009, và đã không được thả cho đến ngày 6 tháng 1. Khi có viên chức ở tỉnh Hà Bắc đến thăm, học viên Khương Vĩ đã đứng lên giảng rõ sự thật. Bà đã bị giam trong phòng biệt giam trong gần một tháng.

Viên chức ở Nhà tù nữ tỉnh Liêu Ninh:

Khu số mười: Đới Tĩnh, đứng đầu khu; Ngô Gia Húc, phụ tá; Tôn Vĩ Tĩnh, đội trưởng Đội số năm.

Khu số chín: Vũ Lực, đứng đầu khu; Lý Khả Xảo, cảnh sát.

Khu số ba: Cai ngục Mã Tú Diễm và Lý Xuân Phương

Khu số hai: Hứa Triều Huy, đứng đầu khu; Trương Lỗi, cai ngục


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2010/2/14/218159.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/2/23/114891.html
Đăng ngày 1-3-2010: Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản

Share