Bài của Trí Chân
[MINH HUỆ 2-8-2007] Vào thời Bắc Tống ở Nam Kinh có một người tên là Trương Phương Bình. Ông có tính tình khoan dung nhân hậu và trọng nghĩa khí, có tiết tháo cao thượng. Ông còn rất tôn kính Thần Phật còn tấm lòng thì cao cả và độ lượng.
Vào năm đầu tiên của triều Tống Nhân Tông, vào mùa thu ở vùng Tứ Xuyên người ta đồn nhau rằng quân giặc chuẩn bị xâm phạm biên giới. Quân sỹ đóng quân tại vùng biên giới ban đêm sợ hãi kêu la, trăm họ khắp nơi đều chạy trốn, trộm cướp hoành hành khắp nơi, trật tự xã hội vô cùng rối ren.
Tin tức truyền tới kinh thành, khiến toàn thể triều đình rất kinh sợ. Nhà vua chuẩn bị tuyển chọn và phái tướng soái đi trước, nói rằng: “Không nên gây ra rối loạn, không nên giúp nó trở thành một biến cố. Mặc dù mọi người đồn đại lung tung, nhưng Trẫm đã có quyết định rồi. Chiến tranh chưa chắc đã xảy ra, nhưng biến cố lại sẽ từ bên trong nảy sinh. Việc này vừa cần phải giỏi về văn hóa giáo dục vừa cần giỏi võ công. Cần phải có 1,2 vị đại thần đi tới đó để xử lý cho tốt đẹp. Ai có thể xử lý tốt chuyện này thì Trẫm sẽ phái người ấy đến để trấn an vỗ về thần dân của Trẫm“. Thế là mọi người đề cử: “Trương Phương Bình chính là người như thế“. Nhà vua bảo: “Được, vậy thì sẽ phái ông ta đi!”.
Thế là Trương Phương Bình lên đường đi tới đất Thục, vào tháng 11 mùa đông năm đó thì tới nơi.
Ông không có giống như người ta lo lắng tích trữ lương thực tiền của, điều động quân đội đàn áp khắp nơi. Ngày ông tới nhậm chức liền ra lệnh giải tán các khu vực phòng thủ đóng quân hỗn loạn, loại bỏ những cơ sở thiết bị phòng thủ căng thẳng kiểu như đang đối mặt với quân thù. Ông khuyên bảo quan lại và dân chúng các quận huyện: “Quân giặc tới đây sẽ do ta phụ trách, không cần các người phải vất vả như thế“. Ông để cho mọi người giống như thường lệ, các quan chức, sỹ nông công thương ai làm việc nấy chứ không cần hoang mang lo lắng như trước. Ông mỗi ngày chuyên cần làm việc nước, trấn an vỗ về quân đội và nhân dân.
Không lâu sau, khu vực Ích Châu lại thanh bình như xưa, nhân dân lại có được một cuộc sống ổn định và nề nếp. Một buổi sáng ngày Tết năm sau, dân chúng bàn nhau muốn dựng một bức tượng vẽ Trương Phương Bình đặt trong nhà thờ. Trương Phương Bình muốn ngăn lại nhưng không được.
Tô Huân nói với mọi người: “Tai họa không phát sinh thì dễ dàng quản lý rồi. Tai họa xuất hiện thì cũng dễ dàng quản lý. Có manh mối của tai họa nhưng không có biểu hiện của tai họa, nghĩa là tình trạng tai họa treo lơ lửng trên đầu thì khó quản lý nhất. Không thể bởi vì có dấu hiệu tai họa mà nóng vội hấp tấp, nhưng cũng không thể buông lỏng cảnh giác được. Cho đến thời điểm mùa thu năm trước, thế cuộc tuy có lệch lạc nhưng còn chưa đổ vỡ. Chỉ có Trương Công của các vị mới có thể ngồi an tọa ở ngay bên cạnh nó, sắc mặt không thay đổi, ung dung bắt đầu quản lý chính sự. Làm xong việc rồi thì trầm tĩnh rút lui, không có chút nào kiêu căng tự đắc cả. Thay mặt Hoàng đế quản lý nhân dân không biết mệt mỏi, đó chính là Trương Công. Các vị nhờ có Trương Công mà được sống, ông ấy chính là cha mẹ tái sinh của các vị. Thêm nữa Trương Công còn từng nói với tôi: “Trăm họ tính tình dễ thay đổi, chỉ xem bên trên như thế nào thì họ cũng sẽ như thế ấy. Mọi người đều nói, người dân đất Thục thường hay phát sinh loạn lạc. Vì thế cho nên quan lại hay đối xử với họ và áp dụng hình pháp quản chế họ như đối với phường trộm cướp. Đối với những người dân vốn đã nơm nớp lo sợ mà lại sử dụng luật hình tàn khốc để quản lý họ, như thế trăm họ mới nhẫn tâm coi thường bản thân mình, bỏ mặc cha mẹ con cái đi nhập bọn với phường trộm cướp, do đó mà thường xuyên phát sinh đại loạn. Nếu như dùng lễ nghĩa để giáo hóa dân chúng, dùng pháp luật để ràng buộc họ thì chắc chắn sẽ dễ dàng quản lý được người dân đất Thục. Còn áp bức dân chúng khiến từ đó phát sinh loạn lạc, thế thì dù là dân chúng Lỗ Tề cũng sẽ trở nên như vậy mà thôi. Ta đối đãi với dân đất Thục như đối với dân chúng Tề Lỗ thì họ cũng sẽ trở thành giống như bách tính Tề Lỗ. Nếu tùy tiện làm bừa mà không theo kỷ cương phép tắc hành xử, lạm dụng uy quyền mà áp bức dân thường, thì tôi không muốn làm như thế”. Yêu quý và đối xử phúc hậu như thế với người dân đất Thục thì từ trước tới nay không có ai như Trương Công“.
Mọi người nghe xong, đồng loạt thi lễ thêm lần nữa và nói: “Đúng là như thế“.
Tô Tuân lại nói tiếp: “Ân đức của Trương Công ghi tạc trong lòng các người, ghi tạc trong lòng con cháu các người. Công lao thành tích của ông ấy ghi trong sử sách, không cần phải dùng tượng nữa. Hơn nữa Trương Công cũng không muốn như vậy, phải không?”
Mọi người đều nói: “Trương Công làm sao mới quan tâm đến việc này? Dù Trương Công không màng đến chuyện lưu danh sử sách, nhưng trong lòng chúng tôi đều cảm thấy không an lòng. Xưa nay bình thường nghe được có người nào đó làm chuyện tốt, thì nhất định muốn hỏi xem người ấy ở đâu, hình dáng, tuổi tác, khuôn mặt như thế nào. Thậm chí còn có người hỏi thăm xem người ấy bình sinh yêu thích những gì để đoán xem tính tình của người ấy ra sao. Mà các quan viết sử cũng đem những chuyện này viết vào trong tiểu sử của người ấy, mục đích là muốn để cho người trong thiên hạ không những khắc ghi vào trong lòng, mà còn cần phải tái hiện rõ ràng như đang ở ngay trước mặt, từ đó khắc ghi càng sâu đậm trong tâm. Bởi vậy xem ra, tượng chân dung không phải là không có ý nghĩa“.
Tô Tuân không biết trả lời làm sao. Ông sau đó lấy chuyện này viết thành tác phẩm “Trương Ích Châu họa tượng ký” nổi tiếng.
Trước khi Trương Phương Bình mãn hạn làm quan trở lại kinh thành, nhân dân Ích Châu làm một bức tượng vẽ chân dung của ông, đặt vào miếu thờ, bày tỏ lòng yêu quý và kính trọng đối với ông. Sự tích Trương Phương Bình đối xử nhân từ với dân chúng đất Thục truyền khắp thiên hạ, mọi người đều nói: “Quốc gia có chuyện trọng đại gì, có thể phó thác cho Trương Công“.
Trương Phương Bình đối với nhân dân đất Thục và cảnh loạn lạc ở vùng Ích Châu đã chọn dùng chính sách trấn an vỗ về. Ông tuyệt nhiên không “Vứt bỏ xem như phường trộm cướp”, mà dùng cách “Đối đãi như với dân chúng Tề Lỗ”, tin tưởng ở người dân Thục, kết quả chỉ đến tháng Giêng năm sau đã khôi phục được trật tự trị an.
Từ đó chúng ta nhớ đến: Đối với những người nhất thời sai lầm mà đánh mất bản thân, chúng ta phải chăng bởi vì quan niệm của bản thân không chính nên không thể đối xử tốt với họ, đó là kéo một người lại hay xô người ấy đi đây? Trong những lúc người khác cần được trợ giúp nhất, phải chăng chúng ta bởi vì khó khăn lớn mà buông bỏ trách nhiệm của bản thân, đã thực sự làm được lòng từ bi sâu sắc và đối xử một cách khoan dung nhân từ hay chưa? Dùng thiện tâm và phương pháp tốt nhất có thể được, chúng ta tin tưởng rằng câu hỏi hóc búa nào cũng đều sẽ giải quyết được một cách dễ dàng.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2007/8/2/159288.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2007/8/25/88903.html
Đăng ngày 07-02-2010; Bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai cho sát hơn với nguyên bản.