Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ tại Đức
[MINH HUỆ 10-08-2019] Ngày 10 tháng 8 năm 2019, các học viên Pháp Luân Công đến từ khắp châu Âu đã tổ chức một lễ mít-tinh, diễu hành và thắp nến tưởng niệm tại Berlin. Ba thành viên của Bundestag – Quốc hội Liên bang Đức – đã gửi thư đến lễ mít-tinh nhằm lên án cuộc bức hại của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và tuyên dương sự bền bỉ của các học viên Pháp Luân Công trong việc kháng nghị ôn hòa đối với cuộc bức hại trong 20 năm qua.
Người phát ngôn của Ủy ban Nhân quyền của Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo (CDU): “Chúng ta phối hợp cùng nhau.”
Thư của ông Michael Brand, người phát ngôn của Ủy ban Nhân quyền và Hỗ trợ Nhân đạo của CDU
Ông Michael Brand, người phát ngôn của Ủy ban Nhân quyền và Viện trợ Nhân đạo thuộc Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo Đức (CDU), đã thay mặt cho tất cả các thành viên ủng hộ Pháp Luân Công của Bundestag gửi lời chào mừng tới các học viên.
Trong thư, ông Brand lên án mạnh mẽ cuộc bức hại Pháp Luân Công của ĐCSTQ: “Hệ tư tưởng cộng sản vốn tôn sùng bạo lực đã đàn áp phong trào thiền định ôn hòa này trong nhiều thập kỷ, và chúng tôi yêu cầu cuộc bức hại này phải chấm dứt!”
“Trung Quốc đã ký ‘Hiến chương Liên Hợp Quốc’. Việc bức hại với một nhóm tín ngưỡng như Pháp Luân Công không chỉ vi phạm luật pháp quốc tế, mà thủ đoạn tàn ác này còn vô nhân đạo. Những hành vi của các lãnh đạo Trung Quốc không chỉ tàn nhẫn, mà còn vô nhân tính. Điều này chắc chắn phải được ghi chép lại.”
“Bắt giữ, lao động cưỡng bức, tra tấn và thu hoạch nội tạng từ các học viên còn sống đều là tội ác chống lại nhân loại và phải bị trừng phạt.”
“Thế giới không thể tiếp tục im lặng trước tội ác của các lãnh đạo Trung Quốc đối với các học viên Pháp Luân Công! ”
Ông Brand khích lệ các học viên Pháp Luân Công tiếp tục việc kháng nghị ôn hòa của họ. Trong thư, ông đề cập: “Tôi cũng thẳng thắn kêu gọi các bạn phản kháng sự vi phạm nhân quyền này, tiếp tục kháng nghị cho quyền được tu luyện của các bạn, và không dừng lại.”
“Chúng ta sẽ khiến Trung Quốc phải thực thi nhân quyền, và chúng ta sẽ thấy rằng sự đàn áp và tàn bạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ chấm dứt.”
“Phong trào tu luyện Pháp Luân Công cũng là một minh chứng cho sự phong phú của văn hóa Trung Quốc.”
“Toàn thế giới đều biết rằng ĐCSTQ không phải là Trung Quốc.”
“Toàn thế giới cũng biết Trung Quốc có lịch sử hàng ngàn năm và một nền văn hóa thần truyền. Vậy mà ĐCSTQ lại chống lại văn hóa truyền thống Trung Hoa bằng các thủ đoạn thấp hèn như bạo lực và đàn áp.”
Trước khi kết thúc, ông Brand viết rằng ông sẽ sát cánh cùng các học viên Pháp Luân Công cho đến khi cuộc bức hại chấm dứt. “Những người đấu tranh vì hòa bình và nhân quyền thường nói: ‘Chúng ta giơ lên ngọn đuốc trong thời khắc đen tối nhất, và chúng ta khiến cho ngày đó đang đến.’”
“Vì vậy, tôi mong rằng chúng ta sẽ phản kháng như một chỉnh thể để chứng kiến ngày mà nhân quyền tại Trung Quốc là không thể xâm phạm.”
“Tôi chúc các bạn và tất cả những người tham gia tiếp tục thành công trong những diễn đàn quan trọng này và hãy yên tâm rằng các bạn luôn có sự hỗ trợ từ chúng tôi.”
Thành viên của Bundestag: Hy vọng có nhiều người hơn biết đến sự thật
Ông Andreas Bleck của Đảng Con đường khác cho nước Đức (AfD), Thành viên của Bundestag từ năm 2017
Thư từ ông Andreas Bleck của AfD
Ông Andreas Bleck của Đảng Con đường khác cho nước Đức, một thành viên của Bundestag, đã tuyên bố trong thư: “Giờ đây, tôi hiểu rằng Pháp Luân Công là một môn tu luyện mà các học viên hành xử theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn. Các học viên của môn này đã bị ĐCSTQ bức hại trong 20 năm, và họ đã bị cưỡng bức lao động, bị tra tấn và thu hoạch nội tạng.”
“Tôi hy vọng có thể tiếp thêm cho các bạn sự can đảm để tiếp tục gi rõ chân tướng chứ không chỉ trong lễ mít-tinh này. Các bạn đã thành công trong việc giảng chân tướng cho cá nhân tôi, và tôi chắc chắn rằng khi các bạn nói chuyện với người khác cũng sẽ đạt kết quả như thế. Càng nhiều người biết sự thật về Pháp Luân Công, áp lực để chấm dứt cuộc bức hại đối với Đảng Cộng sản sẽ càng to lớn hơn.”
“Các cuộc kháng nghị như thế này đặt nền tảng cho các học viên ở Trung Quốc Đại Lục được tự do tu luyện, giống như những đồng môn của họ ở Đức. Với hy vọng này, tôi xin chúc lễ mít-tinh của các bạn thành công. Chúng tôi cũng chúc tất cả các học viên Pháp Luân Công mạnh khỏe và may mắn.”
Thành viên của Bundestag: Người dân Trung Quốc có thể có một tương lai hòa bình và tự do
Ông Juergen Braun của AfD, một thành viên của Bundestag
Bức thư của ông Juergen Braun
Ông Juergen Braun của Đảng Con đường mới cho nước Đức, một thành viên của Quốc hội Liên bang Đức, đã tuyên bố trong thư: “Đã 20 năm trôi qua kể từ khi chế độ cộng sản Trung Quốc bức hại các học viên Pháp Luân Công. Cuộc bức hại này mang tính hệ thống và tiến hành một cách tàn khốc, trong đó có việc giết hại hàng chục nghìn học viên Pháp Luân Công bị cầm tù để lấy nội tạng. Đứng tại góc độ văn minh mà nói, Trung Quốc đã lùi về thời kỳ đen tối nhất của Cách mạng Văn hóa. Điều đáng sợ hơn nữa là các học viên Pháp Luân Công mà họ bức hại thuộc về một nhóm người ôn hòa mà không có bất kỳ tham vọng chính trị nào.”
Ông Braun chỉ ra rằng trên thực tế, ngay từ đầu các lãnh đạo cộng sản đã nhận thức được điều này. Trước khi Giang Trạch Dân chỉ đạo chính sách bức hại Pháp Luân Công (“bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính và hủy hoại thân thể”), ĐCSTQ đã ủng hộ phong trào tu luyện môn này. Ông Braun cho rằng việc trở mặt đó đã bộc lộ tính độc tài và hoang tưởng của các lãnh đạo cộng sản, vì họ sử dụng những thủ đoạn tàn bạo nhất để đối phó với những gì họ tin là kẻ thù của đất nước khi bức hại Pháp Luân Công.
Ông tuyên bố: “Người dân Trung Quốc đang tìm kiếm tự do tín ngưỡng và con đường phát triển tinh thần. Họ chỉ yêu cầu được đối xử như người dân của thế kỷ 21. Điều này cũng bao gồm tôn trọng các nhân quyền cơ bản. Tôi chúc mọi người dân Trung Quốc có một tương lai hòa bình mà không bị đàn áp.”
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/8/10/391282.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/8/14/178885.html
Đăng ngày 17-08-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.