Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Trung Quốc

[MINH HUỆ 28-06-2019] Gần đây tôi phát hiện một lỗ sâu ở một chiếc răng hàm của mình, và chiếc răng bắt đầu đau dữ dội. Cơn đau lan xuống ngay một bên đầu. Tôi thấy có trở ngại lớn trong đầu mình mỗi khi tôi phát chính niệm. Cơn đau làm tôi mất tập trung, như thể trái tim bị vùi dập cùng theo từng cơn đau.

Tôi cho rằng việc tu luyện của tôi nhất định là có vấn đề hoặc thiếu sót nào đó. Đối với người tu luyện, đau răng thường là biểu thị của chấp trước vào thức ăn hoặc tu khẩu chưa tốt.

Sư phụ đã giảng trong kinh văn mới về việc nói xấu sau lưng người khác. Tôi cho rằng đây chính là vấn đề của tôi, vì một trong các đồng nghiệp của tôi thường phàn nàn với tôi về cộng sự của cô ta. Dù tôi biết rằng một người tu luyện là không nên tham dự vào các xung đột của người thường, nhưng đôi khi tôi thấy mình cũng hùa theo nhằm an ủi cảm xúc của cô ấy.

Khi răng tôi trở nên đau dữ dội, tôi muốn đi gặp nha sĩ để làm dịu cơn đau nhưng liệu trình chữa trị quá ư tốn kém. Tôi quyết định để mặc nó, phát chính niệm và quy chính lại bản thân mình.

Ngày hôm sau, một đồng nghiệp lại nói xấu người khác với tôi và tôi đã đồng ý với anh ta. Tôi từng nghĩ rằng mình là một người rất lý trí và thường sẽ không bình luận về mọi thứ. Ngay cả tôi biết rõ mình cần phải tu khẩu nghiêm túc, nhưng tôi đã không nhận thấy mình có vấn đề về việc nói sau lưng người khác, và nó đã phát triển thành thói quen.

Tôi kinh ngạc và thất vọng bởi bản thân đã tự thốt ra những lời thị phi một cách tự nhiên, ngay cả sau khi đã được điểm hóa bằng việc đau răng. Tại sao tôi lại không ý thức được những gì mình nói ra? Vì sao tôi lại nói sau lưng người khác? Tôi đã hiểu rằng tu luyện bản thân mấu chốt chính là ở tu khẩu. Tôi có xu hướng bình luận về bất cứ điều gì không phù hợp với quan niệm của mình, và ngay cả khi tôi không nói gì, tâm trí tôi vẫn bị xáo trộn. Nói cách khác, tôi đã thất bại trong việc bất động tâm.

Do tính chất công việc nên tôi thường gặp gỡ nhiều người. Khi bắt gặp ai đó, tôi lập tức phát ra những suy nghĩ phán xét họ, chẳng hạn như, quần áo của cô ấy trông rẻ tiền. Kiểu tóc của anh ấy trông thật kỳ lạ.

Sư phụ dạy chúng ta rằng:

“Nghiệp lực ấy là ở trạng thái nào đó vào mấy năm trước, ở trạng thái tiêu chuẩn đạo đức nào đó mà được hình thành, như vậy, nó là dùng tiêu chuẩn như thế mà đo lường sự vật. Nếu những thứ đó hình thành nhiều lên, thế thì, cả cuộc đời người ta đều sẽ là chịu sự lèo lái của nó. Quan niệm được hình thành ấy mà cho rằng tốt hay xấu, thì người ta liền cho rằng đó là tốt hay xấu như thế, rồi cho rằng nên làm như thế như thế; nhưng mà tự kỷ của họ đã mất rồi. Tự kỷ của họ hoàn toàn bị quan niệm hậu thiên không lương thiện được hình thành hậu thiên bao phủ kín rồi, che đậy mất rồi. Tiêu chuẩn đo lường tốt-xấu một cách chân chính của tự kỷ bản thân họ là không còn nữa rồi”. (Phật Tính, Chuyển Pháp Luân Quyển II)

Khi tôi hướng nội thật sâu để xem điều gì đã thúc đẩy các ý nghĩ đó thì tôi nhận ra hầu hết chúng bắt nguồn từ chấp trước của chính tôi về sự ham muốn. Sau khi thấy rõ sơ hở của mình, tôi đã có thể dễ dàng nhận ra các ý nghĩ này ngay khi chúng xuất hiện. Chúng không thể là chính tôi được và tôi đã trừ bỏ chúng rất nhiều. Giờ đây, tôi đã có thể chặn đứng ý nghĩ của mình trước khi chúng hình thành.

Hôm nọ tôi nhớ có một bài viết chia sẻ thể ngộ mà tôi đã đọc trên trang web Minh Huệ, xương và gân của tác giả đã được Sư phụ khôi phục lại hoàn toàn. Tôi nghĩ việc đau răng của tôi là không đáng gì, và chắc chắn sẽ biến mất, và tôi cảm thấy xấu hổ vì đã tìm đến nha sĩ. Đó là dấu hiệu cho thấy tôi thiếu niềm tin vào Đại Pháp và Sư phụ.

Răng của tôi đã hoàn toàn ổn vào ngày hôm sau. Thậm chí còn không có một lỗ nhỏ.

Từ kinh nghiệm này, tôi đã hiểu sâu hơn về Pháp. Tất cả mọi thứ tôi gặp là điều tốt bởi vì nó giúp tôi phát hiện và loại bỏ các chấp trước và tự sửa lỗi của bản thân mình.

Giống như Sư phụ đã giảng:

“Nhất là những năm bức hại trở đi, trong những việc chứng thực Pháp mà chư vị làm, bất kể gặp sự việc cụ thể như thế nào, tôi từng bảo chư vị rằng, đó đều là việc tốt; vì chư vị tu luyện rồi mới xuất hiện [nó]. Bất kể chư vị nhận phải ma nạn lớn đến mấy, thống khổ lớn đến đâu, thì đều là việc tốt; vì chư vị tu luyện rồi mới xuất hiện [nó]. Trong ma nạn có thể thanh trừ nghiệp lực, trong ma nạn có thể trừ bỏ nhân tâm, trong ma nạn có thể khiến chư vị đề cao lên”. (Giảng Pháp tại Pháp hội New York năm 2008 – Giảng Pháp tại các nơi VIII)


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/6/28/388921.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/7/7/178353.html

Đăng ngày 08-08-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share