Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Mỹ

[MINH HUỆ 23-06-2019] Kể từ Pháp hội Los Angeles năm 2006 tới nay hầu như năm nào Sư phụ cũng đều nhắc tới vấn đề văn hoá đảng như một điều tất nhiên. Nhưng vấn đề này lại ngày càng nghiêm trọng hơn do số học viên tại Đại lục ra hải ngoại ngày càng nhiều.

Hiện nay, tôi liệt kê những lời nói và hành vi mà bản thân nhìn thấy ở các đồng tu Đại lục trong hạng mục quảng bá Thần Vận để nhắc nhở đôi chút. Hy vọng mọi người đều có thể coi trọng, nếu không lời nói và hành vi của bản thân sẽ bôi nhọ Đại Pháp, làm tổn hại tới hạng mục và hình tượng Đại Pháp trong mắt mọi người mà các đồng tu tại hải ngoại đã vất vả gây dựng suốt bao nhiêu năm qua. Dường như các học viên này không biết mình đang làm việc xấu, phản tác dụng với nguyện vọng của họ.

Tư tưởng của ĐCSTQ trái ngược với nguyên lý của Đại Pháp

Những thứ của văn hoá đảng dựa trên thù hận và tranh đấu, đều là thứ cực đoan, ích kỷ. Điều này bản thân nó rất dễ kích động tranh đấu, đôi co. Tranh đấu chính là điều mà Đảng cộng sản hứng thú, chính là môi trường để khuấy đảo đệ tử Đại Pháp. Các khía cạnh của văn hóa đảng có thể được nhận thấy trong suy nghĩ và lời nói của những người bị tiêm nhiễm truyền bá hệ tư tưởng của nó. Điểm này mọi người đều đã nghe nhiều lần, đều biết rằng tư tưởng và ngôn từ của văn hoá đảng khởi tác dụng vô cùng tiêu cực.

Ví như có người vì bản thân không thể tham gia hạng mục mà sinh tâm oán trách, đứng trước mâu thuẫn không những không hướng nội tìm bản thân, mà còn cảm thấy mình không được trọng dụng. Vậy nên họ đưa ra những kết luận tưởng là đúng nhưng lại không đúng, không chỉ đề cao bản thân, mà còn ảnh hưởng tới chính niệm của các đồng tu khác. Phàn nàn là thứ phụ diện, thậm chí là thứ ác, cách làm chính xác là không dung túng cho niệm đầu này, không nhận những thứ phụ diện, những thứ ác này. Chúng ta ức chế và bài xích chúng, sau đó lập tức tìm xem bản thân có vấn đề gì không, vì sao lại gặp phải phiền phức này. Nếu không tìm được, thì lập tức học Pháp, xin Sư phụ điểm hoá, bước ra khỏi chốn mê.

Một ví dụ khác, khi quảng bá Thần Vận thời kỳ đầu, số lượng đệ tử Đại Pháp tại hải ngoại khá ít, hơn nữa đa phần đều là những người có học vị và công tác, suy xét vấn đề vô cùng chu đáo. Tôi còn nhớ từ việc chọn dùng người, mỗi bước làm gì, đạt được mục đích gì, đều suy xét và sắp đặt rất tỷ mỷ. Việc quảng bá Thần Vận như thế nào cũng từng tổ chức rất nhiều cuộc họp đào tạo nhau. Đồng thời, về đặc điểm hành nghề của các nhà hát trong xã hội người thường, mọi người cũng phải suy nghĩ rất nhiều. Nhân lực ít nhưng làm rất hiệu quả.

Từ sau năm 2012, số lượng đệ tử Đại Pháp Đại lục tăng nhanh chóng, hơn nữa đa phần đều không hiểu tiếng Anh, không có học vị ở nước ngoài. Đương nhiên, do trước kia thiếu nhân lực, mọi người sẽ cho những đồng tu ra hải ngoại tham gia việc quảng bá Thần Vận. Như vậy phương hướng quảng bá Thần Vận từ việc hành sự suy xét chu toàn dần dần chuyển thành ngày càng truy cầu sự oanh oanh liệt liệt. Có những thành phố mười mấy người, mấy chục người đi treo tờ rơi vào tay nắm cửa từng nhà. Người trong xã hội phương Tây nhìn nhận về bản thân mình như thế nào cũng không chú ý. Trong số rất nhiều đệ tử Đại Pháp cũng có ý kiến phản đối, nhưng căn bản họ không nghe, dẫn đến rất nhiều vấn đề nghiêm trọng.

Đây chính là việc không suy xét tới người khác, không suy xét tới hậu quả trong văn hoá đảng. Thậm chí chỉ cần tôi cảm thấy cần làm thì làm, dẫu sao cũng là cha chung không ai khóc, mỗi người đều không phải chịu trách nhiệm về lời nói, hành vi của mình. Như vậy vô tình sẽ làm tổn hại đến hình tượng của hạng mục. Ví như trước năm 2012, quả thực là chưa hề nghe thấy một lời oán trách về Thần Vận của người thường, nhưng từ sau khi treo tờ rơi vào tay nắm cửa, thì rất nhiều vấn đề theo nhau kéo tới, quả thực là quá nhiều tiếp nhận không hết. Người điều phối cũng không thể kiểm soát, chia sẻ cũng không nghe. Nhưng cũng có thể vì vậy, nên rất nhiều người điều phối trước kia đều từ bỏ vị trí điều phối.

Nơi ở của Sư phụ

Công tác hậu cần sau cánh gà của Thần Vận cũng vậy. Thời đầu chỉ có đệ tử Đại Pháp tại hải ngoại, mọi người đều tuân thủ quy định, lịch thiệp. Dẫu Sư phụ đến, người nào người nấy đều kiên trì tuân thủ làm tốt chức vị của mình, không làm những việc thất lễ. Nhưng khi đệ tử Đại Pháp bước ra từ Đại lục nhiều lên và tham gia vào hạng mục, khiến vài năm gần đây có những hiện tượng chẳng ra sao. Cá nhân tôi nghe được rất nhiều chuyện, nào là vây xung quanh Sư phụ tặng quà, tìm Sư phụ khắp nơi trong nhà hát, vấn đề cá nhân cũng tuỳ tiện hỏi Sư phụ cách giải quyết… Những điều này, đối với một người có tu dưỡng mà nói, quả thực là khiếm nhã.

Bởi vì đây đều là những hành vi rác rưởi trong văn hoá đảng, là điều khiến người ta khinh thường nhất. Vì sao sau này lại có nhiều quy định như vậy, hơn nữa không nói tới việc Thần Vận là cứu người, diễn viên mang trên thân trọng trách, thì ngay cả một đoàn biểu diễn của người thường, thì người làm công tác sau cánh gà cũng không thể có chuyện vì tìm một người nổi tiếng nào đó, mà dùng các thủ đoạn làm ra này khác sau cánh gà và nhà hát? Đây là hành vi rất tồi tệ trong mắt người thường trong xã hội bình thường.

Cách làm chính xác là phải biết nghĩ tới Sư phụ, dẫu là trợ Sư chính Pháp, cứu độ chúng sinh, thì chúng ta làm việc đầu tiên cũng cần phải nghĩ tới Sư phụ. Khi bị những hành vi rác rưởi như vậy dẫn dắt, chúng ta có từng nghĩ xem Sư phụ cảm nhận thế nào không? Là một đệ tử Đại Pháp, nhìn thấy những điều này tôi cảm thấy rất phiền toái, rất ngại ngùng, cảm thấy mọi người không phải là không đặt tâm làm tốt Thần Vận, mà là mang theo văn hoá đảng và nhân tâm, chấp trước mạnh mẽ, làm ra những thứ của con người, khiến tôi thực sự không thể thích ứng. Cho nên tôi nghĩ, mọi người vẫn nên tuân thủ quy tắc như một người bình thường, mới xứng là người tốt trong người thường, sau đó mới nói tới việc làm người tốt hơn nữa, làm người có cảnh giới cao hơn nữa. Bất cứ việc gì, cũng đều cần suy xét tới người khác, lo nghĩ cho người khác, mới không bị những lý lẽ sai lệch, ích kỷ như “Người chẳng vì mình, trời chu đất diệt” tiếp tục thao túng bản thân.

Có đệ tử Đại Pháp xuất ngoại chưa lâu, nên không được phép vào cánh gà, nhưng vẫn tìm trăm phương nghìn kế vào cánh gà cho bằng được. Thậm chí sau khi bị người khác bắt gặp, thì câu đầu tiên lại hỏi đã nhìn thấy Sư phụ chưa. Nhưng mọi người đều không cảm thấy cách làm của mình đã có phần hơi quá. Đây là Mỹ quốc, một xã hội văn minh, có quy phạm hành vi và yêu cầu lịch sự của những người bình thường. Tôi thấy rằng những đồng tu nhất quyết đòi vào cánh gà, thì người điều phối cũng nhất quyết không cho họ vào, nên căng thẳng ở điểm này. Trên thực tế vẫn là do sự ích kỷ và tự ngã quá mạnh gây nên! Cách làm chính xác là phải nỗ lực khiến đầu óc mình được thanh tỉnh, lý trí, chủ động bài xích và thanh trừ những vật chất tự tư và tự ngã đó. Hãy nhớ kỹ biểu diễn Thần Vận là Sư phụ đang cứu người, không được can nhiễu tới Sư phụ, không được trực tiếp can nhiễu tới việc Sư phụ làm chính sự, đại sự.

Còn về hành tung của Sư phụ, những đệ tử Đại Pháp thời kỳ đầu đều biết rằng đây là điều không thể nói. Dẫu Sư phụ đã tới, hay đi đâu, cũng không được nói. Nhưng sau này mọi người lại nói rất tuỳ tiện, đồng thời ĐCSTQ cũng tăng cường theo dõi hơn, mở rộng việc theo dõi người điều phối tới việc theo dõi từng học viên. Bởi lẽ ĐCSTQ có thể rất dễ dàng tìm được thông tin về hành tung của Sư phụ thông qua một học viên. Vậy chẳng phải chúng ta đều trở thành tình báo hành tung của Sư phụ cho ĐCSTQ hay sao? Năm đó Giuda, một tông đồ đã bán đứng Giêsu, đã làm ra chuyện gì?

Mặc dù những đồng tu Đại lục chúng ta chỉ vô tình làm vậy, nhưng hiện nay trong Pháp hội Sư phụ đã nhiều lần nhắc tới vấn đề những thiết bị điện tử chính là cái máy nghe lén, vì sao vẫn không nghe, vẫn không coi trọng? Vậy thì, nếu tuỳ tiện mang theo điện thoại di động hoặc nói ra hành tung của Sư phụ trên điện thoại, thì chúng ta chẳng phải bất cứ lúc nào cũng đang cung cấp “thông tin tình báo quan trọng” trong mắt ĐCSTQ hay sao? Chúng ta có từng bao giờ nghĩ vì sao Sư phụ lại không tới một số nơi hay không? Chẳng phải đây cũng là một nguyên nhân?

Đây chính là chỉ biết nghĩ tới nhân tâm và tình cảm cá nhân, phóng túng chấp trước cá nhân. Những điều này căn bản là hành vi không hề suy xét tới vấn đề an toàn và nhu cầu công việc của Sư phụ. Khi chúng ta thực sự coi bản thân là đệ tử Đại Pháp, thì sẽ không làm như vậy. Cũng giống như chuyện sát nhân, bạn đều biết rằng như vậy là tạo nghiệp và phạm tội, ai bảo bạn làm bạn cũng không làm. Trực tiếp can nhiễu tới việc Sư phụ làm việc chính Pháp, chúng ta đều biết rằng làm vậy không đúng, nên khi thanh tỉnh sẽ không một ai làm như vậy

Lôi kéo quan hệ

Lại nói, việc đi cửa sau, lôi kéo quan hệ đi cửa sau là điều đáng khinh bỉ, nhưng tại Trung Quốc Đại lục có thể quả thực đã quá phổ biến, mọi người đều không ý thức được đó là hành vi không tốt. Ví như lấy lòng nhau, ai da, bạn là người điều phối ở đâu ở đâu, bạn rất lợi hại, thậm chí còn dành nhiều ưu ái hơn cho bạn… Đây chính là biểu hiện của việc làm ra những trường hợp ngoại lệ, kéo bè kéo cánh trong người tu luyện. Mục đích có thể là vì lợi ích của bản thân. Khi họ biết ai đó nổi tiếng, họ sẽ cảm thấy vinh dự và tin rằng họ có thể được lợi ích nào đó trong tương lai.

Kỳ thực vài năm trước khi Thần Vận mới thành lập, căn bản không có những thứ loạn bát nháo này. Tâm tư của mọi người đều dùng vào việc làm thế nào quảng bá Thần Vận, làm thế nào cứu được nhiều người hơn nữa. Sau này sách lược quảng bá Thần Vận về cơ bản đã thành hình, các đồng tu tham dự cũng dần ít đi, ngược lại mọi người lại móc nối quan hệ với nhau.

Đúng vậy, một vài vị điều phối thực hiện rất tốt, nhưng đệ tử Đại Pháp tại địa phương đó kỳ thực đều đang phát huy tác dụng rất nhiều, rất tốt của mình trong đó. Tất cả những điều này lẽ nào đều được quy thành công lao của người điều phối hay sao? Còn những an bài của Sư phụ tại không gian khác, còn sự trợ giúp của Thần thì sao? Những điều này hết thảy đều quy về công lao của người điều phối hay sao? Vậy vì sao có người không biết tốt xấu mà tán dương người điều phối? Đây chẳng phải là hai mặt cực đoan trái ngược nhau của cùng một chấp trước khi hạ thấp, đả kích và đố kỵ người điều phối hay sao?

Do làm hạng mục, rất nhiều đồng tu đều quen biết các đồng tu mà trước đây mình không thể tiếp xúc, vốn là thánh duyên, là Pháp duyên, vì sao không trân quý? Mọi người đều đang cứu người, ngược lại bản thân lại dùng nhân tâm phá hoại hoàn cảnh của đệ tử Đại Pháp? Kỳ thực khi bạn cố ý lôi kéo một vài đồng tu, đồng thời cũng đang khiến càng nhiều người hơn phản cảm với bạn, bởi vì bạn đang làm điều bất chính, gia cường cho thế lực bất chính. Mối quan hệ nhân duyên giữa các đồng tu kỳ thực cũng rất phức tạp. Vì lôi kéo những người có địa vị cao trên bề mặt, mà có lỗi với Sư phụ hoặc có lỗi với những đệ tử Đại Pháp ở tầng thứ cao hơn, phải chăng cái được chẳng bù nổi cho cái mất? Đây kỳ thực là tâm danh lợi của bản thân gây nên, trong các đệ tử Đại Pháp đã khởi tác dụng phá hoại, làm loạn an bài của Sư phụ. Kỳ thực giữa đồng tu với nhau nên giúp đỡ lẫn nhau, thuận theo tự nhiên là tốt nhất.

Bài xích và bàn tán sau lưng

Còn một biểu hiện văn hoá đảng khác, là hạ thấp và bài xích sau lưng những đệ tử Đại Pháp phát huy tác dụng lớn. Tôi đã chứng kiến những sự việc như thế này, tức là ai phó xuất nhiều ngược lại lại trở thành đối tượng bị mọi người công kích. Bới lông tìm vết, đặt điều, nói xấu sau lưng, có cảm giác như nhất định phải đẩy người này ra mới xong chuyện. Có khu vực quả thực không có những người xuất sắc lắm, hạng mục cũng làm không tốt, kỳ thực đa phần đều là bị những chuyện như thế này làm lỡ dở.

Vừa gặp mặt, không phải là lắng nghe người khác biểu đạt một cách thiện ý, muốn làm tốt điều gì đó, mà câu nào cũng oán trách, bình luận khắp nơi về những đệ tử Đại Pháp phó xuất nhiều. Người khác đang tranh thủ từng phút từng giây để cứu người, phó xuất để Sư phụ chính Pháp, vậy mà bản thân từng phút từng giây lại dùng quan niệm của văn hoá đảng, lòng dạ ích kỷ, hẹp hòi và tâm thái tự phụ và những thói quen bất lương dưỡng thành trong cái nồi cơm lớn của chủ nghĩa xã hội, để đo lường người khác, phán xét người khác, sau đó lại quay ngược lại bình luận, thêu dệt, hạ thấp họ. Kỳ thực đây chẳng phải là biểu hiện bị ô nhiễm một cách vô thức bởi hành vi lưu manh của đảng hay sao.

Những tư tưởng, lời nói, hành vi này không những giúp ĐCSTQ chà đạp những đệ tử Đại Pháp tinh tấn, mà còn đang giúp ĐCSTQ chà đạp bản thân. Bản thân mình chẳng phải cũng là đệ tử Đại Pháp hay sao? Sao lại có thể có những hành vi thấp hèn, tồi tệ như vậy? Chắc chắn là không nên có, lại càng không muốn tự nguyện coi những thói quen tăng cường cái xấu này thành bản thân mình mà bảo hộ và gia cường nó.

Kỳ thực, tôi phát hiện ra rằng con người trong văn hoá của xã hội phương Tây bình thường đều mong muốn điều tốt cho người khác, nói những lời hay về người khác. Họ đều tránh đề cao bản thân, hạ thấp người khác, cho rằng làm vậy là hành vi không có tu dưỡng, không có đạo đức. Họ đối đãi với người khác đều rất ôn hoà, lương thiện.

Nhưng tư tưởng đấu tranh trong văn hoá đảng khiến trong các đệ tử Đại Pháp cũng xuất hiện những cảnh ô yên chướng khí. Thường là nhìn người khác không thuận mắt, cứ phải nói vài câu. Thậm chí những đồng tu làm càng nhiều, càng bị người khác đố kỵ, hạ thấp. Vì những việc nhỏ trong cuộc sống, một câu nói năng chẳng chu toàn, hay bất cứ việc gì cũng đều trở thành lý do để người khác bài xích, đả kích. Cuối cùng thì đệ tử Đại Pháp làm được tốt, dụng tâm cứu người ngược lại lại bị đa số người khác đả kích bên ngoài.

Lời kết

Đương nhiên, văn hoá đảng trong đệ tử Đại Pháp không chỉ có vậy, đây chỉ là những điều tôi nhìn thấy khá nhiều, viết ra để nhắc nhở mà thôi. Những đồng tu từ đại lục ra hải ngoại, dẫu thời gian sớm hay muộn, khi chúng ta có thể nghiêm túc nhận rõ hiện tượng này, bài xích và thanh lý ngôn hành cùng tư tưởng văn hoá đảng trong bản thân một cách có ý thức, chúng ta mới có thể đồng hoá với Pháp tốt hơn, mới có thể triển hiện ra cảnh giới và ngôn hành cần có của một đệ tử Đại Pháp chân chính.

Trên đây là chút nhận thức cá nhân, những chỗ thiếu sót mong được từ bi chỉ giúp và cải chính.


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2019/6/23/389087.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/7/21/178524.html

Đăng ngày 07-08-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share