Theo một phóng viên ở tỉnh Hà Bắc

[MINH HUỆ 14-12-2009] Ngày 23 tháng 9 năm 2009, các nhân viên cảnh sát từ những thị trấn khác nhau, gồm có từ Cục an ninh quốc gia của Đồn cảnh sát huyện Lễ Huyền và Phòng 610, đã xông vào nhà của 14 học viên. Họ dùng vũ lực để đột nhập vào nhà hay cạy cửa bằng xà beng, sau đó tiến hành lục soát nhà.12 học viên bị bắt, tám trong số họ bị từ chối bất cứ lời biện hộ hợp pháp nào và bị gửi đến các trại lao động cưỡng bức trong ba ngày từ lúc bắt giữ họ. Thẩm phán thậm chí còn cố gắng kết án một trong các học viên một án tù dài hạn.

Sau đây là thông tin các học viên và cuộc bắt giữ họ:

1. Ông Chu Quân Cường, 39 tuổi, là một nhân viên của Công ty thực phẩm Lễ Huyền. Sau khi ông mất việc, ông bắt đầu kinh doanh riêng bằng cách vận hành một cửa hàng đồ thể thao. Lúc 7 giờ tối ngày 23 tháng 9 năm 2009, 100 cảnh sát dẫn đầu bởi Vương Thụy Hân, đồn phó Đồn cảnh sát Lễ Huyền, và Vương Quân Xương, đứng đầu Cục an ninh quốc gia, bao vây nhà ông Chu. Vì ông Chu từ chối mở cửa, Vương Quân Xương đã ra lệnh các nhân viên dùng một cái rìu để phá vỡ các cửa an toàn. Các nhân viên đã tịch thu một máy in, một máy tính để bàn, một đầu ghi DVD, đầu đọc DVD, và các sách Pháp Luân Đại Pháp. Họ cũng tịch thu một cái tủ trong đó có ba biên lai tiền gửi và hơn 20,000 nhân dân tệ, tổng cộng hơn 100,000 nhân dân tệ, tiền kiếm được bởi ông Chu và anh em của ông. Ngày 26 tháng 9, không đầy ba ngày sau khi bắt ông, ông Chu bị kết án 2 năm lao động cưỡng bức tại Trại lao động cưỡng bức Cao Dương.

2. Bà Triệu Lệ Mai, 45 tuổi, là một giáo viên tại Đại học truyền hình Lễ Huyền. Sau khi từ chối từ bỏ niềm tin vào Pháp Luân Công, bà đã bị quấy nhiễu bởi các nhân viên từ Phòng 610, những người tại nơi bà làm việc, và hội đồng giáo dục. Kết quả là, gia đình thân yêu của bà bị tan nát. Khoảng 7 giờ tối vào ngày 23 tháng 9 năm 2009, khi bà Triệu đang trên đường về nhà, một nhóm nhân viên đã chặn bà lại và lấy đi xe máy và túi xách của bà, gồm có tiền mặt, một biên lai chứng nhận tiền gửi, và hoá đơn. Sau đó các nhân viên dùng vũ lực vào nhà bà và tịch thu một máy tính, một máy in, và 2 đầu VCD/DVD. Bà Triệu bị kết án ngày 26 tháng 9 một năm tù lao động cưỡng bức tại trại lao động cưỡng bức nữ Thạch Gia Trang.

3. Cô Chu Lệ Hoa, 40 tuổi, là một kỹ thuật viên bệnh viện. Cô bị quấy nhiễu và bị bức hại vì không từ bỏ niềm tin của mình. Cô bị từ chối bất kỳ sự nghỉ phép nào bởi người chủ và thậm chí bị sa thải. Khoảng 7 giờ tối ngày 23 tháng 9 năm 2009, Hàn Đại Khoan, đứng đầu Sở cảnh sát Quách Đan, và người đàn ông này đã bắt cô Chu và tịch thu một máy tính, 2 điện thoại di động, và vài cuốn sách Pháp Luân Đại Pháp. Sau đó cô bị kết án một năm lao động cưỡng bức và bị gửi đến Trại lao động cưỡng bức nữ Thạch Gia Trang ngày 26 tháng 9.

4. Bà Cốc Hương Thụy, 56 tuổi, là một giáo viên nghỉ hưu, bị bắt bởi các nhân viên từ sở cảnh sát địa phương ngay sau 7 giờ tối ngày 23 tháng 9 năm 2009. Các nhân viên đã tịch thu một máy tính, một máy in, và tài liệu Pháp Luân Đại Pháp. Bà bị kết án một năm lao động cưỡng bức và bị gửi đến Trại lao động cưỡng bức nữ Thạch Gia Trang.

5. Cô Vinh Trân, 43 tuổi, là một bác sĩ làm việc tại Viện dưỡng lão và được thương yêu bởi đồng nghiệp và người dân. Ngày 23 tháng 9, một nhóm nhân viên xông vào nhà cô. Họ bắt và lục soát nhà cô. Họ tịch thu một máy quay video với một băng đám cưới, một máy in, và các sách Pháp Luân Đại Pháp. Cô bị gửi đến trại lao động cưỡng bức nữ Thạch Gia Trang để thi hành 1 năm tù lao động cưỡng bức.

6. Ông Chu Ngạn Long, 43 tuổi, bị bắt và nhà ông bị lục soát lúc 7 giờ tối ngày 23 tháng 9 năm 2009, bởi các nhân viên từ sở cảnh sát địa phương. Họ đã tịch thu một máy tính, một máy in, và các sách Đại Pháp. Ông bị gửi đến Trại lao động cưỡng bức Cao Dương ngày 26 tháng 9 trong 1 năm.

7. Bà Phương Vĩ , 52 tuổi, sở hữu một tiệm sách. Vì bà từ chối từ bỏ niềm tin của mình, bà bị bắt và nhà bà bị lục soát ngày 23 tháng 9 năm 2009. Các nhân viên từ đồn cảnh sát địa phương đã tịch thu một máy tính, một máy in, và các sách Pháp Luân Đại Pháp. Bà bị gửi đến trại lao động cưỡng bức Thạch Gia Trang ngày 26 tháng 9 trong một năm.

8. Cô Điền Tuấn Phương, 45 tuổi, bị bắt và nhà cô bị lục soát bởi cảnh sát ngày 23 tháng 9 năm 2009, vì từ chối từ bỏ niềm tin của mình. Các nhân viên đã tịch thu một máy tính và máy in, được dùng để theo dõi sổ sách. Máy tính của bà chứa đựng rất nhiều thông tin sổ sách và báo cáo quan trọng. Cảnh sát cũng tịch thu vài cuốn sách Pháp Luân Đại Pháp. Ngày 26 tháng 9 năm, bà bị gửi đến trại lao động cưỡng bức nữ Thạch Gia Trang trong một năm.

9. Ông Triệu Tiểu Xương, 60 tuổi, bị kết án lao động cưỡng bức năm 2001, vì ông đến Bắc Kinh để hô to Pháp Luân Đại Pháp. Khi bị giam, ông bị sốc điện, và các nhân viên cũng đâm những cây tre vào ngón tay ông. Lúc 7 giờ tối ngày 23 tháng 9 năm 2009, mười hai nhân viên dùng vũ lực vào nhà ông và tịch thu một máy tính, các sách Pháp Luân Đại Pháp, và nhiều bản sao của “[https://9binh.comCửu Bình”. Khi các nhân viên dùng vũ lực lôi ông ra ngoài, ông Triệu dùng hết sức hô to, “Pháp Luân Đại Pháp Hảo”. Ông bị còng tay và bị xiềng xích, sau đó bị đưa đến Trung tâm giam giữ huyện Lễ Huyền. Chính quyền đã cố kết án ông một án tù dài. Vợ ông, bà Phùng Văn Trân, bị kết án bảy năm tù vào năm 2007 vì giảng rõ sự thật về Pháp Luân Công. Không ai được ra khỏi nhà họ.

Những người chịu trách nhiệm cuộc bức hại:

Quách Kiến Dân, cục trưởng Cục cảnh sát huyện Lễ Huyền: 13803125771 (Di động), 0312-6218121, 6923698 (Văn phòng) Vương Đào, bí thư của Ủy ban thanh tra kỷ luật của Đảng Cộng sản Trung Quốc, người phụ trách đàn áp Pháp Luân Công: 13933203818 (Di động)
Vương Thụy Hân, đứng đầu Trung tâm giam giữ huyện Lễ Huyền: 13930233022 (Di động)
Vương Quân Xương, cục trưởng Cục an ninh quốc gia: 13503382201 (Di động), 0312-6226606
Trương Dược Hiền, đứng đầu Phòng 610 huyện Lễ Huyền: 13633228299 (Di động)
Điền Lợi Huy, phó Phòng 610 Lễ Huyền: 0312-6218555, 0312-6211103, 6215541, 6235800 (Văn phòng)


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2009/12/14/214402.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2009/12/27/113396.html
Đăng ngày: 30-12-2009; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai cho sát hơn với nguyên bản.

Share