Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ tại London

[MINH HUỆ 25-07-2019] Hàng năm, các học viên Pháp Luân Công trên khắp thế giới đều tổ chức các sự kiện để tưởng niệm các học viên đã qua đời do bị bức hại. Năm nay là một năm đặc biệt quan trọng, bởi năm 2019 này đánh dấu 20 năm cuộc bức hại của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đối với Pháp Luân Công. Vào ngày 20 tháng 7 năm 2019, theo lệnh của Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo của chính quyền cộng sản Trung Quốc bấy giờ, ĐCSTQ đã phát động cuộc bức hại nhắm vào môn tu luyện này.

Vào ngày 20 tháng 7, các học viên đến từ Vương quốc Anh đã tham gia chuỗi hoạt động tại London để phổ biến thông tin về cuộc bức hại kéo dài 20 năm ở Trung Quốc. Một số học viên sống sót trong cuộc bức hại đã chia sẻ trải nghiệm của bản thân cũng như của người nhà họ, đồng thời kêu gọi cộng đồng giúp ngăn chặn thảm kịch đang diễn ra.

Các hoạt động bắt đầu lúc 9 giờ sáng trước Đại sứ quán Trung Quốc; mở đầu là cuộc họp báo và luyện công tập thể, sau đó là diễu hành lớn qua trung tâm thành phố London. Một buổi mít-tinh khác đã được tổ chức sau đó trên Quảng trường Saint Martin. Các học viên còn đến văn phòng chính phủ Anh tại số 10 đường Downing để đệ trình thư thỉnh nguyện và bảng chữ ký của những người ủng hộ. Loạt sự kiện kết thúc vào tối cùng ngày với lễ thắp nến tưởng niệm trước Đại sứ quán Trung Quốc.

7826c89517aacabe919b0ade2125d43f.jpg

Các học viên tổ chức mít-tinh ôn hòa trước Đại sứ quán Trung Quốc tại London vào ngày 20 tháng 7 năm 2019

Mít-tinh ôn hòa

Tại buổi mít-tinh trước Đại sứ quán Trung Quốc, Tiến sỹ Lưu từ Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp tại Vương quốc Anh đã nhắc mọi người về sự ngược đãi mà các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc phải chịu vì đức tin của mình kể từ tháng 7 năm 1999. Ông kêu gọi các quan chức hãy thực hiện theo lương tâm của mình thay vì nghe theo ĐCSTQ mà phạm phải việc xấu.

Học viên Pháp Luân Công có tên Dương và cha mẹ anh đã bị bức hại ở Trung Quốc vì đức tin của mình. Anh Dương đã cảnh báo mọi người: “Cuộc đàn áp này cũng đã lan rộng ra cả nước ngoài.” Anh giải thích rằng sau khi anh tham gia một số hoạt động Pháp Luân Công cách đây hai năm, ngôi trường mà anh theo học đã ngừng cấp học bổng cho anh vì sức ép của các quan chức của Đại sứ quán Trung Quốc.

Anh Dương nói, anh hy vọng các quan chức Trung Quốc đó sẽ hiểu được chân tướng về Pháp Luân Công. Anh chỉ ra rằng mù quáng tuân theo chính quyền ĐCSTQ, hay là hành động theo nhận định của bản thân và tôn trọng nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn, hai việc đó sẽ tạo ra sự khác biệt lớn.

Diễu hành qua trung tâm thành phố London

796db0396cbf9d497b3375a64812c1e1.jpg

Các học viên tổ chức diễu hành qua trung tâm thành phố London vào ngày 20 tháng 7 năm 2019

e0d67be2fb876a1e542f2c3a86d51dbe.jpg

Các học viên trình diễn các bài công pháp tại Quảng trường Oxford, một hoạt động của chuỗi sự kiện này

5e341e418bb12a18b2e687b86a43ff07.jpg

Cuộc diễu hành lớn qua khu phố Tàu vào ngày 20 tháng 7 năm 2019

Đoàn diễu hành bắt đầu từ Đại sứ quán Trung Quốc, đi dọc theo phố Regent, phố Piccadilly và đi vòng quanh khu phố Tàu hai lần. Sau khi đi qua trụ sở của BBC, Quảng trường Oxford và Quảng trường Piccadilly, các học viên đã dừng chân tại Quảng trường Saint Martin.

23aed611dd8bae30cb34f267598290ef.jpg

Ông Zek tu luyện Pháp Luân Công từ năm 1998

Ông Zek cho biết ông đã tu luyện Pháp Luân Công được 21 năm. Ông nói rằng có người vẫn chưa từng nghe nói đến Pháp Luân Công và họ rất ngạc nhiên khi biết việc ngược đãi mà các học viên ở Trung Quốc [phải chịu đựng] vì đức tin của mình.

Mít-tinh tại Quảng trường Saint Martin

29a9b5228e5ec0d33366bf8c86ed0783.jpg

f895f893ff0567416b16337638b8a270.jpg

Mít-tinh ôn hòa và luyện công tập thể trên Quảng trường Saint Maritn

Tại buổi mít-tinh trên Quảng trường Saint Martin, bà Caroline của Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp Vương quốc Anh đã kêu gọi chính phủ Anh và xã hội quốc tế giúp chấm dứt cuộc bức hại này ở Trung Quốc. Bà hy vọng mọi người có thể tỉnh táo trước tuyên truyền của ĐCSTQ và trân quý nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn.

a2f1f669c522c8b46eccfaf2f98d1fdd.jpg

82473e114bdd89cf42411633f4668b23.jpg

7962162188aa552350c747461e24165d.jpg

Bị lôi cuốn bởi các hoạt động, mọi người hỏi han về Pháp Luân Công và ký đơn thỉnh nguyện giúp chấm dứt cuộc bức hại

Một đại diện của Liên minh Quốc tế về Chấm dứt Nạn Lạm dụng Cấy ghép tạng ở Trung Quốc (ETAC) đã phát biểu tại buổi mít-tinh và nhấn mạnh về phán quyết cuối cùng của một tòa án độc lập tại London, cho thấy ĐCSTQ vẫn chưa chấm dứt thu hoạch tạng từ các học viên Pháp Luân Công còn sống ở Trung Quốc.

Bé Pháp Đồng, 12 tuổi, nói rằng bà ngoại cháu là Mạnh Tú Nga đã bị bắt giữ ở Trung Quốc vào tháng 10 năm 2016 và bị giam giữ kể từ đó đến nay. Cháu đã tham gia các sự kiện cùng với mẹ và nói rằng cháu hy vọng thảm kịch này sẽ sớm kết thúc để cháu có thể gặp được bà.

Đệ trình các tài liệu lên chính phủ Anh

Bốn học viên Pháp Luân Công, gồm các đại diện từ Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp Vương quốc Anh và người nhà của các nạn nhân bị hại trong cuộc bức hại đã đến số 10 phố Downing vào chiều cùng ngày để đệ trình một bức thư lên Thủ tướng. Họ cũng đã gửi gần 90.000 bản kiến nghị kêu gọi chính phủ trợ giúp chấm dứt thảm kịch này.

Các học viên cũng đã nâng cao nhận thức về cuộc bức hại thông qua hoạt động luyện công tập thể, trưng bày áp phích thông tin và thu thập chữ ký thỉnh nguyện. Học viên Stewart cho biết: “Cuộc bức hại của ĐCSTQ đối với Pháp Luân Công ảnh hưởng đến tất cả mọi người trên thế giới này.”

7232b948c53d7bcd55551dc379c41b67.jpg

Khi thành phố nhộn nhịp bao trùm trong đêm, các học viên đã tổ chức lễ thắp nến tưởng niệm trước Đại sứ quán Trung Quốc


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/7/25/390599.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/7/27/178607.html

Đăng ngày 31-07-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share