Bài viết của Lý Tĩnh Phi, phóng viên báo Minh Huệ

[MINH HUỆ 22-07-2019] Kể từ 20 tháng 7 năm 1999, khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bắt đầu đàn áp Pháp Luân Công, các học viên đã đến Washington DC vào thời gian này mỗi năm để tưởng niệm cuộc bức hại và kêu gọi sự trợ giúp của cộng đồng quốc tế để chấm dứt sự tàn bạo này.

0c9e376c4ff154c08a8d01deddeaa647.jpg

Các học viên Pháp Luân Công tổ chức mít tinh trước Tòa nhà Quốc hội Mỹ tại Washington DC vào thứ Năm, ngày 18 tháng 7 năm 2019.

Ông Trương Gia Bình, phát ngôn viên của Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp, cho biết các học viên không dùng bạo lực để đáp trả cuộc đàn áp, mà họ chỉ bảo vệ các quyền tín ngưỡng căn bản của mình. Bằng việc giữ vững nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn, họ đang giúp bảo vệ các giá trị phổ quát của nhân loại.

Cuộc mít tinh đầu tiên cách đây 20 năm

b901c454f5a841f1851cad04104ebb50.jpg

Ông Trương Gia Bình, người phát ngôn của Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp

Khi ĐCSTQ bắt đầu đàn áp và vu khống Pháp Luân Công cách đây 20 năm, đó là lần đầu tiên các học viên đến Washington DC. “Trời rất nóng và các học viên từ khắp Hoa Kỳ đã tập trung trước Tòa nhà Quốc hội để tọa thiền. Một số bà mẹ trẻ bế theo con mới vài tháng tuổi, có cả những học viên cao tuổi”, ông nhớ lại.

Đa số những học viên đến Quốc hội Hoa Kỳ trình bày tình huống này là sinh viên, vốn ít kinh nghiệm tiếp xúc với các quan chức chính phủ, các hãng thông tấn, hay các tổ chức nhân quyền.

Ông cho biết: “Một số người trong chúng tôi không chuẩn bị kỹ lưỡng thậm chí còn mặc quần soóc. Chúng tôi cũng không biết phải nói chuyện với các quan chức cấp cao như thế nào bởi vì chúng tôi chưa bao giờ được huấn luyện về mặt này. Tuy nhiên, chúng tôi đều làm những việc này bằng tấm lòng của mình – và đã làm cảm động các nghị sỹ Quốc hội.”

Sau năm ấy, Quốc hội Hoa Kỳ đã thông qua nghị quyết đầu tiên nhằm phản đối cuộc bức hại Pháp Luân Công tại Trung Quốc. “Lúc đó, chúng tôi không rành về nghị quyết cho lắm. Một trợ lý của một vị dân biểu là người Mỹ gốc Hoa và anh ấy đã giúp chúng tôi phác thảo nó. Đó là nghị quyết đầu tiên mà chúng tôi có”, ông Trương bổ sung thêm.

Cuộc bức hại còn khiến nhiều người hơn tìm hiểu về Pháp Luân Công

ĐCSTQ đã bức hại Pháp Luân Công 20 năm, và ông Trương đã chia sẻ một quan sát thú vị: “Nhiều người ở Trung Quốc không biết Pháp Luân Công. Sau khi cuộc đàn áp nổ ra, họ bỗng tò mò và muốn biết nhiều hơn. Theo đó, có những người thấy Pháp Luân Công quá tốt nên đã bước vào tu luyện.“

Ở các quốc gia khác cũng xảy ra tình huống tương tự. Pháp Luân Công hiện đã được thực hành ở hơn 100 quốc gia, và các bài giảng của pháp môn đã được dịch sang hơn 40 ngôn ngữ.

Đây là điều nằm ngoài dự đoán của Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo ĐSCTQ, kẻ phát động cuộc bức hại năm 1999.

Ông Trương nói tiếp: “Qua nhiều năm, số học viên đã tăng lên. Đặc biệt là ở Châu Âu và Hoa Kỳ, nhiều người phương Tây đã bước vào tu luyện.”

Chuẩn mực đạo đức

Khi ngày càng nhiều người biết cảnh ngộ của các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc, nhiều người đã đứng lên kêu gọi chấm dứt sự tàn bạo này. Một số luật sư đã biện hộ vô tội cho các học viên, và đông đảo cư dân đã ký đơn thỉnh nguyện kêu gọi thả các học viên đang bị giam giữ. Ông Trương cho biết: “Những tình huống như vậy xuất hiện ở nhiều nơi ở Trung Quốc.”

Một thay đổi trong những năm gần đây là các hãng thông tấn của ĐCSTQ, kể cả các hãng thông tấn thân ĐCSTQ ở nước ngoài, hiếm khi đề cập đến Pháp Luân Công.

Ông giải thích: “Một lý do có thể là cuộc bức hại này đã quá tai tiếng ở cả trong và ngoài Trung Quốc. Mặt khác, cuộc đàn áp vẫn tiếp diễn với những học viên bị bắt hàng tháng và một số đã mất đi sinh mạng.”

Theo Minh Huệ, hơn 4.300 học viên đã bị chết do bị tra tấn trong khi bị cảnh sát giam giữ. Đây là những trường hợp có được nhờ đột phá phong tỏa thông tin ở Trung Quốc, con số thực tế e là còn cao hơn nhiều.

Ông cho biết: “Vì ngày càng có nhiều trường hợp được phơi bày, đặc biệt là nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng được đưa tin trên truyền thông dòng chính nên mọi người đều đang đứng trước lựa chọn đứng về phía đúng hay sai. Suốt 20 năm qua, ĐCSTQ đã đàn áp các học viên bằng bạo lực và tuyên truyền thù hận, song các học viên luôn đáp lại bằng lý trí và sự thiện lương.

Ông kết luận: “Những gì các học viên đang bảo vệ không chỉ là quyền tín ngưỡng cơ bản của họ. Trên thực tế, điều họ đang làm là bảo vệ nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn, vốn là nền tảng của các giá trị đạo đức của xã hội.”

Hy vọng của xã hội

f77a5f026354df474d9a9628d61d478b.jpg

Bà Gayle Manchin, Phó Chủ tịch Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ (USCIRF)

Bà Gayle Manchin là Phó Chủ tịch Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ (USCIRF). Bà cho biết một lượng lớn bằng chứng về cuộc bức hại này đã được trình bày và chúng ta không thể làm ngơ. Cuộc bức hại Pháp Luân Công vẫn tiếp diễn, các học viên vẫn đang bị giam giữ và có nguy cơ trở thành nạn nhân của nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng.

Bà kêu gọi đương kim lãnh đạo ĐSCTQ Tập Cận Bình hành động theo lương tri và đối xử tốt với các học viên Pháp Luân Công vì họ không muốn thứ gì khác ngoài thiền định ôn hòa.

720489c471786bf3c697cdc4371858a0.jpg

Nghị sỹ Steve Chabot của bang Ohio, Hoa Kỳ

Ông Steve Chabot, Nghị sỹ Hạ viện Hoa Kỳ, cho biết ông biết một số học viên Pháp Luân Công. Họ đều là những người tốt; thành thật và siêng năng. Ông cho biết các học viên đã ảnh hưởng tích cực đến những người xung quanh họ, trong đó có cả ông.

Ông phát biểu trong cuộc mít tinh ngày 18 tháng 7: “Chừng nào tôi còn ở Quốc hội, tôi và nhiều cộng sự của tôi, cả bên Đảng Dân chủ lẫn Đảng Cộng hòa, sẽ đấu tranh đòi quyền tự do tu luyện cho các bạn ở Trung Quốc, ở Hoa Kỳ và ở bất kỳ nơi đâu.”

4bd5d7e46ba8b4747f3ca7520e19ca8e.jpg

Luật sư người Trung Quốc, ông Diệp Ninh ở Washington DC

Ông Diệp Ninh, một luật sư người Trung Quốc tại Washington DC cho biết các học viên Pháp Luân Công đang cứu người Trung Quốc và xã hội Trung Quốc đang tha hóa về đạo đức.

Ông phát biểu: “Chừng nào Pháp Luân Công còn tồn tại, người Trung Quốc sẽ được cứu và xã hội chúng ta sẽ có hy vọng.”


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/7/22/390396.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/7/25/178569.html

Đăng ngày 28-07-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share