Bài viết của phóng viên Minh Huệ tại Đài Loan

[MINH HUỆ 07-06-2019] Sau khi tốt nghiệp trường sư phạm và hoàn thành nghĩa vụ quân sự, ông Thái Thủ Nhân đã không ngừng theo đuổi tiền tài và danh vọng. Ông muốn nhanh chóng thăng quan tiến chức, đạt được cả danh và lợi, được mọi người kính nể, và khiến cha mẹ ông được nở mày nở mặt. Tuy nhiên, một tai nạn xe hơi đã làm ông thay đổi quan niệm sống và bắt đầu bước vào hành trình tâm linh. Ông đã tìm thấy Pháp Luân Đại Pháp – môn tu luyện cả tâm và thân dựa trên nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn, và ông đã được hưởng lợi ích từ Pháp Luân Đại Pháp trong suốt hơn hai thập kỷ qua.

Thức tỉnh

Ông Thái nói: “Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, tôi gặp vài người bạn và họ đã chỉ cho tôi cách làm giàu nhanh chóng. Thời điểm đó, tôi đã là một giáo viên tiểu học, nhưng tôi muốn kiếm nhiều tiền hơn. Để làm ăn, tôi đã dùng nhà của mẹ tôi để thế chấp và vay 500.000 Đài tệ. Tuy nhiên, những người bạn đó đã biến mất sau khi lấy tiền của tôi. Tôi đã rất tức giận và lo lắng. Để kiếm lại tiền, tôi đã cố gắng khởi nghiệp, nhưng kết quả là tôi mất mát còn nhiều hơn”.

Năm 28 tuổi, ông Thái đã nợ gần hai triệu Đài tệ. Ông bỏ bê việc dạy học và cố gắng hết sức để có thể xoay chuyển tình thế. Trong đầu ông lúc đó, tiền là thứ duy nhất để có được hạnh phúc. Sau khi bị tai nạn xe hơi, ông chợt bừng tỉnh; kể từ đó, cuộc đời ông đã chuyển sang một bước ngoặt mới.

Ông Thái nói: “Một ngày, trong lúc tôi và một người bạn đang lái xe đi Hoa Liên để xem đất đai, thì chúng tôi gặp tai nạn. Chúng tôi đều không sao nhưng chiếc xe thì nát tươm. Giây phút đó, tôi đột nhiên bừng tỉnh. Lúc đầu, suốt trên đường đi, tôi và người bạn kia không ngừng ba hoa về việc kiếm tiền từ mảnh đất đó. Sau tai nạn, tôi đã không nói một lời nào cả. Chỉ trong nháy mắt, dường như tôi và người bạn kia đã không còn cùng một thế giới nữa. Tôi đã nghĩ đến tu luyện. Tôi không còn muốn theo đuổi hư vinh mà sống qua ngày nữa”.

Ông Thái vẫn còn nhớ rất rõ hôm đó là ngày 24 tháng 10 năm 1992, là ngày ông quyết định sẽ tu luyện.

Bước vào tu luyện Pháp Luân Đại Pháp

Có câu nói: “Đại nạn bất tử, tất hữu hậu phúc”. Sống sót sau tai nạn, ông Thái bắt đầu suy nghĩ về lý do mà thiên thượng đã cứu sống ông.

Ông nói: “Thời gian đó, tôi đã rất thất vọng với cuộc đời, cảm thấy bế tắc cả về mặt tâm lý và thể xác. Tôi đối xử chân thành với mọi người và tin tưởng bạn bè, nhưng tôi lại liên tục bị lừa dối và bị lợi dụng. Khổng Tử nói: ‘Triêu văn Đạo, tịch khả tử’. Tôi đã đọc các cuốn sách về các bậc hiền triết xưa để có thể tìm lại chính mình. Thậm chí tôi còn lên chùa ở cả tuần, tại đó tôi đã có cơ hội học Thái cực quyền. Nhưng tôi vẫn cảm thấy cuộc đời mình mênh mông mịt mù, tôi vẫn không tìm thấy chính Pháp chính Đạo để thực sự có thể phản bổn quy chân”.

Ông nói tiếp: “Một ngày mùa xuân năm 1998, khi đó tôi 34 tuổi, tôi đến Công viên Thanh Niên Đài Bắc để tập Thái cực quyền cùng với một số người bạn. Khi đến nơi, tôi thấy một học viên Pháp Luân Công đang hướng dẫn mọi người tập các bài công pháp ngay gần chỗ chúng tôi. Tôi đã tới tìm hiểu và học bài công pháp thứ ba – Quán Thông Lưỡng Cực Pháp. Khi tôi ôn tập lại động tác ở nhà vào đêm đó, tôi cảm thấy có một nguồn năng lượng rất lớn mạnh ở bên trong thân thể mình”.

Điều này đã khiến ông Thái nảy sinh tâm nguyện tu luyện Pháp Luân Công một cách mạnh mẽ. Bốn tháng sau, học viên đó mời ông tham gia lớp học chín ngày.

Ông Thái nói: “Tôi xem video các bài giảng của Sư phụ Lý Hồng Chí và cảm thấy Ngài rất thân thuộc. Mỗi lời Sư phụ giảng đều thâm nhập vào tâm trí tôi, và tôi thấy thực sự quá tốt. Đến ngày thứ chín, tôi cảm thấy hơi hụt hẫng vì lớp học đã kết thúc, và tôi không được tiếp tục gặp Sư phụ nữa”.

Bất nhị pháp môn

Thử thách đầu tiên mà ông Thái gặp phải là vấn đề “bất nhị pháp môn”. Lúc ấy ông đã tập Thái cực quyền được nhiều năm và rất yêu thích nó. Trong vòng hơn một tháng sau khi kết thúc lớp chín ngày, ông vẫn không nỡ bỏ Thái cực quyền, ông vừa luyện Pháp Luân Công vừa tập Thái cực quyền. Ngày 16 tháng 9 năm 1998, ông bắt đầu bị đau bụng sau khi luyện các bài công pháp của Pháp Luân Công. Ông Thái nhớ lại lời Sư phụ giảng: “Tu luyện phải chuyên nhất” (Chuyển Pháp Luân). Ông lập tức nhận ra rằng Sư phụ sẽ không quản ông nếu ông vẫn không ngộ ra điều này.

Về tâm tính, Sư phụ giảng:

“‘Tâm tính’ là gì? Tâm tính bao gồm có đức (‘đức’ là một chủng vật chất), gồm có Nhẫn, gồm có ngộ, gồm có xả, xả bỏ các loại dục vọng và các loại tâm chấp trước trong người thường; còn cả khả năng chịu khổ v.v., gồm các thứ của rất nhiều phương diện. Cần phải đề cao [tất cả] các phương diện tâm tính con người; như vậy chư vị mới có thể thật sự đề cao lên; đó là nguyên nhân then chốt bậc nhất để đề cao công lực”. (Bài giảng thứ nhất, Chuyển Pháp Luân)

Ông Thái nói: “Ngồi xếp bằng đối với tôi mà nói là vô cùng gian khổ. Tôi đau không chịu nổi và không thể kiên trì được lâu. Trong khi đang chịu đựng thì tôi thấy có một ánh sáng xuất hiện trước thiên mục của tôi. Tôi cảm thấy có một sự thoải mái và tĩnh tại mà không thể dùng ngôn ngữ nhân gian để diễn tả được. Tôi biết ánh sáng đó là Sư phụ đang khích lệ để tôi nỗ lực kiên trì hơn. Kể từ ngày đó, tôi không bao giờ còn có suy nghĩ từ bỏ tu luyện nữa”.

Ông Thái nói thêm: “Lúc mới tu luyện, tôi có thể cảm nhận được Pháp Luân đang xoay chuyển xuôi và ngược chiều kim đồng hồ. Khi tôi không ngừng chiểu theo tiêu chuẩn của Đại Pháp trong hành xử, thì Sư phụ không ngừng tịnh hoá thân thể cho tôi. Đó là một loại cảm giác vô cùng chân thực và huyền diệu. Chỉ cần chân chính tu luyện thì mọi trạng thái không bình thường đều sẽ được chỉnh lý”.

Trước đây, ông Thái thường xuyên bị cảm lạnh, hơi một chút là bị ốm; trong ngăn kéo của ông có toàn là thuốc. Sau khi tu luyện, ông trở nên khoẻ mạnh, ánh mắt ông sáng hơn, và gương mặt hồng hào hơn. Vợ của ông còn hỏi tại sao bà không còn thấy thuốc trong ngăn kéo nữa.

Vợ ông Thái cũng bước vào tu luyện

Năm 2004, vợ ông Thái bắt đầu xuất hiện bệnh ngưng thở khi ngủ. Ban đêm khi bà ngủ, hơi thở của bà dần dần yếu đi, và có lúc ngừng thở. Bà đã đi khám ở nhiều bệnh viện, gặp rất nhiều nhà vật lý trị liệu, uống rất nhiều thuốc, nhưng không có tác dụng gì. Bà sụt hơn 10 kg trong hơn một tháng.

Một đêm nọ, khi hiện tượng bệnh lại xuất hiện, thay vì đi bệnh viện, bà đã yêu cầu ông Thái hướng dẫn bà luyện các bài công pháp.

Ông Thái nói: “Năm giờ sáng hôm sau, tôi đưa vợ ra điểm luyện công. Sau hôm đó, cô ấy đã trở thành một học viên. Dần dần, sức khoẻ của cô ấy được cải thiện rõ rệt. Cô ấy tăng cân trở lại và khuôn mặt cũng hồng hào lên. Một lần, khi cô ấy đang luyện bài công pháp thứ năm, đột nhiên hơi thở của cô ấy lại yếu đi. Cô ấy không biết làm thế nào nên đã hô to: “Sư phụ, xin hãy cứu con!” Hơi thở của cô ấy lập tức đều đặn trở lại. Từ sau sự việc này, cô ấy tu luyện càng kiên định hơn. Vấn đề khó thở của cô ấy đã hoàn toàn biến mất sau vài tuần. Chứng kiến sự thay đổi của cô ấy, thân nhân của cô cũng bắt đầu bước vào tu luyện”.

Mở rộng giáo dục đạo đức

Ông Thái từng là tổ trưởng Tổ Thể dục thuộc Phòng Giáo dục Thể chất của trường, và chịu trách nhiệm cho một dự án mà lãnh đạo nhà trường yêu cầu. Nếu dự án được làm tốt, nhà trường sẽ được Bộ Giáo dục trao cho một khoản tiền thưởng.

Sư phụ giảng:

“Những công nhân sau khi học Pháp Luân Đại Pháp của các ông, đến sớm về muộn, làm việc hết sức cẩn thận, lãnh đạo phân công việc gì cũng [thực hiện] không nề hà; [họ] cũng không tranh [giành] lợi ích.” (Bài giảng thứ tư, Chuyển Pháp Luân)

Chiểu theo Pháp của Sư phụ, ông Thái đã làm việc rất chăm chỉ, ông làm việc đến tận nửa đêm trong nhiều ngày liền. Các đồng nghiệp của ông đều rất ngạc nhiên vì sự kiên định của ông. Kết quả là dự án đã thành công, và trường học đã nhận được phần thưởng.

Sau đó, ông Thái đã thành lập một điểm luyện công tại trường và mở lớp hướng dẫn tập Pháp Luân Công. Ông nói với các giáo viên về vẻ đẹp của Đại Pháp, và nguyên nhân khiến ông thay đổi tích cực chính là nhờ Pháp Luân Đại Pháp.

Khi ông Thái đảm nhận vai trò tổ trưởng Tổ Giáo dục Đời sống, ông đã nhận ra tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức. Ông đã chủ động viết một bản kế hoạch thực hiện, và sắp xếp cho mỗi lớp trong trường đều được học về đạo đức trong mỗi kỳ học. Ông nhấn mạnh: “Tôi còn chủ động sắp xếp cho chính mình trực tiếp dạy các lớp về đạo đức. Một số giáo viên nói tôi hơi dại dột khi nhận nhiều lớp như thế. Nhưng tôi là một đệ tử Đại Pháp, vì thế tôi cảm thấy đây là điều đáng làm”.

Sư phụ giảng:

“Người trong lịch sử đều là một bộ mặt chính khí, chính khí đầy mình, hình tượng cũng tương đối tốt.” (Thế nào là đệ tử Đại Pháp – Giảng Pháp tại Pháp hội New York 2011)

Ông Thái đã chia sẻ với học sinh về nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn và một số mẩu chuyện trong cuốn sách Chuyển Pháp Luân. Ông hy vọng các em có thể sống chân thành, thiện lương, kiên nhẫn và chính trực. Ông Thái đảm nhiệm chức tổ trưởng Tổ Giáo dục Đời sống, trực thuộc Văn phòng Kỷ luật trong suốt 13 năm; và ông đã luôn theo sát hành vi của các học sinh trong trường. Ông được khen là “người định hướng cuộc đời trường tồn nhất”. Năm 2015, ông về hưu sau hơn 30 năm dạy học.

Lời kết

Ông Thái đã làm việc nhiều năm với cảnh sát địa phương về các hoạt động của Pháp Luân Công. Không giống như các cảnh sát phục vụ cho ĐCSTQ, cảnh sát ở Đài Loan rất ủng hộ Pháp Luân Công. Họ ủng hộ, khen ngợi và giúp đỡ các học viên. Một số người nói rằng, khi các học viên Pháp Luân Công luyện công tập thể, họ mang đến năng lượng thuần chính, khiến đất nước chúng ta càng ngập tràn hy vọng.

Ở Đài Loan, Pháp Luân Công được pháp luật bảo vệ. Mọi người có thể tự do tu luyện Đại Pháp. Ông Thái muốn nói với mọi người rằng: “Pháp Luân Đại Pháp là chính Pháp chính Đạo, Sư phụ Lý là người tốt nhất thế giới. Ông hy vọng rằng mọi người đều trân quý cơ duyên khi Đại Pháp đang hồng truyền, và hãy đọc cuốn sách Chuyển Pháp Luân nếu muốn tu luyện.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/6/7/388351.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/6/21/178155.html

Đăng ngày 27-07-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share