[MINH HUỆ 06-12-2009] Học viên Pháp Luân Đại Pháp, cô Cao Đức Ngọc từ thành phố Tây Xương ở tỉnh Tứ Xuyên bị bắt bất hợp pháp vào tháng 9. Gia đình cô đã thuê một luật sư cho cô. Luật sư đã yêu cầu được gặp cô Cao một cách hợp pháp, nhưng hệ thống tư pháp đã cố ngăn chặn cuộc gặp. Lưu, phó bí thư của Ban luật pháp và chính trị ở Tây Xương, thậm chí đã nói với luật sư: “Đừng đề cập đến pháp luật, chúng tôi không quan tâm đến pháp luật.” Lời tuyên bố này cho thấy chính xác rằng các viên chức Đảng Cộng sản Trung Quốc đã không tuân theo luật pháp trong khi đàn áp Pháp Luân Công như thế nào.

Trong ngày lễ Quốc khánh 1 tháng 10 năm 2009, các học viên cô Cao Đức Ngọc, cô Hà Chánh Quỳnh, cô Hà Tiên Trân, và cô Trình Đông Lan đã bị bắt, lần lượt từng người. Viện kiểm sát thành phố Tây Xương đã ra lệnh bắt giữ cô Cao, cô Hà Chánh Quỳnh và cô Hà Tiên Trân. Tháng 11 năm 2009, gia đình cô Cao đã thuê một luật sư để đại diện cho cô.

Luật sư đã đi đến Phòng pháp lý của Sở cảnh sát để yêu cầu có một cuộc gặp với thân chủ của ông, một quyền lợi được luật pháp công nhận. Tuy nhiên, nhân viên cảnh sát và Phòng pháp lý đã đùn đẩy trách nhiệm. Cuối cùng, yêu cầu được gửi đến cho Uông Diệu Huy, phó cục trưởng phụ trách. Uông đã từ chối lời yêu cầu được gặp mặt với lý do rằng các trường hợp Pháp Luân Công liên quan đến những vụ chính trị rất nhạy cảm. Luật sư nói rằng theo Luật luật sư và Bộ luật tố tụng hình sự, ông phải được phép gặp thân chủ của ông trong quá trình điều tra. Nhưng Uông đã từ chối đưa ra bất kỳ lời phản hồi nào. Sau đó luật sư đã báo cáo tình hình lên Ban luật pháp và chính trị thành phố. Tuy nhiên, Lưu, phó bí thư của Ban luật pháp và chính trị, dám nói, “Đừng đề cập đến pháp luật, chúng tôi không quan tâm đến pháp luật.

Sau đó, luật sư đã đưa đơn khiếu nại lên Viện kiểm sát thành phố Tây Xương và Sở cảnh sát. Trong đơn khiếu nại, luật sư nói rằng việc điều tra vụ án của cảnh sát đã vi phạm luật pháp, từ chối yêu cầu được gặp thân chủ của luật sư và vì thế gây trở ngại cho việc thi hành luật pháp trong vụ án.

Gia đình cô Cao đã đi gặp nhân viên trong Đội an ninh quốc gia ở sở cảnh sát. Nhân viên nói rằng vụ án đã được báo cáo lên Viện kiểm sát. Gia đình đi đến Viện kiểm sát nhưng công tố viên thông báo rằng họ không nhận được vụ án. Hai bộ phận đã đùn đẩy trách nhiệm cho nhau.

Tại sao sở cảnh sát ngăn chặn luật sư gặp thân chủ? Có phải là họ đang cố gắng bí mật kết án cô Cao Đức Ngọc? Tình trạng cô Cao bây giờ ra sao? Gia đình cô rất lo lắng cho cô. Bởi đơn giản việc ghi nhận lại sự trở ngại mà luật sư gặp phải khi yêu cầu gặp thân chủ, người ta có thể hiểu được mức độ đàn áp Pháp Luân Công của Đảng Cộng sản Trung Quốc hơn mười năm qua. Cụ thể, các nhân viên Đảng Cộng sản Trung Quốc và các viên chức hoàn toàn không đếm xỉa đến luật pháp, và sợ bị phơi bày ra trước công chúng và thậm chí sợ đối mặt với luật pháp mà chính Đảng Cộng sản Trung Quốc đã làm ra.

Hiện tại cô Cao Đức Ngọc và cô Hà Chánh Quỳnh bị giam trong Trại giam Lương San Châu. Cô Hà Tiên Trân bị giam trong Trại giam Tây Xương. Cô Trình Đông Lan bị giam bí mật trong Trại giam huyện Đích Xương nơi cách xa thành phố Tây Xương 12 km.

Tình trạng cô Trình Đông Lan thì rất đáng lo. Cô và chồng cô cả hai đều bị kết án lao động cưỡng bức. Chồng cô, ông Phương Chinh Bình, bị bắt bởi Tương Hưng từ Đội an ninh quốc gia ở huyện Tuy Giang, tỉnh Vân Nam và sau đó bị kết án 7 năm tù và bị giam trong Nhà tù số một tỉnh Vân Nam. Người nhà của ông vẫn không nhận được bất kỳ tin tức nào từ ông.

Chúng tôi kêu gọi mọi người quan tâm đến cuộc đàn áp Pháp Luân Công ở thành phố Tây Xương, nói lên tiếng nói công lý của mình và chấm dứt cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Làm vậy cũng là bảo vệ công lý trong khu vực chúng ta cư trú.


Bản tiếng Hán https://www.minghui.org/mh/articles/2009/12/6/213926.html
Bản tiếng Anh https://en.minghui.org/html/articles/2009/12/16/113165.html
Đăng ngày: 27–12–2009; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share