[MINH HUỆ 09-06-2019] Tháng 3 năm 2017, bà Hách Minh Mị, một giáo viên Anh ngữ ở thành phố Đại Khánh, Tỉnh Hắc Long Giang đã bị bắt giữ vì tu luyện Pháp Luân Công. Sau khi bị giam cầm hơn hai năm, ngày 11 tháng 6 năm 2019, bà Hách đã bị đưa đến Nhà tù Nữ Hắc Long Giang để thụ án tù bốn năm. Con gái bà đã tới thăm bà vào ngày 20 tháng 6 và bà Hách nói rằng bà rất nhớ nhà.

Bà Hách Minh Mị, một giáo viên Anh ngữ ở tỉnh Hắc Long Giang, hiện đang phải thụ án bốn năm tù giam

Pháp Luân Công (hay còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp), là một pháp môn tu luyện gồm năm bài công pháp nhẹ nhàng và chiểu theo tiêu chuẩn Chân-Thiện-Nhẫn. Tháng 7 năm 1999, Đảng Cộng sản Trung Quốc bắt đầu đàn áp Pháp Luân Công, kể từ đó rất nhiều học viên đã bị bắt, bị giam giữ và tra tấn.

Một giáo viên khỏe mạnh và trách nhiệm

Bà Hách Minh Mị (hay còn gọi là Hách Anh Ngô) là một giáo viên Anh ngữ 53 tuổi ở thành phố Bắc An, tỉnh Hắc Long Giang. Năm 1996, khi bà Hách 23 tuổi, bà bị một tai nạn nghiêm trọng và nó đã ảnh hướng rất lớn tới sức khỏe của bà.

Sau khi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công vào mùa thu năm 1998, sức khỏe của bà Hách đã cải thiện nhanh chóng. Chứng mất ngủ hành hạ bà gần ba năm qua đã biến mất. Chỉ trong vòng ba tuần, chứng phát ban hình cánh bướm của bệnh lupus trên mặt vốn đã kéo dài suốt hai năm cũng mờ hẳn đi, và làn da của bà trở nên hồng hào.

Ngoài những sự cải biến về sức khỏe, bà Hách còn hành xử theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn trong cuộc sống hàng ngày. Ở lớp tiếng Anh, học sinh tiếp thu lời khuyên của bà và trở thành những đứa trẻ yêu học tập, có thành tích cao và có tính cách tốt. Một phụ huynh nói: “Tôi rất ấn tượng về sự trung thực của các học viên Pháp Luân Công. Tôi thấy rất nhiều giáo viên giảng dạy là để kiếm tiền, còn các giáo viên [tu luyện] Pháp Luân Công các bạn lại dạy vì niềm hạnh phúc.“

Bị bắt và giam giữ

Không lâu sau bà Hách chuyển tới thành phố Đại Khánh, bà bị cảnh sát mặc thường phục của Cục Công an Đại Khánh bắt giữ tại một ga tàu lửa vào ngày 21 tháng 4 năm 2016. Một cảnh sát nói rằng họ làm theo lệnh của Phòng 610 Thành phố Đại Khánh. Sau khi lục soát nơi ở của bà Hách, họ đã tịch thu sách Pháp Luân Công và 1.000 nhân dân tệ tiền mặt của bà. Cảnh sát nói rằng sẽ giam giữ bà Hách tại Trại tạm giam Số 2 Đại Khánh 15 ngày.

Bởi không thể cử động do bị thoát vị đĩa đệm thắt lưng, nên bà đã được thả vào ngày 26 tháng 4, năm ngày sau khi bị bắt. Nhà chức trách đã giữ 1.000 nhân dân tệ của bà như một khoản tiền “phạt”. Ba tháng sau, họ đã trả lại máy tính, máy in và điện thoại di động của bà.

Ngày 22 tháng 3 năm 2017, cảnh sát của Cục Công an Đại Khánh và Phân cục Công an Thừa Phong lại đến nhà bà. Họ giả là nhân viên quản lý tài sản để lừa bà Hách mở cửa và tịch thu máy tính cùng điện thoại di động của bà. Họ ghi hình bà và đưa bà tới Phân cục Công an Thừa Phong.

Một cảnh sát nói rằng vụ án hồi tháng 4 năm 2016 của bà Hách vẫn còn chưa xong. Họ buộc bà ký vào giấy tờ và chuyển hồ sơ vụ án tới Viện kiểm sát Nhượng Hồ Lộ và Tòa án Nhượng Hồ Lộ để buộc tội bà.

Từ ngày 6 đến ngày 11 tháng 4 năm 2017, Dương Ba, nhân viên của Phòng 610 Tỉnh Hắc Long Giang và Phùng Hải Ba của Cục Công an Thành phố Đại Khánh đã tới trại tạm giam năm lần. Họ giả mạo là người xử lý vụ án, bỏ qua các quan chức địa phương và thẩm vấn bà Hách, sử dụng các thủ đoạn lưu manh hòng thuyết phục bà Hách thừa nhận tội danh xuyên tạc đó.

Ngày 25 tháng 4 năm 2017, khi bà Hách gặp Lưu Tiếu Thần, một quan chức viện kiểm sát, bà đã tố cáo những hành vi phi pháp của Dương và Phùng. Nhưng Phùng làm ngơ khiếu nại của bà và ban hành lệnh bắt giữ bà vào ngày 27 tháng 4 năm 2017.

Nhiều phiên tòa xét xử

Theo lệnh của Phòng 610 Đại Khánh, thẩm phán Lý Thần Dũng đã tiến hành năm phiên tòa xét xử bà Hách: ba phiên tòa trong năm 2017 (ngày 20 tháng 11; ngày 11 và ngày 18 tháng 12) và hai phiên tòa trong năm 2018 (ngày 21 tháng 9 và ngày 22 tháng 11).

Khi bà Hách tố cáo hành vi phi pháp của Dương và Phùng trong ba phiên tòa đầu, cả hai thẩm phán Lý Thần Dũng và Lý Khải đều đã làm ngơ.

Trong các phiên xét xử, bà Hách và luật sư của bà chỉ ra rằng việc bắt giữ và buộc tội bà là diễn ra một cách phi pháp. Khi các viên chức nói rằng bà Hách đã viết bài cho trang Minh Huệ Net và gửi đi các tin nhắn có chứa các thông tin về Pháp Luân Công. Luật sư của bà phản bác: “Ngay cả khi những bài báo này và tin nhắn được thực hiện bởi thân chủ của tôi, thì tất cả chúng đều hợp pháp và được hiến pháp bảo vệ với quyền tự do ngôn luận.”

Quyền tự do ngôn luận và tự do tín ngưỡng được quy định bởi Hiến pháp Trung Quốc (Điều 35 và 36) và Bộ luật Hình sự Trung Quốc (Điều 251)

Kết án và kháng án

Ngày 29 tháng 11 năm 2018, thẩm phán Lý Thần Dũng đã kết án bà Hách bốn năm tù và phạt bà 20.000 nhân dân tệ. Bản cáo trạng chống lại một công dân vô tội này đã vi phạm Điều 399 của Bộ luật Hình sự Trung Quốc.

Bà Hách kháng án lên Tòa án Trung cấp Đại Khánh, nhưng ngày 26 tháng 3 năm 2019, tòa án vẫn giữ nguyên bản án mà không thông qua xét xử. Điều này đã vi phạm Điều 223 và 224 của Bộ luật Tố tụng Hình sự Trung Quốc.

Các cá nhân chịu trách nhiệm chính:

Lý Thần Dũng, thẩm phán chủ tọa, Tòa án Nhượng Hồ Lộ: +86-13359596120

Bạch Cảnh Tuyền, Giám đốc Tòa án Nhượng Hồ Lộ: +86-459-5509009 5509001, +86-13936708080

Bài viết liên quan:

Một giáo viên anh ngữ lại bị bắt giữ bởi đức tin của mình


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/6/9/388488.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/7/10/178391.html

Đăng ngày 18-07-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share