[MINH HUỆ 20-7-2016] Bà Phó Oánh, một nhà thơ, đã bị cầm tù 9 năm từ khi 33 tuổi chỉ đơn giản vì bà đã từ chối từ bỏ Pháp Luân Công.

Hiện giờ bà 48 tuổi và năm 2015 bà đã đệ đơn kiện Giang Trạch Dân, cựu Tổng bí thư Đảng cộng sản Trung Quốc vì những gì bà đã phải chịu đựng. Đơn kiện của bà được gửi tới Tòa án Nhân dân Tối cao và Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao vào ngày 16 tháng 6 năm 2015.

Bà Phó Oánh: Cầm tù và Tra tấn

Bà Phó bị bắt vào ngày 12 tháng 7 năm 2001. Bà bị tuyên án 9 năm tù sau 18 tháng bị giam cầm vì tu luyện Pháp Luân Công.

Bà bị giam giữ tại Nhà tù nữ số 1 tỉnh Liêu Ninh, tại đây bà bị buộc phải lao động nặng nhọc trong 12 giờ mỗi ngày. Bà bị đánh đập tàn bạo. Cuốn sách thơ của bà bị tịch thu và không được trả lại.

Bà Phó đã chăm sóc cho cháu gái của bà sau khi được thả vào năm 2010 và chuyển tới Thẩm Dương vào năm 2012. Tuy nhiên, bà lại bị bắt lần nữa vào ngày 28 tháng 8 năm 2013 và bị giam giữ trong hơn 1 tháng. Cháu gái bà bị buộc phải bỏ học.

Bà Phó kết hôn với ông Âu Dương Hồng Ba, cũng là một học viên vào tháng 5 năm 2014. Ông đã bị bắt vào ngày 16 tháng 7 năm 2014 và bị tra tấn. Ông bị kết án 6 năm tù giam.

Thông tin thêm về ông Âu Dương Hồng Ba có thể tìm thấy trong bài viết (bản tiếng Anh): Một doanh nhân ở Thẩm Dương bị bắt và bị tra tấn vì tu luyện Pháp Luân Công.

Gia đình bà Phó: Đảng cộng sản Trung Quốc đã hủy hoại một gia đình hòa thuận

Em gái bà Phó bị giam giữ trong 13 năm rưỡi, để lại cô con gái 3 tuổi không ai chăm sóc.

Mẹ của bà Phó Oánh là bà Tống Thục Bình và hai người chị em gái là bà Phó Cường và bà Phó Nhan cũng đều là các học viên Pháp Luân Công.

Bà Tống đã bị bắt 3 lần sau khi cuộc bức hại diễn ra. Bà đã từng phải đi trốn để tránh bị bức hại.

Bà Tống chăm sóc cho con gái bà Phó Nhan từ năm 2001 và không thành công trong nỗ lực giải cứu bà Phó Nhan vào năm 2010. Bà đã qua đời ở tuổi 78.

Bà Phó Nhan là một doanh nhân và bị bắt vào năm 2001 khi 29 tuổi, để lại cô con gái nhỏ 3 tuổi. Bà bị giam giữ 3 năm trong trại lao động cưỡng bức, và bị kết án 8 năm tù giam vào tháng 2 năm 2003.

Một tháng sau, bà đã trốn thoát khi bà đang nằm viện điều trị bệnh tim và huyết áp cao. Tuy nhiên, 2 tháng sau bà bị bắt lại. Hạn tù của bà đã bị kéo dài thêm 5 năm rưỡi do vụ chạy trốn. Bà bị giam trong cùng nhà tù với chị gái bà là Phó Bình.

Chồng bà đã ly dị bà vào năm 2008.

Bà Phó Nhan cũng đã đệ đơn kiện Giang Trạch Dân, thông tin chi tiết tham khảo bài viết (bản tiếng Anh): Bị cầm tù 13 năm vì đức tin của mình, một người phụ nữ ở Liêu Ninh đã đệ đơn kiện cựu lãnh đạo Trung Quốc.

Bà Phó Cường đã viết thư thỉnh nguyện cho quyền tu luyện Pháp Luân Công ngay sau khi cuộc bức hại bắt đầu. Bà đã bị giam giữ 1 năm rưỡi trong trại lao động cưỡng bức và được tại ngoại. Bà bị bắt lần nữa vào năm 2002 và bị giam giữ trong 2 tuần.

Bố của họ đã qua đời vào năm 2008 khi các con gái của ông vẫn đang ở trong tù.

Bối cảnh

Vào năm 1999, cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân đã gạt bỏ ý kiến của các thành viên khác trong Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị để phát động cuộc đàn áp tàn bạo đối với Pháp Luân Công.

Cuộc bức hại đã dẫn đến cái chết của nhiều học viên Pháp Luân Công trong 17 năm qua. Nhiều người bị tra tấn vì đức tin của họ và thậm chí bị giết để lấy nội tạng. Giang Trạch Dân phải chịu trách nhiệm trực tiếp đối với việc phát động và duy trì cuộc đàn áp tàn bạo này.

Dưới sự chỉ đạo của ông ta, ĐCSTQ đã thành lập một cơ quan an ninh ngoài vòng pháp luật, “Phòng 610” vào ngày 10 tháng 6 năm 1999. Tổ chức này vượt trên thẩm quyền của lực lượng cảnh sát và hệ thống tư pháp để thực thi các chỉ thị của Giang Trạch Dân về Pháp Luân Công: bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính và hủy hoại thân thể.

Luật mới của Trung Quốc hiện cho phép công dân nước này là nguyên đơn trong các vụ án hình sự. Cho đến nay nhiều học viên Pháp Luân Công đã sử dụng quyền khiếu nại hình sự này để kiện cựu độc tài Giang Trạch Dân.

Các bài viết liên quan (bản tiếng Anh):

Một nhà thơ tài năng bị bắt lần nữa sau 9 năm bị cầm tù.

Ông Âu Dương Hồng Ba bị kết án 6 năm tù giam một cách vô căn cứ

Ông Âu Dương Hồng Ba bị bắt, người cha 82 tuổi của ông bị bỏ lại không người chăm sóc.


Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/7/30/158029.html

Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/7/20/331583.html

Đăng ngày 6-8-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share