Bài viết của một học viên tại tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc
[MINH HUỆ 21-11-2009] Kính chào Sư phụ! Chào các đồng tu!
Đã 14 năm kể từ khi tôi đắc Pháp. Trong những năm này, tôi đã trải nghiệm rất nhiều và có nhiều điều để chia sẻ. Tôi xin cảm ơn các học viên vận hành trang web Minh Huệ đã tổ chức Pháp hội chia sẻ kinh nghiệm tu luyện trên Internet lần thứ 6. Tôi muốn báo cáo với Sư phụ và các đồng tu về kinh nghiệm tu luyện của mình. Tôi muốn tập trung vào cách chúng tôi phối hợp cùng nhau và tương trợ như một chỉnh thể để cứu chúng sinh trong môi trường tà ác hoành hành ở Trung Quốc Đại Lục sau ngày 20 tháng 7 năm 1999.
Tu luyện bản thân cho tốt và khích lệ các học viên khác phối hợp chỉnh thể
Sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) phát động cuộc bức hại phi lý đối với các học viên Đại Pháp vào ngày 20 tháng 7 năm 1999, nhiều học viên trong khu vực của chúng tôi đã tới Bắc Kinh để thỉnh nguyện. Cuộc bức hại trong khu vực của chúng tôi rất khốc liệt. Vợ tôi và tôi bị giam giữ bất hợp pháp và bị kết án cưỡng bức lao động. Hầu hết tất cả các học viên trong làng chúng tôi đã bước ra để chứng thực Pháp đều bị kết án phi pháp cưỡng bức lao động trong khi nhiều người không muốn bước tiếp vì sợ hãi hoặc vì các chấp trước con người thì bị ép phải viết cam kết từ bỏ tu luyện. Sự đe dọa và áp lực từ các quan chức Phòng 610 địa phương và đồn cảnh sát rất căng thẳng. Kết quả là toàn bộ môi trường tu luyện của chúng tôi đã bị tổn thất nặng nề. Cảnh sát và nhân viên ĐCSTQ đã giam giữ các học viên, lục soát và cướp phá nhà của họ. Không ai dám nói về Pháp Luân Công và nhiều học viên nhất thời mất đi chính niệm, không dám thừa nhận rằng họ là học viên Pháp Luân Công. Do chiến dịch vu khống dữ dội và những lời dối trá được tuyên truyền bởi kênh truyền thông của ĐCSTQ, rất ít người dám liên lạc hoặc lên tiếng cho các học viên Pháp Luân Đại Pháp.
Trong khi tôi bị giam trong trại cưỡng bức lao động, con tôi tới thăm và kể cho tôi nghe về tình hình bên ngoài. Tôi động viên con trai không nản chí hay hèn nhát. Ngay cả khi chỉ có 1 người tu luyện và chứng thực Pháp, tà ác sẽ hoảng sợ và do đó Pháp có thể thực sự triển hiện uy lực. Thật sai lầm khi bài bác Pháp Luân Đại Pháp vào giữa cuộc bức hại. Chúng ta không bao giờ có thể đền đáp những gì mà Sư phụ đã làm cho chúng ta ngay cả nếu chúng ta mất mọi thứ, kể cả những người thân hay thậm chí là mạng sống trong chứng thực Pháp. Con tôi đã hiểu ra và được khích lệ. Sau khi trở về nhà, cháu trở thành một đệ tử Đại Pháp trẻ tuổi đảm nhiệm việc sản xuất các tài liệu giảng chân tướng. Đối với cháu thực sự khó mà có thể tu luyện vững vàng trong quãng thời gian này vì cháu vừa mới tốt nghiệp ra trường và chỉ có một mình. Tuy nhiên, không có bố mẹ bên cạnh để hỗ trợ hay giúp đỡ hay có được sự thông cảm từ những người khác, cháu vẫn cố gắng kiên định trên con đường tu luyện của mình.
Năm 2001, tôi được thả ra khỏi trại cưỡng bức lao động trước hạn 2 tháng và tôi trở về nhà. Việc này đã khiến những người bức hại tôi phải ngạc nhiên. Họ nghĩ rằng tôi không thể được thả bởi vì tôi đã không viết bất kỳ cam kết nào. Việc này có tác dụng khích lệ mạnh mẽ các đồng tu, những người vẫn chưa bước ra chứng thực Pháp do còn mắc kẹt trong suy nghĩ của con người hoặc có tâm sợ hãi. Họ đã thấy Sư phụ bảo vệ tôi như thế nào. Kể từ đó, các học viên bắt đầu bước ra để chứng thực Pháp.
Sau khi về nhà, trước hết tôi đã tận dụng mọi cơ hội có được để học Pháp. Tôi đọc một cách có hệ thống tất cả các bài giảng của Sư phụ và các bài viết trên trang Minh Huệ được công bố sau ngày 20 tháng 7 năm 1999. Sau khi học Pháp, tôi ngộ ra và hiểu rõ hơn về trách nhiệm của các đệ tử Đại Pháp thời kỳ Chính Pháp và tu luyện trong Chính Pháp. Tôi nhận ra rằng môi trường xung quanh vẫn còn rất tệ với tà ác liên tục can nhiễu. Không nhiều học viên ra ngoài để chứng thực Pháp, và hầu như không nơi nào có dán các tài liệu Đại Pháp. Nếu tình trạng này tiếp tục, làm sao chúng ta có thể giúp chúng sinh thức tỉnh và được cứu? Tôi cảm nhận được sâu sắc niềm vinh dự và trọng trách to lớn mà Sư phụ đã ban cho chúng ta. Tôi quyết định tìm các đồng tu và giúp kiến tạo một môi trường tu luyện mới tốt đẹp.
Một trong những cách mà ĐCSTQ bức hại các học viên là khiến chúng ta khó duy trì một môi trường học Pháp và luyện công cùng nhau. Thời đầu bức hại, họ đã đưa ra một “thông báo” không cho phép các học viên tụ tập. Chính sách tà ác này khiến các học viên sợ bị bắt không dám bước ra hay thậm chí gặp gỡ nhau. Việc một số người đã thuận theo yêu cầu của ĐCSTQ là một trong những nguyên nhân chính khiến chúng tôi khó hình thành được một chỉnh thể. Là các đệ tử Đại Pháp đang tu luyện trong xã hội, chúng ta thiện đãi và đối xử tốt với những người khác trong mọi hoàn cảnh và do đó mang lại lợi ích cho toàn xã hội. Tôi đã đi khắp nơi để tìm kiếm những học viên chưa bước ra để làm ba việc. Sau khi chia sẻ với họ, họ đã hiểu ra và nhận ra rằng chính những chấp trước của họ đã ngăn cản họ bước ra và chứng thực Pháp;
Thông qua chia sẻ kinh nghiệm, các đồng tu và tôi đã hiểu sâu hơn về những yêu cầu của Pháp, và các đệ tử Đại Pháp trong khu vực của chúng tôi đã đề cao chỉnh thể. Trong gần 10 năm làm công việc điều phối, tôi đã hỗ trợ điều phối hơn 100 cuộc gặp mặt (một số lần có tới vài chục học viên tham dự), chúng tôi không gặp bất kỳ can nhiễu nào. Sau mỗi lần gặp mặt, chúng tôi đã nâng cao tầng thứ và đề cao bản thân, và một số học viên đã tụt lại phía sau sẽ có thể bắt kịp, chúng tôi có thể tiến về phía trước.
Quá trình tìm kiếm các học viên có thể đã bị rớt lại phía sau và khích lệ họ bắt kịp thực sự là một quá trình tu luyện. Đôi khi tôi sẽ gặp những người thân của một số học viên, những người không biết gì về Pháp Luân Công và bị tác động bởi sự vu khống của ĐCSTQ, họ sẽ nói điều gì đó rất tiêu cực hoặc biểu lộ tức giận với tôi. Điều đó sẽ khiến tôi cảm thấy rất khó chịu. Đôi khi tôi sẽ có những suy nghĩ bất chính và nghĩ: “Tôi đang bị đối xử như một đứa trẻ 10 tuổi! Tôi đang làm điều này để cứu các vị đó!” Đôi khi tôi còn khóc. Nhưng đôi khi tôi sẽ tự vấn bản thân: Tại sao mình lại cảm thấy khó chịu hay buồn bã? Có phải vì mình vẫn còn có chấp trước con người hay không? Đồng thời, khi mình giúp các đồng tu, mình chỉ nên muốn họ đề cao thay vì nghĩ rằng họ nên đền đáp mình. Đó sẽ là làm việc vì lợi và danh và nó thực sự là một chấp trước con người mà mình phải buông bỏ. Mình phải loại bỏ những chấp trước này và tu luyện cho tốt.
II. Tạo nên một môi trường chỉnh thể bình thường
Năm 2003, có gần 60-70 học viên trong khu vực của chúng tôi bước ra để chứng thực Pháp sau khi phối hợp và chia sẻ kinh nghiệm thường xuyên. Chúng tôi tiếp tục sản xuất các tài liệu giảng chân tướng và phân phát chúng cho các cộng đồng dân cư xung quanh. Khi ngày càng có nhiều người biết được sự thực, sự can nhiễu xung quanh họ cũng bị tiêu trừ và dần dần những suy nghĩ tiêu cực của họ về Đại Pháp đã chuyển thành tích cực.
Ngày 15 tháng 11 năm 2003, sau khi bài “Lời bình của Sư phụ về bài viết của một học viên” được công bố về việc phơi bày những việc làm tà ác ở địa phương, tôi nhận ra rằng tôi nên phơi bày những việc làm tà ác của các quan chức và cảnh sát địa phương trong những năm này. Tôi viết lại những việc mình đã phải chịu đựng do cuộc bức hại trong suốt những năm này và ký với tên thật của mình. Do đó chúng tôi đã sản xuất những tờ rơi đầu tiên để phơi bày những việc làm tà ác ở địa phương. Cùng với sự giúp đỡ của các học viên khác, chúng tôi đã phân phát tờ rơi đến các khu vực xung quanh. Hành động ngay chính này đã khiến cảnh sát địa phương và những kẻ xấu cảm thấy kinh hãi vì họ sợ những tội ác của mình bị phơi bày trước bạn bè, người thân và những người khác. Một trong những cảnh sát cầm đầu đã tới nhà tôi với một thái độ hoàn toàn thay đổi. Ông ấy cố gắng hết sức để rũ bỏ trách nhiệm của mình và tôi đã tận dùng cuộc viếng thăm của ông ấy. Tôi nói với ông ấy rằng quyết định đàn áp Pháp Luân Công của Giang Trạch Dân là sai trái và một ngày kia toàn bộ sự thực sẽ được sáng tỏ. Khi đó họ Giang sẽ chối toàn bộ trách nhiệm và đổ cho những người trực tiếp tham gia vào cuộc bức hại. Lúc đó đã quá muộn để sửa chữa sai lầm hay hối tiếc! Khi ông ấy rời đi, ông ấy nói rằng ông ấy đánh giá cao những lời nhắc nhở của tôi và sẽ ghi nhớ những gì tôi nói. Kể từ đó, ông ấy đã thực sự thay đổi và tình hình bức hại không còn nghiêm trọng như trước. Như thế, việc này đã tạo ra một cơ hội tốt để thanh lý can nhiễu và góp phần cứu người.
III. Đề cao trong khi học Pháp nhóm
Sau ngày “20 tháng 7”, môi trường học Pháp của chúng tôi đã bị phá hủy và hầu hết những người bước ra để chứng thực Pháp đều bị bắt giữ hoặc bị giam cầm phi pháp tại các trại cưỡng bức lao động. Những người không thể bước ra chứng thực Pháp thì bị kéo xuống bởi suy nghĩ người thường hoặc bị can nhiễu đến mức họ thậm chí còn sợ học Pháp tại nhà, chứ chưa nói đến việc học Pháp nhóm và luyện công tập thể.
Tu luyện tinh tấn, đến năm 2005, chúng tôi đã nỗ lực rất nhiều và cuối cùng đã có thể thành lập một điểm học Pháp nhóm.
Thông qua học Pháp nhóm, chúng tôi đề cao nhanh chóng và chính trong giai đoạn này, Cửu Bình đã được công bố và chúng tôi bắt đầu nỗ lực thuyết phục mọi người thoái Đảng. Hàng ngày, chúng tôi cùng nhau học Pháp và sau đó chia sẻ với nhau về cách thuyết phục mọi người thoái Đảng. Một số người đã bị đầu độc thâm sâu bởi những lời dối trá và do đó rất khó để khiến họ lắng nghe, vì vậy chúng tôi sẽ thay phiên nhau tới gặp họ để giảng chân tướng. Một học viên sẽ nói trong khi những người khác sẽ phát chính niệm. Mùa đông năm đó, chúng tôi đã phối hợp cùng nhau và tìm cách thuyết phục được 80% số dân làng chúng tôi thoái Đảng.
Bên cạnh việc thực hiện những việc này trong làng chúng tôi, chúng tôi cũng thuê xe tới những nơi hẻo lánh có ít đồng tu để phân phát cửu bình. Trong thời gian đó, chúng tôi cảm thấy rằng chúng tôi đã trở lại môi trường tu luyện trước khi cuộc bức hại diễn ra. Với sự dẫn dắt của Pháp và chính niệm của mình, chúng tôi có thể cảm thấy mọi thứ đang thay đổi theo chiều hướng tốt hơn. Những người dân địa phương khen ngợi chúng tôi đầy ngưỡng mộ và môi trường tu luyện của chúng tôi đã thực sự được cải thiện rất nhiều.
Bởi vì tôi là người điều phối trong làng của chúng tôi, các học viên từ những vùng lân cận đã nhờ tôi tới khu vực của họ để trao đổi kinh nghiệm với họ khi họ thấy môi trường tu luyện của chúng tôi thực sự đã cải thiện nhiều như thế nào sau khi chúng tôi thành lập nhóm học Pháp. Họ cũng đề nghị tôi giúp họ thiết lập các nhóm học Pháp của mình. Dù bận rộn thế nào, tôi cũng sẽ gác lại những việc khác và giúp họ trước nhất. Do vậy, các nhóm học Pháp đã dần được thành lập tại khu vực xung quanh chúng tôi.
Ngày 4 tháng 3 năm 2007, tôi có cuộc hẹn với một học viên để tới nơi của họ chia sẻ kinh nghiệm về cách thành lập một nhóm học Pháp ở đó. Đó là một ngày âm u và có tuyết rơi khi tôi đến nhà của học viên đó. Sau này tôi mới biết đó thực sự là trận bão khủng khiếp nhất mà khu vực này đã trải qua trong 100 năm. Nhiều học viên đã đến ngày hôm đó và chúng tôi cùng nhau chia sẻ. Đó là lần đầu tiên một số học viên tham dự một buổi chia sẻ kinh nghiệm kể từ ‘cuộc đàn áp ngày 20 tháng 7’. Họ rất hào hứng đến nỗi mắt họ đẫm lệ. Họ nói rằng các đồng tu tụ hợp cùng nhau đưa đến cho họ cảm giác hoàn toàn khác biệt, một cảm giác chân thành và an tâm. Buổi chia sẻ thật cảm động và trang trọng và họ cảm nhận được sâu sắc uy lực của Pháp một lần nữa. Khi buổi chia sẻ kết thúc, mọi người đều miễn cưỡng rời đi.
Khi tôi trở về nhà, tôi đã không thể đạp xe. Gió bắc giật cùng tuyết khiến tôi gần như không thể mở được mắt. Tôi phải bỏ lại xe đạp trong một nhà máy nhỏ ở bên đường và đi bộ một cách khó khăn trên lớp tuyết dày để về nhà. Đột nhiên cơn bão mạnh tốc thẳng về phía tôi đã chuyển hướng thổi sau lưng tôi và đẩy tôi về phía trước, giúp tôi bước đi. Tôi có thể dễ dàng rút chân ra khỏi lớp tuyết dày 1m như thể có ai đó đang giúp tôi và tôi không cảm thấy mệt chút nào. Tôi đi bộ một lúc và cơn gió mạnh tiếp tục đẩy tôi về phía ngôi nhà dọc theo một khe nhỏ giữa lớp tuyết dày chỉ một người có thể đi qua. Gia đình tôi đã rất ngạc nhiên khi thấy tôi trở về trong một cơn bão lớn như vậy. Họ hỏi tôi làm thế nào tôi có thể về được? Khi tôi kể cho họ nghe câu chuyện, tất cả mọi người đều nói rằng Sư phụ đã bảo hộ tôi, nếu không thì tôi đã lạc đường trong cơn bão chứ khó mà đi trong bão được.
IV. Thiết lập các điểm sản xuất tài liệu tại nhà bằng cách phối hợp với nhau trong một chỉnh thể
Trước năm 2005, chúng tôi lấy tài liệu giảng chân tướng từ những nơi khác. Các học viên từ các khu vực khác sẽ chuyển tài liệu nặng tới hơn chục cân cho chúng tôi mỗi tuần trong khi họ phải đương đầu với rủi ro lớn và nhiều khó khăn. Điều tồi tệ nhất là các học viên làm tài liệu quá bận rộn với khối lượng công việc cực kỳ nặng nề đến nỗi họ cảm thấy họ không có thời gian để học Pháp và do đó một số người đã rơi vào trạng thái tu luyện không tốt. Vào thời điểm đó, rất ít học viên nhận ra tầm quan trọng của việc thiết lập các điểm sản xuất tài liệu tại nhà.
Mùa Đông năm 2004, một trong những học viên địa phương nói với tôi rằng anh ấy đã mua một chiếc máy tính xách tay và muốn thiết lập một điểm sản xuất tài liệu tại nhà anh ấy, nhưng anh ấy cần có sự hỗ trợ từ những người biết về kỹ thuật. Tôi nói chuyện với một người thân là một kỹ sư máy tính trong thành phố và nhờ cậu ấy dạy cho học viên địa phương kia. Chúng tôi đã sản xuất tài liệu như vậy trong 2 năm. Trong quá trình này, một số vấn đề đã phát sinh. Có thời gian, vị học viên kia trở nên rất bận rộn sản xuất tài liệu và lơi là việc học Pháp. Do đó cả máy in và máy tinh đều bị hỏng gì đó. Tôi chỉ ra việc lơi là học Pháp là nguyên nhân chính cho những can nhiễu như vậy. Nếu anh ấy tạm thời dừng lại và học Pháp nhiều hơn, mọi thứ sẽ trở lại suôn sẻ. Đôi khi anh ấy cảm thấy rối trí hoặc muốn phàn nàn, anh ấy sẽ trở nên giận dữ với tôi. Tôi sẽ rất buồn lúc đó và đôi khi còn khóc thầm khi dường như có quá nhiều thứ phải xử lý. Tôi sẽ tự nhủ: Khi mình cảm thấy bất công hoặc chán nản, mình có đánh giá mọi thứ chiểu theo Pháp hay không? Nếu mình chỉ muốn nghe những người khác ca ngợi hoặc nói những điều tốt đẹp với mình, làm thế nào mình buông bỏ được những chấp trước của mình đây?
Sư phụ đã giảng cho chúng ta rằng chúng ta tu luyện trong xã hội:
“Có người nói: ‘Chúng ta luyện công vậy sao vẫn cứ gặp những chuyện phiền phức thế này? Chẳng khác mấy so với những phiền phức nơi người thường.’ Bởi vì chư vị tu luyện ngay tại nơi người thường, họ không thể đột nhiên đưa chư vị quay đầu xuống đất, phiêu đãng lơ lửng trên kia, để chư vị chịu khổ trên trời được; nó không thể như thế được. [Tất cả] đều [phải] là trạng thái nơi người thường: hôm nay có ai đó sinh chuyện với chư vị, ai đó làm chư vị bực mình, ai đó xử tệ với chư vị, đột nhiên nói lời bất kính với chư vị; chính là để xem chư vị đối đãi với vấn đề này như thế nào.” (Chuyển Pháp Luân – Bài giảng thứ Tư)
Tôi là một học viên ở nông thôn. Ngoài công tác điều phối, trên con đường của tôi trong Chính Pháp, tôi cố gắng tu luyện tinh tấn và làm ba việc cho dù tôi bận rộn đến mấy với công việc đồng áng của mình. Khi chúng ta làm tốt ba việc và theo an bài của Sư phụ, chúng ta có thể giúp cứu nhiều chúng sinh.
Tôi viết ra những kinh nghiệm của mình để báo cáo với Sư phụ và các bạn đồng tu. Mặc dù kinh nghiệm của tôi không phải là phi thường, suốt những năm này, tôi luôn cảm nhận được sự từ bi của Sư phụ khi chúng sinh được cứu. Cho dù can nhiễu mà tôi gặp phải lớn tới cỡ nào, tôi cũng cố gắng hết sức mình để viết lại kinh nghiệm của tôi và để chứng thực Pháp.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2009/11/21/212815.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2009/12/8/112910.html
Đăng ngày 05-06-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.