Tên: Tôn Hồng Xương (孙洪昌)

Giới tính: Nam

Tuổi: Chưa rõ

Địa chỉ: Huyện Thanh Nguyên, Thành phố Phủ Thuận, Tỉnh Liêu Ninh.

Nghề nghiệp: Xây dựng

Ngày bị bắt gần đây nhất: 28 tháng 3 năm 2006

Nơi bị bắt gần đây nhất: Nhà tù Đông Lăng ở Thành phố Thẩm Dương (沈阳东陵监狱)

Thành phố: Phủ Thuận

Tỉnh: Liêu Ninh

Hình thức bức hại: Lao động cưỡng bức, bị tẩy não, bị kết án bất hợp pháp, đánh đập, bỏ tù, tra tấn, thẩm vấn, giam giữ

[MINH HUỆ 27-11-2009] (Theo phóng viên từ Tỉnh Liêu Ninh) Trong vòng 3 năm, cha của ông Tôn Hồng Xương, khoảng 70 tuổi, đã chạy đi chạy lại để cố gắng cứu người con trai bị liệt vì tra tấn bởi bàn tay của các nhân viên Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Vào năm 2008, tuy cha ông Tôn đã bị ốm nhưng cha ông nói rằng ông có thể khỏi bệnh nếu ông Tôn được thả và trở về nhà. Tuy nhiên, ông đã không bao giờ nhìn thấy điều đó thành hiện thực, ông qua đời vào lúc 7 giờ tối ngày 4 tháng 11 năm 2009.

2009-2-28-201639-1.jpg

Ông Tôn Hồng Xương

1. Con trai của ông Tôn Hồng Xương là Tôn Phong, do lo sợ và kiệt sức, đã qua đời

Ông Tôn Hồng Phương đã buộc phải rời nhà vào năm 2000 để tránh bị bắt. Sau khi vợ ông bị tra tấn đến chết vào năm 2003, cảnh sát ĐCSTQ đã cố truy bắt ông Tôn. Tại thời điểm đó, người con trai lớn của ông đang học đại học, và người con thứ hai của ông, Tôn Phong, chỉ mới 12 tuổi.

Bên cạnh nỗi đau mất tình thương của mẹ, Tôn Phong cũng lo lắng về sự an toàn của cha em. Vì sự vắng mặt của cha mẹ, nên những người thân trong gia đình đã chăm sóc em. Vào ngày cuối tháng 12 năm 2004, em đã rất ốm yếu. Sau khi bị bất tỉnh nhiều lần, em đã được đưa đến bệnh viện để chữa trị. Tôn Phong đã qua đời vào ngày 25 tháng 8 năm 2005.

2009-2-28-201639-0.jpg

Bà Vương Tú Hà, vợ của ông Tôn Hồng Xương.

2. Bà Vương Tú Hà đã bị đánh đến chết trong lúc bị giam giữ

Vào lúc 10 giờ sáng ngày 29 tháng 5 năm 2003, có hơn 20 cảnh sát từ Đội cảnh sát chống tội phạm Đông Châu, Đồn cảnh sát Xintun và Đồn cảnh sát Wanxin đã bắt vợ ông Tôn, là bà Vương Tú Hà, và hai học viên khác. Bà Vương đã qua đời hai tuần sau đó do bị tra tấn.

Đầu tiên, bà Vương (42 tuổi) bị giam ở một nhà tù ở Thành phố Phủ Thuận. Do bà không hợp tác với các cai ngục, bà đã bị tra tấn nhiều lần. Bà bị buộc phải ngồi trên một cái ghế sắt trong một phòng giam nhỏ.

Buổi tối tiếp theo, nhiều tù nhân đã đưa bà Vương tới khu dành cho phụ nữ trong nhà tù. Dù bà phải mang xích nặng nhưng bà vẫn hô lớn, Pháp Luân Đại Pháp hảo!”. Ba ngày sau, họ đưa bà ra vào buổi sáng để “bức thực” bà trong khi bà bị trói vào ghế sắt. Nhiều ngày sau, họ đưa bà ra vào buổi sáng và đã “bức thực” bà Vương vào buổi tối. Cai ngục cũng còng tay bà Vương vào một lò sưởi sau khi họ đưa bà quay lại. Vì chiều cao của lò sưởi rất thấp nên bà Vương đã phải ngồi trên sàn nhà cả đêm.

Bà Vương rất ít khi nói chuyện. Hai tay và chân của bà có nhiều vết thương hở do các cai ngục hoặc tù nhân đã dùng que tăm chọc vào người bà. Sau tám hoặc chín ngày, bà đã rất khó thở hoặc khó khăn khi nói chuyện. Cai ngục đã dừng việc mang bà ra ngoài và tháo còng tay và cùm ở chân cho bà. Bà đã bị “bức thực ” và bị truyền dịch IV ở trong phòng của bà.

Một ngày, các học viên khác đã giúp bà đi vào phòng vệ sinh. Sau một thời gian dài bà đã không thể đi vệ sinh. Với một nỗ lực lớn, bà đã nói với các học viên về những tù nhân đã tra tấn bà bằng việc dựt hết tóc của bà. Bà đã không thể đi vệ sinh do bị sưng tấy. Các học viên đã ấn nút trên bình đựng cà phê rồi đổ vào lồng sắt – nơi bà bị giam – và di chuyển xung quanh để gây ra những đau đớn cho bà Vương.

Sau nhiều ngày bị tra tấn, bà Vương Tú Hà đã qua đời. Vào tối ngày 15 tháng 6 năm 2003, Phòng cảnh sát thành phố Phủ Thuận đã thông báo với gia đình về cái chết của bà. Khi gia đình bà vội đến phòng cảnh sát, họ đã nhìn thấy thi thể của bà, đã bị làm đông lạnh, bị biến dạng. Cảnh sát đã từ chối cho gia đình lại gần để thi thể bà Vương và không trả lời những câu hỏi của gia đình bà về cái chết của bà Vương. Vào sáng ngày 17 tháng 6. Trước khi gia đình được vào xem thi thể của bà Vương, cảnh sát đã vội vàng bịt kín thi thể bà trong một cái quan tài (Xem thêm tại: https://en.minghui.org/html/articles/2005/6/3/61474.html)

3. Ông Tôn Hồng Xương đã bị liệt vì tra tấn

Trong lúc ông Tôn Hồng Xương đang làm việc tại Ủy ban Hưng Long ở Huyện Thanh Nguyên, thì có tám cảnh sát ở Đội an ninh nội địa thuộc phòng cảnh sát thành phố Phủ Thuận đã đến và bắt ông vào lúc 5 giờ chiều. Vào ngày 28 tháng 3 năm 2006, cảnh sát đã giam ông tại Đồn cảnh sát thị trấn Thanh Nguyên.

Vào đêm đó, có sáu người từ Đội an ninh nội địa Phủ Thuận đã tra tấn dã man ông Tôn. Họ gồm có Quan Dũng, Hác Kiến Tú, và Triệu Đại Tráng. Người chỉ đạo và phải chịu trách nhiệm cho việc tra tấn này là Quan Dũng.

Vào lúc 11 giờ tối trong đêm đó, một nhân viên đã dùng dùi cui điện để chích vùng nhạy cảm ở dưới hông của ông Tôn sau khi Quan Dũng và một cảnh sát khác đã đánh ông trong một giờ. Họ sau đó đã dùng tay đánh mạnh vào vùng nhạy cảm đó của ông. Họ cũng dùng tay buộc một chân của ông Tôn lên trên đầu ông, một cách tra tấn gọi là “tách hông” (cảnh sát ở Đội an ninh nội địa Phủ Thuận cũng dùng phương thức tàn bạo này. Nạn nhân phải chịu nhiều đau đớn về thể xác và dễ trở thành tàn phế.)

Để thực hiện việc tra tấn, có bốn đến năm cảnh sát dùng hai thanh gỗ và dùng một cái dây dài buộc chặt chúng với hai chân của ông Tôn, để ngăn không cho ông uốn cong hai thanh gỗ. Sau đó họ cố định chân phải của ông ở trên giường. Họ dùng hai tay ép chân trái của ông Tôn ở trên đầu ông. Mỗi lần tra tấn kéo dài trong một hoặc hai giờ. Sự đau đớn đã khiến ông Tôn bị ngất nhiều lần. Người dân ở gần đồn cảnh sát có thể nghe thấy tiếng hét đau đớn của ông Tôn. Cuộc tra tấn kéo dài đến 5 giờ sáng ngày hôm sau.

Khi họ đang tra tấn ông Tôn, nhiều người đã hét lên: “Đơn giản là chúng tôi không có nhân tính. Chúng tôi đã đánh vợ ông đến chết. Nếu ông chết ở đây, có nghĩa là chúng tôi sẽ có thêm 2.000 nhân dân tệ tiền bồi thường nữa.”

Vào tối ngày 30 tháng 3, cảnh sát đã lại đánh ông Tôn, “tách hông của ông”, và đá mạnh vào chân trái ông. Trong lúc họ tra tấn ông, họ đã hỏi ông có đau không. Chân trái của ông bị sưng phồng và trở nên thâm tím. Vết thương nặng đến nỗi ông không thể đứng hoặc đi lại được. Ông phải nằm liệt giường và không thể tự chăm sóc cho bản thân.

Ngày 31 tháng 3, nhiều cảnh sát đã đưa ông Tôn đến Nhà tù Đại Sa Câu ở Huyện Thanh Nguyên và giam ông ở đó. Chính quyền ở nhà tù đã từ chối nhận ông, nhưng cảnh sát đã mời họ ra ngoài ăn tối, hối lộ và đe dọa họ cho đến khi họ đồng ý.

Trong thời gian đó, chân trái của ông Tôn đã bị liệt. Khi ở nhà giam, vết thương đã khiến ông nằm liệt giường trong hơn một tháng. Nhân viên nhà tù đã đưa ông tới Bệnh viện trung ương huyện Thanh Nguyên để xét nghiệm, trong đó cho thấy các chấn thương thần kinh. Ngày 25 tháng 5, xét nghiệm ở Bệnh viện trung ương thành phố Phủ Thuận đã cho thấy chấn thương chung của dây thần kinh xương mác.

Ngày 12 tháng 6, Bệnh viện Đại học Y khoa Thẩm Dương đã khám cho ông Tôn và phát hiện ra vết thương ở dây thần kinh thuộc phần hông. Sau một thời gian, chân trái và bàn chân của ông đã xuất hiện sự hao mòn rõ rệt và trở nên nhỏ hơn so với chân bên phải, với các ngón chân trái cong và biến dạng.

Dù Quan Dũng và một cảnh sát khác ở Đội an ninh nội địa Phủ Thuận đã đánh ông Tôn nhiều lần đến mức ông bị tê liệt, nhưng họ đã không phải chịu trách nhiệm về việc đó. Thay vì thế, ngày 18 tháng 9 năm 2006, Tòa án huyện Thanh Nguyên đã kết án ông Tôn năm năm tù giam. Nhà tù đã từ chối tiếp nhận ông vì sức khỏe yếu, nhưng ông đã không được trả tự do vì lý do sức khỏe.

Khi chân trái của ông Tôn bị liệt vì tra tấn, cha mẹ ông đã cố gắng bảo lãnh cho ông ra ngoài để chữa trị. Họ đã đến nhiều văn phòng ở huyện Thanh Nguyên và thành phố Phủ Thuận. Các quan chức thành phố nói với cha mẹ ông rằng, ông bị giam ở huyện, vậy họ nên đưa yêu cầu của họ đến chính quyền huyện Thanh Nguyên. Khi cha mẹ ông Tôn tới chính quyền huyện Thanh Nguyên, tuy nhiên, họ được thông báo rằng trường hợp của ông là do cảnh sát thành phố tra tấn ông đến tàn phế, do đó thành phố phải giải quyết trường hợp của ông. Họ đã đẩy cha mẹ ông đi đi về về.

Gia đình ông Tôn đã cố thuê một luật sư. Các luật sư ở huyện đã không dám nhận bào chữa cho ông. Có vài luật sư ở thành phố đã nhận bào chữa cho ông, nhưng họ đã bỏ dở nửa chừng vì chịu áp lực.

Sức khỏe của ông Tôn đã xấu đi từ đó. Lúc đầu chỉ có chân trái của ông bị liệt, giờ đây cả hai chân của ông đều bị liệt. Nhiều tù nhân phải cõng ông trên lưng họ nếu ông cần dùng phòng vệ sinh. Huyết áp của ông là 250 mm.

Giám đốc Nhà tù Đại Sa Câu, Kỳ Thành Bân, đã từ chối thả ông. Ngày 28 tháng 7 năm 2009, ông ta đã chuyển ông Tôn đến Nhà tù Đông Lăng ở Thành phố Thẩm Dương.

Ngày 3 tháng 8 năm 2009, cha của ông Tôn, đã bị ốm nặng, mẹ và chị gái ông đã đến thăm ông tại Nhà tù Đông Lăng. Ông phải ngồi trên xe lăn và không thể đứng dậy được. Gia đình ông đã đến thăm ông một lần nữa vào ngày 1 tháng 9 năm 2009. Nhưng kể từ ngày 16 tháng 10 năm 2009, nhà tù đã ngừng không cho vào thăm, và tuyên bố lệnh cấm do ngăn ngừa cúm A.

Quan Dũng, Đội thứ nhất của phòng cảnh sát thành phố Phủ Thuận: 86-413-2787387 (Văn phòng), 86-13009251616 (Di động)

Kỳ Thành Bân, giám đốc Nhà tù Đại Sa Câu ở Huyện Thanh Nguyên: : 86-413-3041501 (Văn phòng), 86-13941311501 (Di động)

Địa chỉ Nhà tù Đông Lăng: 88 Phố Đông Lăng, Quận Đông Lăng, Thành phố Thẩm Dương, Tỉnh Liêu Ninh, mã vùng 110161; Điện thoại: 86-24-62344407, tổng đài 86-24-24711755, máy lẻ -8040 (ngày) & -8075 (sau 7 giờ tối)

Ban quản lý nhà tù Đông Lăng: 86-24-24711754

Viện kiểm sát tại chỗ: 86-24-24711697; Phòng quản lý: 86-24-62343403


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2009/11/27/213384.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2009/12/9/112945.html
Đăng ngày 16-12-2009: Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share