Bài của một đồng tu Pháp Luân Đại Pháp tại Trung Quốc
[Minh Huệ] Nghành giáo dục là một nghề tôn quí, và đó là trách nhiệm của người thầy giáo để trao truyền sự hiểu biết và chân lý. Thầy giáo giúp hình thành tâm tánh và lý tưởng của thế hệ kế tiếp. Một trong những khía cạnh quan trọng nhất của tâm tánh một người thầy giáo là lương thiện. Nói ra sự thật phải là một đức tánh quan trọng của người thầy giáo. Nghĩa là, cả dưới áp lực, một người thầy giáo vẫn cần phải nói lên sự thật.
Chuyện gì xãy ra cho các thầy giáo dưới hệ thống giáo dục hiện nay tại Trung Quốc? Ba người thầy giáo trong thành phố Liupanshui tại tĩnh Quí Châu đã bị kéo xuống từ bực giảng và gữi đi trại tẩy não vì đã nói lên sự thật. Trong trại tẩy não, các thầy giáo này bị bắt phải viết ra ‘Ba điều tuyên bố’: một ‘tuyên bố bão đãm’ ngưng tập luyện Pháp Luân Công, một ‘tuyên bố hối cải’ đã nói lên sự thật, và một ‘tuyên bố phơi bày’ để nói lên những ‘tội’ của Pháp Luân Công.
Ba người thầy giáo này là những nhà chuyên môn có trách nhiệm và có một ảnh hưởng trực tiếp tốt trên kết quả của hệ thống giáo dục và các học sinh của họ. Các học sinh kính trọng họ. Họ bị bắt buộc phải bỏ nghề vì họ tin nơi Chân Thiện Nhẫn và nghĩ tốt về Pháp Luân Công.
Cô Wang có một lần nói với học sinh của cô rằng con người ngày nay thường phạm tội là vì đạo đức của họ ngày nay. Cô nói, ‘Mỗi học sinh có quyền tra hỏi nhà chức trách, kể cả các thầy giáo, và học sinh không nên để mất đi cái quyền này. Quan niệm cũa một người phải được dựa trên sự thật, không phải trên quan niệm cũa một người khác, và một người phải biết kết luận dựa trên sự suy tư và phân tích riêng của mình. Sư thật về Pháp Luân Công chỉ nên được nói lên bỡi những người đã đọc qua những sách của Pháp Luân Công, tập luyện Pháp Luân Công, và biết những người đã tập luyện Pháp Luân Công mới là có quyền lên tiếng’. Đến cuối lớp học, cô Wang đã viết một bài thơ tựa đề là ‘Trọng Lượng’ trên tấm bảng: “Cô ta đã đặt mạng sống của mình lên cán cân của sinh mệnh, Khiến cho mọi người khác đều như không còn sức nặng”: Cô Wang hỏi các trò của cô, “Nếu đến lúc các em phải đặt mình lên cán cân sinh mệng, các em có làm nó không?”
Đó là buổi học cuối cùng của cô Wang. Cô còn không được phép trở lại bực giảng nữa, nơi mà cô đã giảng thuyết trong 10 năm.
Dưới áp lực chánh trị, có nhiều thầy giáo tại Trung Quốc đã phải nói ra vô lượng lời nói dối trá, đưa ra nhiều tin tức sai lạc và đầu độc tinh thần của học sinh họ. Có bao nhiêu người trong họ đã đọc qua sách Pháp Luân Công? Không có bao nhiêu. Những điều họ biết chỉ là tiếng chó sủa và tuyên truyền của chánh phủ về Pháp Luân Công qua truyền hình. Một số trong họ đã dạy các học sinh rằng Pháp Luân Công có liên hệ chánh trị. Có thầy giáo, để bão trì được công việc làm của họ, đã nói rằng họ không có chọn lựa nào khác hơn là nói những lời dối trá mà họ biết là không đúng trong lớp học của họ. Theo lời của họ, ‘Tôi chỉ là một cái máy dạy học mà thôi.’
Các thầy giáo cũng bị đặt ở thế khó khăn là không thể chống đở cho những điều không thể nào chống đở được trong các sách giáo khoa. Các sách giáo khoa đã buộc tội Pháp Luân Công một cách hoàn toàn vô lý, và các học sinh có sự nghi ngờ. Tại Trung Quốc, cho dù các thầy giáo đối xữ thế nào, chỉ có hai kết quả có thể có. Những ai nói rằng Pháp Luân Công là tốt thì có thể bị mất đi phẫm cách dạy học của họ và công việc làm của họ. Cái thầy giáo này có thể bị kết án đài đi các trại lao động và có thể không còn sống sót để trở ra. Cách kia là đi theo yêu cầu của chánh phủ thóa mạ Pháp Luân Công, và như vậy công việc của họ được “an toàn”.
Khi tôi bước vào một trường trung học thành phố Liupanshui, những chữ thấy trên tấm bảng mà tôi đi ngang qua là viết bỡi ông Tao Xingzhi, một nhà giáo dục Trung Quốc nổi tiếng: “Trong mọi điều chư vị dạy, chư vị hãy dạy người ta làm người đáng tín; trong mọi điều chư vị học, chư vị hãy học làm người tốt.” Cô Wang, mà vừa bị cách chức việc dạy học của cô đang ngồi trong phòng đọc sách tầng lầu ba. Đó là vào tháng sáu, giai đọan mà các thầy giáo tương lai đang thi tốt nghiệp. Mỗi người thầy giáo mới đều đối diện với một sự chọn lựa khó khăn — theo những đòi hỏi căn bản để làm một người thầy giáo tốt, hay là quỳ gối dưới áp lực để thóa mạ những người tốt.
21-10-2004
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2004/10/21/87142.html;
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2004/12/2/55167.html.
Dịch ngày 7-12-2004, đăng ngày 8-12-2004; bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên tác.