Bài viết của một đệ tử Đại Pháp tại New York

[MINH HUỆ 17-2-2019] Năm nay trong các tiết mục biểu diễn của Thần Vận có hai truyện cổ về tình cảm giữa một người nam và một người nữ trẻ tuổi. Có đồng tu sau khi xem xong cho rằng những tiết mục như vậy không nên biểu diễn trên sân khấu thần thánh của Thần Vận. Họ cho rằng đó là tuyên dương tình yêu tự do, là văn hoá Đảng.

Tôi cho rằng những đồng tu này hoàn toàn bị đầu độc và lẫn lộn bởi kiểu văn hoá truyền thống đánh lừa dư luận, “thay xà đổi cột” của văn hoá Đảng, nhầm lẫn coi văn hoá Đảng thành văn hoá truyền thống mà đánh giá, nhận định. Ngay cả những đồng tu tu luyện trong Đại Pháp nhiều năm, tự nhận là đệ tử Đại Pháp tu tốt lại cũng có thể có nhận thức như vậy. Về điểm này, có thể thấy tà đảng đã phá hoại văn hoá truyền thống dân tộc Trung Hoa như thế nào.

Dưới đây, tôi xin trích dẫn tài liệu ghi chép lại từ đời nhà Đường và nhà Tống về Lương Sơn Bá và Chúc Anh Đài, câu chuyện tình yêu được tái diễn trong Thần Vận năm nay.

Vào đầu thời Đường, Lương Tái Ngôn viết trong “Thập đạo tứ phiền chí”: “Nghĩa phụ Chúc Anh Đài dữ Lương Sơn Bá đồng trủng” (Người phụ nữ đạo nghĩa Chúc Anh Đài và Lương Sơn Bá được chôn cùng mộ). Đây là ghi chép sớm nhất của câu chuyện cổ này.

Vào cuối thời nhà Đường, Trương Độc viết trong “Tuyên Thất Chí”, Anh Đài là con gái nhà họ Chúc ở Thượng Ngu (nay là tỉnh Chiết Giang), cải trang thành nam nhi ra ngoài học, cùng học một lớp với Lương Sơn Bá người Cối Kê. Sơn Bá tự Xử Nhân. Chúc Anh Đài trở về nhà trước Lương Sơn Bá. Hai năm sau, Sơn Bá đến thăm bạn, mới biết Anh Đài là nữ, trong lòng bối rối. Sơn Bá nói với cha mẹ đến cầu thân, nhưng Chúc Anh Đài đã hứa gả cho con trai nhà họ Mã rồi. Về sau, Sơn Bá làm quan huyện Ngân, rồi sinh bệnh qua đời, chôn ở phía Tây Mậu Thành. Chúc Anh Đài trên đường gả đến nhà họ Mã, đi thuyền qua nghĩa địa, gió lớn không thể tiến về phía trước, hỏi ra mới biết nơi này có mộ của Lương Sơn Bá, Chúc Anh Đài lên bờ rồi khóc, mặt đất bỗng nứt ra, Chúc Anh Đài liền chôn thân cùng Sơn Bá tại đây. Thừa tướng Tạ An triều Tấn đã dâng tấu kể về sự việc, gọi đây là “Nghĩa phụ trủng” (Ngôi mộ trung nghĩa).

Đời nhà Tống có ghi chép của Trương Tân trong “Can đạo tứ minh đồ kinh”: “Nghĩa phụ trủng, là nơi chôn cất của Lương Sơn Bá và Chúc Anh Đài. Một ngôi miếu được lập ra ở phía Tây của huyện để tưởng nhớ đến hai người này. Trên đó ghi chép hai người là bạn đồng môn gần ba năm, nhưng Sơn Bá không hề biết Anh Đài là nữ tử, chất phác như vậy.”

Trong “Thập đạo tứ phiền chí” cũng ghi chép lại rằng “Nghĩa phụ Chúc Anh Đài và Lương Sơn Bá được chôn cùng nhau”.

Dù được đề cập tóm tắt trong văn học, Chúc Anh Đài được ca ngợi là một “nghĩa phụ” (người phụ nữ đạo nghĩa). Tôi tin rằng cô ấy là một người vô cùng đạo nghĩa. Khi kiệu hoa của Anh Đài ngang qua mộ của Sơn Bá, mộ tách mở ra và Chúc Anh Đài đã nhảy vào trong mộ và hợp táng Lương Sơn Bá. Tôi cho rằng đây chính là đại nghĩa. Có bao nhiêu người vì tham lam hưởng lạc trên thế gian mà tham sống sợ chết? Ân nghĩa bao nhiêu tiền một cân? Nghĩa cử kia thật đáng để khiến hậu nhân suy ngẫm.

Cùng xem lại phần tác giả Trương Tân thời nhà Tống đã viết: “Ghi chép hai người là bạn đồng học gần ba năm, mà Sơn Bá không hề biết Anh Đài là nữ tử, chất phác như vậy.” Cùng học với nhau ba năm, Lương Sơn Bá không hề biết Chúc Anh Đài là nữ nhân, sao mà lại chất phác đến vậy! So sánh với xã hội mà quan hệ nam nữ thực sự đã rời xa khỏi ranh giới cuối cùng của đạo đức như hiện nay, cao thượng hay hèn kém, trong sạch hay bẩn đục, vừa nhìn là hiểu ngay.

Một tiết mục khác trong chương trình biểu diễn Thần Vận năm nay kể về cô con gái của vị tướng quân, vừa gặp người thợ thủ công điêu khắc tượng thần Đạo gia liền nhất kiến chung tình, cùng trao đổi tín vật, bị một vị thủ hạ vốn nảy sinh tâm bất chính với con gái tướng quân tố giác. Tướng quân trong cơn tức giận, đã rút kiếm giết người thợ tạc tượng, nhưng không ngờ lại giết nhầm con gái, vị tướng quân tim đau như dao cắt, con gái trước khi lâm chung lại xin phụ thân không được làm khó người thợ tạc tượng. Lúc này người thợ tạc tượng quỳ lạy khấu đầu trước tượng Thần, tấm lòng thành kính của người này khiến thần linh cảm động, đã cứu sống con gái của tướng quân, hai người cùng nhau khấu bái Thiên tôn.

Lý giải của tôi về câu chuyện cổ này là, thực sự trân quý sinh mệnh con người, bao dung con người chính là Thần đại từ bi. Thử tưởng tượng một đôi nam nữ được Thần cứu độ, nếu không thể trở thành người thủ hộ của thần hoặc người tu đạo, thì cũng chắc chắn trở thành một đôi thiện nam tín nữ.

Kỳ thực điều tôi muốn nói rằng: Các đồng tu, các tiết mục Thần Vận là do Sư phụ quản, nếu đứng ở góc độ biến dị, cảnh giới tư tưởng, tầng thứ của người hiện đại, thì lý giải không được những ý nghĩa chân chính, vậy nên nếu bạn không thể hiểu được thì xin hãy bảo lưu ý kiến.

Khổng Tử có câu: “Tri chi vi tri chi, bất tri vi bất tri, thị tri dã” (Luận Ngữ), nghĩa là: Hiểu biết mà biết mình hiểu biết, thì gọi là hiểu biết. Không hiểu, không biết mà tự biết mình không hiểu, không biết thì xem như đã tự hiểu biết rồi.

Trên đây chỉ là lý giải của cá nhân tôi, nếu có gì chưa phù hợp, xin từ bi chỉ rõ.


Bản tiếng Hán: www.minghui.org/mh/articles/2019/2/17/382853.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/3/10/176101.html

Đăng ngày 15-04-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share