Bài viết của một đồng tu Pháp Luân Đại Pháp tại Trung Quốc

[MINH HUỆ 2-3-2019] Khi tiến trình chính Pháp sắp xung phá, tà ác đang giãy giụa trước khi bị tiêu diệt. Chính vì điều này mà nhiều đệ tử Đại Pháp đang bị tà ác can nhiễu dưới nhiều cách thức, kể cả giả tướng “nghiệp bệnh”.

Ngạn ngữ cổ có câu: “Hành trình trăm dặm, đi hết 90 vẫn là nửa đường”, nghĩa là nỗ lực cuối cùng thường là chặng đường khó khăn nhất để kết thúc hành trình.

Quá trình tu luyện của chúng ta ở giai đoạn cuối này là phi thường quan trọng và nghiêm túc.

Đối với tôi, những đồng tu bị “giả tướng nghiệp bệnh” can nhiễu thì thường có hai vấn đề: một là, tín Sư tín Pháp không đủ; hai là, có xu hướng hướng ngoại khi tìm giải pháp.

Có đồng tu không có chính niệm mạnh mẽ mà tâm tín Sư tín Pháp bị yếu đi nên không thể thoát khỏi nghiệp bệnh. Có người đã đi bệnh viện. Có đồng tu học Pháp, luyện công trong khi vẫn uống thuốc và điều trị y tế, tìm mọi cách để khỏi bệnh. cựu thế lực lợi dụng sơ hở này mà gia tăng giả tướng nghiệp bệnh, đẩy đồng tu này vào khổ nạn trong thời gian dài. Tình huống này đã trở nên phổ biến trong các đồng tu.

Sư phụ đã giảng:

“Tại thời khắc then chốt, một người có thể buông bỏ sinh tử, buông bỏ [cái tâm] sợ mất đi cái gọi là hạnh phúc, đi được bước đó, buông bỏ cái tâm đó vậy chẳng phải là cái quan được bày ra cho chư vị sao?” (Giảng Pháp tại Pháp hội Canada)

Khi đối mặt với những khổ nạn lớn, một người có thể buông bỏ chấp trước sinh tử hay không, đó là sự khác biệt giữa người thường và một người tu luyện. Vậy thế nào là chân tu?

Sư phụ đã giảng:

“Học Pháp đắc Pháp
Tỉ học tỉ tu
Sự sự đối chiếu
Tố đáo thị tu”(“Thực tu,” Hồng Ngâm)

Nếu một đồng tu không thể tống khứ được tâm sợ hãi và chấp trước sinh tử thì sẽ không đắc được Pháp mặc dù có thể vẫn đang học Pháp. Nếu một đồng tu không thể đồng hóa với Pháp thì có phải là chân tu chăng?

Sư phụ đã giảng:

“Về gốc rễ mà không kiên định vào Pháp, thì không còn gì để nói nữa.” (Tu vì ai, Tinh tấn Yếu chỉ)

Một đồng tu muốn giúp đỡ đồng tu ấy cho rằng đi khám bác sỹ là lựa chọn của bản thân đồng tu đó. Anh ấy có thể nói: “Ai có thể ngăn anh ấy đến bệnh viện? Ai có thể ngăn anh ấy uống thuốc được chứ?”

Đó không phải là chính niệm. Đó là suy nghĩ của người thường xuất phát từ tâm sợ làm tổn thương người khác. Đó là suy nghĩ thiếu trách nhiệm đối với người khác. Mặc dù chúng ta không thể cưỡng chế ngăn cản đồng tu đó đi viện, nhưng chúng ta phải thực sự giúp đỡ đồng tu đó thoát khỏi khổ nạn và quay trở lại con đường chính.

Trước hết, chúng ta phải giúp đồng tu đó tìm ra là họ bị mắc ở đâu, điều họ thật sự cần là gì, họ có ý niệm hay hành vi nào không phù hợp với Pháp. Sau đó, chúng ta chỉ ra vấn đề chính và chấp trước đã lộ rõ của họ, chia sẻ với họ dựa trên Pháp, trích dẫn các Pháp lý liên quan và giúp đỡ họ chính lại ý niệm, hành vi. Chúng ta nên chỉ ra vấn đề của họ, khuyên họ nên đối mặt với các chấp trước và chính lại bản thân. Đó là cách trợ giúp chân thành nhất. Nếu chúng ta không chạm tới được vấn đề thực sự của họ thì sẽ không có tác dụng, kể cả chúng ta có nhờ nhiều đồng tu khác phát chính niệm cho họ đi nữa.

Khi một đồng tu hướng ngoại, họ sẽ chờ Sư phụ gỡ bỏ bệnh cho họ, hoặc là dựa vào các đồng tu khác. Có đồng tu vừa cảm thấy khổ nạn đang giáng xuống đầu mình, liền chuyển đến ở cùng một đồng tu khác. Lúc đó, anh ấy đã quên mình cần phải hướng nội, chứ không phải là tìm kiếm sự trợ giúp từ trường năng lượng của các đồng tu khác và đề nghị các đồng tu khác học Pháp, luyện công và phát chính niệm cho mình.

Các đồng tu tất nhiên cần giúp đỡ lẫn nhau, nhưng đồng tu này miễn cưỡng tiếp nhận lời khuyên và còn tỏ ra bực bội khi người khác chỉ ra những chấp trước của mình. Anh ấy cho rằng người khác đang đổ vật chất xấu lên mình. Mặc dù các đồng tu khác phát chính niệm cho anh nhưng không đột phá được, thậm chí là sau một thời gian dài.

Sư phụ đã nhắc nhở chúng ta:

“Tu ấy là việc của bản thân mình, không ai làm thay.” (Kiên định, Tinh tấn yếu chỉ)

Tu luyện là nghiêm túc. Những đồng tu đang trong khổ nạn nên củng cố chính niệm, hướng nội và đề cao trong tu luyện thay vì dựa dẫm vào người khác. Các đồng tu nên giúp đỡ anh ấy bằng chính niệm dựa trên Pháp thay vì làm các việc bằng cái tình [của người thường] và chăm sóc cho anh ấy về mọi mặt. Một số đồng tu còn làm thay anh ấy quá mức cần thiết, khiến anh ấy càng hướng ngoại hơn. Nếu anh ấy không chịu tinh tấn lên mà lại luôn dựa dẫm vào lực lượng bên ngoài thì không ai có thể thật sự giúp được anh ấy thoát ra được. Ngược lại, còn có thể phản tác dụng và thực ra còn khiến khổ nạn càng trầm trọng hơn.

Ngoài ra, mỗi người đều có con đường tu luyện của riêng mình, vì thế cách giúp đỡ các đồng tu khác nhau là khác nhau.

Tất nhiên, những đồng tu đang trong khổ nạn cần được động viên, thấu hiểu và khoan dung. Bởi vì mỗi đồng tu ở một tầng thứ khác nhau nên có thể gặp khổ nạn khác nhau. Họ lại đang sống trong các hoàn cảnh khác nhau, vì vậy cách giúp đỡ cũng cần phải khác nhau. Nếu chỉ ra chấp trước của đồng tu mà gây ra tác dụng phụ diện hoặc gia tăng vật chất xấu cho đồng tu thì làm sao đưa anh ấy trở lại với Pháp được đây? Nếu anh ấy không thể chính lại trong Pháp thì làm sao có thể thoát khỏi khổ nạn?

Một số đồng tu tin rằng mục đích giúp đỡ đồng tu trong chỉnh thể nghĩa là đồng tu nào cũng nên hướng nội và đề cao thay vì chỉ ra thiếu sót của những đồng tu khác. Họ nói rằng quá trình quan trọng hơn nên họ không truy cầu bất kể kết quả nào. Tôi nghĩ rằng điều này tùy thuộc vào hoàn cảnh.

Chẳng hạn, đồng tu A đột nhiên rơi vào trạng thái nguy kịch, mà tinh thần của anh bất ổn; trong khi đó, anh lại không thể nhận ra chấp trước sau khi hướng nội thì những đồng tu giúp đỡ anh ấy nên động viên anh tăng cường chính niệm và kiên định ý chí để có thể đột phá qua được.

Tuy nhiên, đối với đồng tu B không có chính niệm và bị tà ngộ trong thời gian dài, đến mức rơi vào tình trạng nguy hiểm thì giúp đỡ anh ấy chính là cứu anh ấy thoát khỏi tay cựu thế lực. Trong trường hợp như thế, điều cốt yếu là phải tìm ra vấn đề chính của anh ấy, kiên nhẫn dẫn dắt, tạo động lực, và chính lại niệm của anh ấy bằng uy lực của Pháp để anh ấy có thể vượt qua khảo nghiệm và bắt kịp tiến trình chính Pháp của Sư phụ. Đây là mục tiêu mà chúng ta cần đạt được.

Như vậy, phương thức đối với đồng tu A – động viên và khoan dung – không phù hợp với đồng tu B.

Toàn bộ quá trình chúng ta tu luyện trong chỉnh thể (gồm cả đồng tu trong trạng thái nghiệp bệnh), sự đề cao sẽ định ra kết quả cuối cùng. Nếu đồng tu trong khổ nạn không thể chính lại dựa trên Pháp lý thì chẳng phải các đồng tu khác đều đang tu luyện trong khổ nạn của đồng tu đó hay sao? Thêm vào đó, nếu cả những đồng tu đề nghị giúp đỡ và đồng tu đang trong khổ nạn đều thiếu chính niệm và không thể tìm ra vấn đề cốt lõi thì sẽ lãng phí thời gian. Trong trường hợp đó, làm sao chúng ta có thể đề cao chỉnh thể?

Trên đây là chia sẻ cá nhân của tôi. Nếu có bất kỳ điều gì không phù hợp, xin hãy từ bi chỉ rõ.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/3/2/383358.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/3/29/176314.html

Đăng ngày 13-04-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share