Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc

[MINH HUỆ 18-2-2019] Tôi là một học viên đã tu luyện được nhiều năm. Hôm qua, một học viên bị nghiệp bệnh và đã đi viện. Một số học viên bàn luận rằng đồng tu này có tâm tranh đấu mạnh mẽ. Họ đã hỏi tôi nguyên nhân nào dẫn đến sự việc này. Không chút nghĩ ngợi, tôi nói đó là vì tâm bất tịnh; một số đồng tu đã tu luyện nhiều năm, nhưng vẫn có tâm tranh đấu và tật đố, do vậy rất nhiều khổ nạn vẫn theo họ.

Nguyên nhân sâu xa của tâm bất tịnh

Trên đường về nhà, tôi có thêm nhiều ý vị về “tâm bất tịnh” nghĩa là gì. Trước đây, tôi chỉ liên tưởng nó là biểu hiện của các chấp trước và dục vọng, nhưng giờ đây tôi đã có thể ngộ sâu sắc hơn về tâm bất tịnh. Khi chúng ta không có tâm thuần tịnh của một học viên, thì lúc đó trái tim của chúng ta sẽ không trong sáng bởi điều truy cầu khi đó chỉ là những thứ cho cuộc sống tốt đẹp hơn, thoải mái hơn. Là học viên Đại Pháp, nếu chúng ta còn nghĩ về việc làm thế nào để có được một cuộc sống tốt hơn, tiện nghi hơn, thì chúng ta đã và đang tự đối đãi với bản thân mình không giống như một học viên rồi, vì thế tâm của chúng ta sẽ không còn thuần tịnh nữa. Người thường muốn sống tốt hơn, thoải mái hơn, nhưng đồng thời họ sẽ có thể làm tổn hại ai đó. Nó hoàn toàn trái ngược với cách mà một học viên nên đối đãi như thế nào, do đó chúng ta không nên truy cầu những điều đó.

Tôi nhận thấy rằng tâm của tôi cũng có nhiều điều bất tịnh. Ví dụ, tôi có chấp trước mạnh vào cậu con trai của mình, vì thế tôi luôn lo lắng cho cháu. Tôi không thể không nghĩ đến việc mình nên chăm sóc cho con mình tốt hơn vì cháu đã làm việc rất vất vả. Tôi bận tâm khi cháu không làm tốt điều gì đó và lo rằng cháu sẽ phải chịu những kết quả bất lợi. Tôi cũng rất lo lắng cho chồng mình khi ông không học Pháp tốt và lúc ông gặp khổ nạn.

Sư phụ giảng:

“Chư vị không thể chi phối cuộc đời người khác được, không thể thao túng vận mệnh người khác được, kể cả vận mệnh vợ con, cha mẹ, anh em; chư vị có quyết định được [những việc ấy] không?” (Bài giảng thứ tư, Chuyển Pháp Luân)

Tâm bất tịnh không chỉ biểu hiện ở những phương diện này. Suy xét kỹ lưỡng, điều cốt yếu nhất chính là việc tôi đã không thực sự tín Sư tín Pháp. Khi mới bắt đầu học các bài giảng Pháp của Sư phụ, tôi không nhận ra đâu là sự khác biệt giữa sự “thanh tịnh” và “thuần tịnh”. Tâm trí tôi không được tĩnh lặng, và hay mất tập trung. Lúc học Pháp và luyện công, tâm trí tôi lơ là và không để ý đến sự khác biệt giữa hai từ đó, cứ nghĩ rằng chúng có cùng một nghĩa. Tôi nghĩ rằng tâm mình không thể tĩnh lại được.

Một ngày, tôi giật mình chợt nhận ra hai từ này có nghĩa khác nhau. Nếu không có được sự thuần tịnh, thì tôi sẽ không có được tâm thanh tịnh. Tôi thấy rằng ý nghĩa của từ thuần tịnh là quá sâu sắc và hoàn toàn không hiểu rõ về nó. Mãi cho đến bây giờ tôi mới có thể hiểu được Pháp của Sư phụ, dù vậy, tất nhiên nó còn có những ý nghĩa ở tầng cao thâm hơn.

Nhìn vào tâm mình, tôi có thể thấy được sự tranh đấu, hoan hỷ, hiếu kỳ, sợ hãi, tật đố, tham lam, dục vọng, lười biếng, hiển thị, tư lợi, yêu thương, ngại khổ, và chấp vào tình thân quyến. Tôi ngộ ra rằng một số can nhiễu là đến từ chấp trước vào đồng tu và một số thì đến từ chấp trước vào bạn bè và gia đình. Nếu một người không tu luyện, người đó sẽ bị kéo trở lại cuộc sống của người thường.

Các chấp trước liên quan đến tâm bất tịnh

Tôi cũng thấy rằng tâm bất tịnh của tôi liên quan mật thiết với tâm tranh đấu, hiển thị, và tật đố. Trong cuộc sống thường ngày và trong công việc, tâm tranh đấu của tôi thường được biểu lộ ra. Lúc tôi học Pháp và làm tốt các việc, thì không có hiện tượng như vậy. Nhưng khi tôi buông lơi bản thân mà không tu luyện tốt, thì những quan niệm người thường sẽ phóng xuất ra. Ví dụ, nếu tôi đi dự tiệc, tôi sẽ chấp vào việc diện trang phục đẹp. Tôi luôn muốn hiển thị trước các bạn cùng lớp của mình. Khi thấy các bạn cùng lớp làm tốt hơn mình, tôi sẽ tật đố với họ. Khi tôi thấy bạn bè mình làm không tốt, tôi âm thầm tự mãn. Nếu cha mẹ tôi ưu ái các chị em của tôi, tôi sẽ bực bội. Thật là một tâm thái xấu xa với các chủng loại cảm xúc đó, làm sao tôi có thể thanh tịnh cho được?

Trầm tĩnh hướng nội, tôi thấy tâm tư lợi xấu xa của mình. Trên bề mặt, tôi dường như thể hiện được mình đã buông bỏ được những chấp trước vào danh vọng và tiền tài, nhưng thực tế tôi vẫn còn chấp vào lợi ích cá nhân. Vì vậy, với tất cả các chủng loại ý niệm này có trong tâm trí mình, chắc chắn tôi sẽ không thể có được tâm thanh tịnh. Mặc dù sau nhiều năm tu luyện, tôi đã buông bỏ được rất nhiều thứ, tôi nghĩ rằng một trong số những thứ đó đã biến mất rồi, thế nhưng tôi nhận thấy vẫn còn rất nhiều thứ ẩn sâu trong tâm tôi. Thực tế, tâm tư lợi của tôi cơ bản vẫn còn ở đó và nó ảnh hưởng đến tầng thứ tu luyện của tôi.

Sư phụ giảng:

“Định lực thâm sâu ngần nào [cũng] là thể hiện của tầng.” (Bài giảng thứ chín, Chuyển Pháp Luân)

Giờ đây nghĩ về nó, tôi chỉ muốn mau chóng thoát khỏi những chấp trước này. Mỗi khi buông bỏ được một chấp trước, tôi thấy tâm mình trở nên thuần tịnh hơn và thấy mình thực sự thanh tịnh.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/2/18/377363.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/3/18/176185.html

Đăng ngày 09-04-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share