Bài viết của đệ tử Đại Pháp tại Đại Lục

[MINH HUỆ 2-12-2018] Bên cạnh tôi có hai vị đồng tu. Những năm gần đây chúng tôi cùng học Pháp, ngộ Pháp, cứu người và giải cứu đồng tu bị bắt phi pháp. Có những niềm vui và nỗi buồn, có những lời động viên và cũng có những lời tức giận. Tôi vô cùng cảm ơn đồng tu từ đáy lòng lần này đã cho tôi một gậy “bổng hát”.

Đối mặt với việc cả hai người dường như cùng lúc cho tôi một gậy “bổng hát”, tôi mới có thể cảm thấy tính nghiêm trọng của sự việc, mới có thể nghĩ rằng mình cần phải hướng nội tìm ở những vấn đề mà họ nói.

Cho đến nay tôi luôn tự cho mình là đúng, cảm giác hài lòng với bản thân cho dù mình không có đặc biệt tinh tấn đến thế, lại còn chấp nhất vào những việc đã qua, cho rằng việc gì mình cũng đều dựa trên Pháp. Nhưng mà lần này bị hai đồng tu làm cho “khó chịu”, tôi quay lại và xem xét bản thân mới phát hiện mình tu không vững chắc; đều chỉ là trên bề mặt, luôn thao thao bất tuyệt về biểu hiện bản thân, dường như những gì bản thân ngộ ra đều là đúng đắn. Nói tới nói lui, thì chính là bản thân tu không vững chắc.

Chính vì chủng cảm giác hài lòng “tự cho mình là đúng” nên tôi luôn có thói quen áp đặt quan niệm của mình lên người khác. Điều này vô tình chính là dùng Đại Pháp đối chiếu để tu người khác thay vì tu bản thân mình, nếu như không phải lần này hai đồng tu cho tôi một gậy “bổng hát”, tôi còn không biết mình phải mất bao nhiêu thời gian mới phát hiện ra cái lậu này. Tôi thực sự rất cảm ơn đồng tu!

Trước dây tôi vẫn hiểu sai về cảm giác “tự cho mình là đúng” này, coi đó là sự tự tin trong khi tu Đại Pháp mà có được. Thực tế, bên trong chủng tâm “tự cho mình đúng” này ẩn giấu rất nhiều chấp trước không dễ dàng bị phát giác như tâm xem thường người khác, tâm tự tư, tâm cố chấp và tâm không suy nghĩ đến cảm thụ của người khác; vì vậy đối với hai người bọn họ khoa tay múa chân phê bình cái này, chỉ trích cái kia. Hiện tại tôi mới phát hiện ra rằng đây là bộc lộ ma tính của tôi. Vì chúng tôi quen nhau và biết rõ về nhau, vì vậy chúng tôi buông lơi bản thân mà không cần cố kỵ, cảm thấy đều là người tu luyện nên không cần chú ý; cho nên không tu khẩu muốn nói gì thì nói, muốn làm gì liền làm cái đó; thật là làm cho người khác không chịu được khi ma tính của tôi bộc phát.

Lần này đồng tu cho tôi một gậy “bổng hát” khiến cho tôi hoàn toàn ngộ được một đạo lý: Là một người tu luyện, dù ở nhà hay trước mặt đồng tu quen thuộc, đều là hoàn cảnh dễ dàng buông lỏng chính mình nhất, dễ bộc lộ ma tính của mình nhất, cảm thấy điều đó không phải là vấn đề lớn trong cuộc sống, hoàn toàn không có biểu hiện của một người tu luyện. Kỳ thực, một người tu luyện chân chính hoàn toàn không nên có biểu hiện này. Bất kể bạn ở đâu, bất cứ lúc nào và bất cứ nơi nào bạn phải luôn duy trì trạng thái tu luyện tốt; từng lời nói cử chỉ, việc lớn việc nhỏ đều yêu cầu nghiêm khắc bản thân mới đúng là trạng thái của một người tu luyện nên có.

Sư phụ giảng:

“Vật chất và tinh thần là nhất tính.” (Chuyển Pháp Luân)

Tôi ngộ rằng, nếu như tâm tính của mình tu đến một tầng thứ nhất định, những hành vi biểu hiện ra cũng chính là biểu hiện ở tầng thứ đó, biểu hiện của người tu luyện nên là cao thượng, thiện lương, từ bi; làm sao có thể tức giận với đồng tu được đây? Đó chính là tấm gương phản chiếu những tâm không tốt của tôi, nhất định phải quyết tâm tu bỏ nó đi.

Nó chính là hành vi biểu hiện cũng như biểu hiện tầng thứ của người đó. Biểu hiện của một người tu luyện là cao thượng, là lương thiện, là từ bi; vậy thì làm thế nào đồng tu có thể ‘tức giận’? Đó chính là sự khắc họa chân thực sự tu luyện vô cùng kém cỏi của tôi, tôi phải hạ quyết tâm để tu bỏ nó đi.

Mong các đồng tu về sau càng có thể chỉ ra những thiếu sót trong tu luyện của tôi!


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/12/2/377943.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/12/28/173784.html

Đăng ngày 06-04-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share