Bài viết của phóng viên Minh Huệ tại Đài Loan
[MINH HUỆ 15-3-2019] (Tiếp theo Phần 5)
Hồ Nhật Nguyệt từ lâu đã là một địa điểm nổi tiếng thu hút khách du lịch và là địa điểm “không thể bỏ qua” đối với du khách Trung Quốc. Hơn một thập kỷ nay, các học viên Pháp Luân Công đã tổ chức các hoạt động giảng thanh chân tướng tại ba thắng cảnh ở Hồ Nhật Nguyệt là Đền Văn Vũ, Đền Huyền Quang, và Bến Y Đạt Thiệu. Dù mưa hay nắng, hàng ngày các học viên ở Đài Chung, Nam Đầu và Vân Lâm đều tới đây để nâng cao nhận thức về cuộc bức hại của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) nhắm vào Pháp Luân Công.
Nhờ các học viên đã tới những địa điểm này trong hơn 10 năm nay mà các nhân viên và nhân viên an ninh đều biết về cuộc bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc. Chủ các cửa hàng ở đây cũng rất thân thiện và trợ giúp nỗ lực của các học viên.
Hàng ngày, ngay khi tới nơi, các học viên dọn dẹp vệ sinh tại một trong những địa điểm thu hút khách du lịch ở Hồ Nhật Nguyệt
Bến Y Đạt Thiệu, lối vào núi Thủy Xã, là nơi định cư chính của tộc người Thiệu bản địa và có góc nhìn tuyệt đẹp ra hồ. Bến Y Đạt Thiệu nổi tiếng với những chuyến du lịch trên sông nước và là một điểm đến của du khách.
Các học viên trình diễn các bài công pháp trong khi khách du lịch đọc các áp phích thông tin
Khách du lịch đọc các tấm áp phích
Tình nguyện nâng cao nhận thức
Sự cấp bách trong việc giúp người Trung Quốc biết về chân tướng cuộc bức hại là động lực khiến một số học viên ở các địa phương khác nhau của Đài Loan đã dành từ 3 tới 5 giờ đồng hồ đi xe tới Hồ Nhật Nguyệt.
Bà Hà cho biết: “Đảng Cộng sản Trung Quốc vẫn đang bức hại Pháp Luân Công và lừa dối người dân Trung Quốc. Nhiều người [Trung Quốc] mà chúng tôi nói chuyện đã hiểu nhầm hay thậm chí còn ghét bỏ chúng tôi. Bất cứ khi nào có thời gian là tôi lại đến Hồ Nhật Nguyệt để nói cho mọi người biết Pháp Luân Công đang bị bức hại ra sao.”
Bà Tú Lan nói: “Một hôm, khi tôi đang luyện công, một du khách Trung Quốc đã hỏi tôi về cuốn sách chính, Chuyển Pháp Luân, là cuốn sách không được bán rộng rãi ở Trung Quốc. Tôi đã đưa cho ông ấy một cuốn viết bằng chữ Hán giản thể. Ông ấy rất vui. Cùng ngày hôm đó, hai khách du lịch Trung Quốc đã hỏi rằng liệu tôi có thể giúp họ làm tam thoái được không.”
Ông Trang, giám đốc của một tổ chức, đến Hồ Nhật Nguyệt vào mỗi dịp cuối tuần. Khi ông nhận thấy một thanh niên trẻ đang đọc các tấm áp phích, ông tới bắt chuyện và được biết anh ta đến từ Thượng Hải.
Chàng trai trẻ đó nói: “Cháu biết về Pháp Luân Công. Cháu tập môn này cùng với cha mẹ khi cháu còn nhỏ. Trước khi ĐCSTQ bắt đầu cuộc bức hại, có nhiều người trên toàn Trung Quốc tập [Pháp Luân Công] trong công viên.”
Bà Thu Nguyệt cho hay bà từng gặp một du khách đến từ Chiết Giang, người đó đã nói với bà: “Tôi biết các học viên Pháp Luân Công là những người tốt. Một cô gái hàng xóm của tôi cũng tu luyện Pháp Luân Công. Cô ấy rất tử tế và tốt bụng, nhưng ĐCSTQ đã bức hại cô ấy đến chết.”
Bà Thu Nguyệt nói rằng một số du khách nhắc tới tảng đá mười triệu năm tuổi ở tỉnh Quý Châu. Các ký tự hình thành tự nhiên có nội dung: “Trung Quốc Cộng sản vong.”
Tảng đá ở tỉnh Quý Châu với các ký tự “Trung Quốc Cộng sản vong”
Một du khách đã hỏi bà Thu Nguyệt: “Có thật là bà không được trả tiền mà [vẫn] ở đây không? Vậy thì bà kiếm sống thế nào?”
Bà Thu Nguyệt giải thích: “Phần nhiều trong chúng tôi đã nghỉ hưu, vì vậy kiếm sống không phải là vấn đề. Chúng tôi thay phiên nhau có mặt ở đây. Những người còn đi làm thì sẽ tới đây vào cuối tuần hoặc khi họ có thời gian.”
Bà nói với các du khách: “Chúng tôi trân qúy những cuốn sách nhỏ và những tài liệu mà chúng tôi tặng các bạn. Các bạn có biết là chúng tôi đã dùng tiền túi của mình để in chúng không? Để làm ra chúng mất nhiều thời gian và công sức, và những thông tin trong đó là vô giá, nhưng chúng tôi không ép các bạn phải nhận.”
Ông Dư đã ngoài 80 tuổi và ông đã đến Bến Y Đạt Thiệu trong hơn 10 năm nay. Bất chấp tuổi cao, ông vẫn có thể giữ các tấm áp phích và biểu ngữ trong nhiều giờ và còn phát các [tài liệu] thông tin về Pháp Luân Công cho khách du lịch.
[Khách du lịch] Trung Quốc khích lệ các học viên
Khi bà Lý nhận thấy một số tài xế xe khách đang đợi đoàn du lịch của họ, bà bước tới và giải thích tại sao cần phải cấp bách cho mọi người biết về cuộc bức hại ở Trung Quốc. Một tài xế hiểu chân tướng đã đưa đoàn của mình tới chỗ các học viên. Ông ấy nói với họ: “Đài Loan thực hành tự do tín ngưỡng. Mọi người sẽ không thể có được thông tin này ở Trung Quốc đâu. Xin hãy nhận các tài liệu và đọc chúng.”
Một học viên trẻ đang phát các tờ rơi tại bến tàu thì trông thấy một du khách giơ nắm đấm lên và bắt đầu la hét. Anh nghĩ rằng người đàn ông này tức giận nhưng sau đó nhận ra rằng vị khách đó đang hô: “Đả đảo ĐCSTQ!”
Một số khách du lịch dừng lại và nói với các học viên: “Các bạn vất vả quá. Xin hãy tiếp tục công việc ý nghĩa này nhé!” Một số người muốn học các bài công Pháp. Một số khác thì hỏi có thể mua cuốn Chuyển Pháp Luân ở đâu. Ngay khi một số du khách trông thấy các học viên, họ hô lên: “Pháp Luân Công vạn tuế!” “Pháp Luân Công là hy vọng của người dân Trung Quốc.”
Bà Lý là một giáo viên và bà thường tới Hồ Nhật Nguyệt những khi có thể. Bà cho biết càng ngày càng nhiều người Trung Quốc có đủ can đảm nói ra suy nghĩ của mình. Trong khi vài học viên đang luyện công, cầm biểu ngữ và phát tờ rơi tại Bến Y Đạt Thiệu, một du khách đã hô to: “ Người dân Trung Quốc tự hào về Pháp Luân Công!”
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/3/11/383744.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/3/24/176252.html
Đăng ngày 01-04-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.