Bài viết của một học viên Pháp Luân Công tại Cộng hòa Séc

[MINH HUỆ 24-3-2019] Thượng viện Cộng hòa Séc đã thông qua một nghị quyết thể hiện sự ủng hộ đối với các nhóm bị bức hại ở Trung Quốc, bao gồm các học viên Pháp Luân Công (còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp), tín đồ Cơ Đốc giáo, người Duy Ngô Nhĩ và người Tây Tạng.

Nghị quyết Số 131 được thông qua ngày 20 tháng 3 năm 2019. Nghị quyết này kêu gọi Tổng thống và Chính phủ Séc yêu cầu Trung Quốc tuân thủ các công ước nhân quyền quốc tế bằng cách chấm dứt cuộc bức hại nhắm vào các nhóm này và phóng thích tất cả tù nhân lương tâm.

Nghị quyết này nhằm đáp lại bản thỉnh nguyện toàn quốc liên quan đến việc “Chính quyền cộng sản Trung Quốc phạm tội diệt chủng đối với các học viên Pháp Luân Công”. Hơn 370.000 người dân Séc đã ký vào bản thỉnh nguyện này.

Pháp Luân Công là nhóm bị bức hại nghiêm trọng nhất ở Trung Quốc. Vào năm 1999, có khoảng 100 triệu người Trung Quốc tu luyện Pháp Luân Công. Những người thực hành theo các pháp lý của trường phái Phật gia này hiện đang bị chính quyền Trung Quốc bức hại và “cải tạo” trong hệ thống nhà tù của quốc gia này.

f4bddc98722c842b9575b1e89f6c9df2.jpg

5d3653d460a3cc76fe5ba939b645bd6f.jpg

Bản chụp Nghị quyết số 131 của Thượng viện Séc

3292c5262122866c833c56f5fdfc5cc8.jpg

Bà Veronika Sunova, Chủ tịch Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp tại Séc, phát biểu tại phiên điều trần của Thượng viện

“Ngày hôm nay, quý vị có cơ hội đem lại hy vọng cho những người bị tra tấn vì tin vào Chân – Thiện – Nhẫn. Quý vị có thể trợ giúp hàng triệu người phải chịu đựng một cuộc bức hại trong gần hai thập kỷ qua”, Chủ tịch Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp tại Séc đã phát biểu.

“Quý vị có thể góp phần gửi đi thông điệp mà có thể ngăn chặn một số kẻ bức hại tiếp tục phạm tội.”

5d0143bb14c34b4a6e43582c2db11050.jpg

Thượng Nghị sỹ Marek Hilser (người phát biểu)

Thượng Nghị sỹ Marek Hilser phát biểu: “Chúng ta là một quốc gia đã từng trải qua chế độ độc tài cộng sản: chúng ta đã trải qua chế độ chính trị cộng sản, trải qua những vụ hành quyết vì lý do chính trị, chúng ta cũng đã kinh qua việc cầm tù cũng như sự kiểm duyệt.”

“Chúng ta biết rất rõ ràng vi phạm nhân quyền và không tôn trọng tự do là thế nào. Do đó, tôi cho rằng, đất nước chúng ta, nhờ những trải nghiệm đó, hẳn là thấy nhạy cảm đối với những vi phạm nhân quyền ở những nơi khác trên thế giới cũng như đối với những giá trị đang bị chà đạp.”

Ông cũng lưu ý rằng nhìn vào cách một chế độ đối đãi đối với người dân nước mình thì sẽ đoán được nó sẽ đối đãi như thế nào đối với những người dân khác trên thế giới. Theo ông Hilser, chính quyền cộng sản Trung Quốc rất hiếu chiến, nó bỏ qua những nhân quyền cơ bản như quyền được xét xử công bằng, quyền tự do tín ngưỡng và quyền tự do ngôn luận. “Nếu chúng ta giữ im lặng về vấn đề này, cũng bằng như chúng ta đồng ý”, Tiến sỹ Hilser cho biết.

206c30288e0d62cfeaeafbc610b35598.jpg

Thượng Nghị sỹ Pavel Fischer (người phát biểu)

“Nếu đọc qua các điều khoản trong Tuyên bố Nhân quyền Quốc tế, chúng ta sẽ thấy rằng chính quyền Trung Quốc đã vi phạm mọi điều khoản trong đó”, Thượng Nghị sỹ Pavel Fischer đã phát biểu.

Theo Thượng Nghị sỹ Pavel Fischer, những tù nhân phía sau bức tường của các trại lao động không có quyền gì cả. “Con người ở đó đã trở thành nguồn cung nội tạng [cho những người có nhu cầu ghép tạng]. Họ, những người khỏe mạnh, những người còn sống, đang bị tước mất quyền kiểm soát đối với thân thể của chính họ để đảm bảo chất lượng nội tạng cao nhất [cho những người cần tạng]. Không phải ngẫu nhiên mà những trại lao động này lại rất gần các bệnh viện để tránh tình trạng phân hủy tế bào.”

dd1d68b336af22d9579d077122e553e1.jpg

Ông Vaclav Chaloupek (người phát biểu)

Thượng Nghị sỹ Vaclav Chaoupek cho biết: “Chúng ta đã dần hiểu được sự thật của nạn cưỡng bức thu hoạch tạng. Những sự thật này thật đáng sợ và khủng khiếp đến nỗi chúng ta không thể hình dung được.”

be2a945ce8bb5d3d8019998cf34329b5.jpg

“Tôi muốn cảm ơn những người dân đã phát động bản thỉnh nguyện này và hướng sự chú ý của Thượng viện đến chủ đề này. Tôi cho rằng đây là một trong nhiều trường hợp hợp tác hết sức hiệu quả giữa người dân của chúng ta và Thượng viện”, Thượng Nghị sỹ Vaclav Hampl cho hay.

“Cộng hòa Séc thực sự là một trong những quốc gia đã thực hiện cấy ghép tạng trong nhiều năm. Chúng ta đã chứng kiến những phép màu y học vượt bậc khi bắt đầu tiến hành cấy ghép tạng, ngay cả từ thời chúng ta còn ở chế độ cộng sản. Và ngay cả khi đó, trong một chế độ mà tôi thực sự chưa từng thừa nhận thì cũng không ai dám hy sinh một người còn sống để lấy nội tạng của người đó. Đó là điều mà ngay cả ở chế độ đáng chỉ trích nhất cũng cho là không thể chấp nhận được.”

c9a60daafac7c488dbff6ae5faa2cbea.jpg

Thượng Nghị sỹ Jaromira Vitkova

Thượng Nghị sỹ Jaromira Vitkova cho rằng tội ác phản nhân loại phải được ngăn chặn kịp thời, trước khi chúng vượt khỏi tầm tay của chúng ta, như việc tàn sát người Do Thái trong Thế chiến thứ II.

“Tuần trước, khi chúng ta ở Boskovice để tưởng niệm việc vận chuyển người Do Thái vào năm 1942 bằng cách diễu hành từ khu ổ chuột đến ga tàu. Tôi nghĩ rằng cần phải nhận ra thảm kịch này đã xảy ra như thế nào, bởi vì nó không bắt đầu vào năm 1942. Nó bắt đầu bằng một cuộc tấn công vào người Do Thái ở Đức từ trước đó nhiều năm. Cần phải lên tiếng trước những điều này và ngăn chặn chúng xảy ra ở mọi quốc gia và vào bất cứ lúc nào”, Thượng Nghị sỹ Vitkova cho biết.

Bản thỉnh nguyện cũng được các tổ chức phi chính phủ ủng hộ, bao gồm Ủy ban Helsinki của Séc và Tổ chức Ân xá Quốc tế, cũng như cựu Bộ trưởng Bộ Văn hóa Daniel Herman, cựu Ủy viên Nhân quyền Monika Šimůnková, ông Jan Payne Bioetics của Trường Đại học Charles và những người khác.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/3/24/384286.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/3/26/176282.html

Đăng ngày 28-03-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share