Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Hà Bắc, Trung Quốc

[MINH HUỆ 10-12-2018] Khi thông tri kêu gọi gửi bài chia sẻ kỷ niệm ngày Pháp Luân Đại Pháp lần thứ 19 sắp qua, một học viên đã gửi cho tôi một số bài chia sẻ được viết bởi các học viên khác và yêu cầu tôi đánh máy và gửi chúng cho trang web Minh Huệ.

Tôi không thể không phàn nàn: “Tại sao bạn không gửi cho tôi sớm hơn? Tại sao chúng không phải là bản mềm? Bạn thực sự nghĩ rằng tôi có thời gian để đánh máy và sửa lại toàn bộ bài chỉ trong một vài ngày hay sao!” Mặc dù tôi rất buồn bực và cảm thấy có điều gì đó đang cố ngăn tôi lại, tôi vẫn quyết định vượt qua nó.

Khi tôi bắt đầu chỉnh sửa các bài chia sẻ, tôi nhận thấy rằng, mặc dù văn phong không quá mạch lạc, nhưng các bài viết đều rất tốt và trong từng câu chữ đều thấm đẫm lòng biết ơn chân thành của các học viên đối với Sư phụ Lý Hồng Chí và Đại Pháp. Tôi đã nhìn thấy điều thiếu sót của bản thân mình.

Trong khi tôi chỉnh sửa các bài chia sẻ, tôi đã xem xét lại quá trình tu luyện của bản thân. Hàng ngày tôi đều bận rộn với các hạng mục Đại Pháp. Tôi trở nên thân thiết với các học viên và có thể giữ vững tâm tính của mình. Tuy nhiên, tôi đã đánh mất cảm giác liên tiếp đạt được thể ngộ mới trong các bài giảng của Sư phụ. Tôi không còn cảm thấy được đề cao sau khi hướng nội và loại bỏ chấp trước.

Tìm ra chấp trước

Sư phụ giảng:

“… Vậy luyện công chẳng tăng công có hai nguyên nhân [nói] trên: không biết Pháp tại cao tầng thì chẳng có cách nào tu; không hướng nội mà tu, không tu tâm tính [thì] chẳng thể tăng công. Đó chính là hai nguyên nhân”. (Bài giảng thứ nhất, Chuyển Pháp Luân)

Gần đây, tôi không thể làm theo những điều Sư phụ đã giảng. Tôi không thấy được các nguyên lý khi tôi học Pháp. Tôi đã hướng nội khi đối mặt với mâu thuẫn, nhưng đó chỉ là trên bề mặt. Tôi cảm thấy cách “hướng nội” bề mặt này thực sự là vỏ bọc cho các chấp trước ẩn giấu của tôi. Trên thực tế, đó chẳng phải là một hình thức tinh vi hơn của việc “hướng ngoại” sao? Làm sao tôi có thể đề cao? Tôi đã thực sự tu luyện hay chưa? Tôi cảm thấy thật xấu hổ.

Mỗi ngày tôi đều rất bận rộn với các hạng mục Đại Pháp và chứng thực Pháp. Miễn là tôi bận rộn, tôi nghĩ rằng mình đang làm ba việc. Thỉnh thoảng tôi cảm thấy trạng thái tu luyện của mình không đúng đắn. Tôi nghĩ rằng, mặc dù tôi không giảng chân tướng trực diện, tôi vẫn đang cứu người một cách gián tiếp. Khi hướng nội, tôi nhận thấy tôi có chấp trước vào làm các việc và có tâm hiển thị.

Tâm hiển thị là một chấp trước ẩn giấu rất sâu. Trên bề mặt tôi tỏ ra khiêm tốn, và các học viên khác nghĩ tôi tu luyện bản thân rất tốt và ngưỡng mộ tôi. Mặc dù cảm thấy rất hài lòng trước những lời khen đó, nhưng tôi vẫn nói một cách khiêm tốn: “Tôi tu luyện chưa tốt”. Điều này càng tăng thêm ấn tượng của họ về việc tôi “tu luyện rất tốt”. Đây không phải là chân tu. Thay vào đó, tôi đang nói dối và ranh mãnh.

Tôi tiếp tục hướng nội để tìm ra nguyên nhân dẫn đến việc chấp trước vào làm các việc và hiển thị bản thân. Tôi vô cùng ngạc nhiên khi thấy có điều gì đó trong tôi không muốn thay đổi và đồng hoá với Pháp. Nhân tố này đang cố gắng lợi dụng chấp trước làm các việc và tâm hiển thị của tôi để ngăn cản tôi tu luyện tinh tấn. Nếu tôi thực sự tu luyện, nhân tố này sẽ bị thay đổi hoặc tiêu huỷ.

Khi tôi hướng nội sâu hơn, tôi nhận ra nhân tố này chính là bản ngã của tôi và nó đến từ cựu vũ trụ, là một thứ ích kỷ. Những an bài này được tạo ra là để ngăn tôi tu luyện tinh tấn, để chúng có thể thoát khỏi việc bị hủy diệt.

Khi tôi nhận thức ra vấn đề này, tôi để ý thấy các học viên khác đã không chủ động xem xét bản thân khi mâu thuẫn phát sinh. Tôi đã quan sát cách mà các học viên nghiến răng chịu đựng và kiềm chế bản thân mỗi khi họ gặp phải vấn đề hoặc phát sinh những suy nghĩ bất hảo. Khi mâu thuẫn xuất hiện trở lại, họ đẩy nó sang một bên thay vì xem xét bản thân và tìm ra nguyên nhân gốc rễ. Đây không phải là tu luyện Đại Pháp.

Sư phụ giảng:

“Chúng ta là có tính nhắm thẳng, thật sự chỉ thẳng vào cái tâm ấy, vứt bỏ cái tâm ấy; như vậy tu được mau lẹ phi thường”. (Bài giảng thứ năm, Chuyển Pháp Luân)

Tu luyện Đại Pháp nhắm trực tiếp vào tâm con người. Những chấp trước của chúng ta được chỉ rõ ra trong Pháp vì vậy chúng ta có thể tống khứ chúng và đề cao lên.

Một vài học viên không hướng nội khi họ gặp phải các vấn đề. Đây không phải là chân chính thực tu. Mặc dù họ đi giảng chân tướng mỗi ngày, nhưng họ vẫn tranh cãi với người thường và xét vấn đề bằng quan niệm người thường chứ không từ tiêu chuẩn của Pháp.

Một vài học viên học Pháp và luyện công mỗi ngày, nhưng họ làm điều đó như một thói quen. Họ khẩn trương hoàn thành việc đó và ngồi xuống xem chương trình Tân Đường Nhân (NTDTV). NTDTV là dành cho người thường, và những chương trình này được làm để giảng chân tướng.

Bất cứ chấp trước nào được thêm vào đều sẽ khiến con đường tu luyện của chúng ta thêm khó khăn và gian khổ. Tu luyện vốn rất nghiêm túc và khó khăn. Làm sao chúng ta lại có thể tự tạo thêm khó nạn cho mình?

Hình thức tu luyện trên bề mặt này được an bài bởi cựu thế lực. Chúng không muốn thay đổi, vì thế chúng thử mọi cách mà chúng có thể đưa ra để can nhiễu tiến trình Chính Pháp của Sư phụ và quá trình tu luyện của chúng ta. Khi chúng ta gặp vấn đề, chúng ta cần phải cảnh giác. Chúng ta phải thực sự xem xét bản thân và nhận ra chúng ta đang chân tu hay giả tu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/12/10/377669.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/3/10/176095.html

Đăng ngày 31-03-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share