Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Trung Quốc

[MINH HUỆ 20-02-2019] Một học viên đã từng nói với tôi rằng tâm tật đố là nguồn gốc của hận thù, và tôi rất tán thành. Tôi phải thanh trừ tâm tật đố trước khi buông bỏ oán hận, và tôi muốn chia sẻ phần kinh nghiệm tu luyện này của tôi.

Buông bỏ tâm oán hận với chồng cũ

Đã hơn 10 năm kể từ khi tôi ly hôn với chồng, và kể từ đó tôi ôm giữ một oán hận với anh ấy. Tôi cho rằng anh ấy đã làm tổn thương tôi nghiêm trọng. Mặc dù sau khi trở thành một học viên, tôi biết rằng tất cả điều này xảy ra đều có nguyên nhân, đôi lúc tôi vẫn cảm thấy khá buồn.

Năm ngoái, sau khi tôi được thả khỏi trại tạm giam, con trai tôi và tôi đã sống cùng bố mẹ tôi. Khi tôi học Pháp đoạn giảng về tâm tật đố, tôi đã tự hỏi: “Mình chắc hẳn cũng có tâm tật đố vì nó biểu hiện mạnh mẽ ở người Trung Quốc. Nhưng mình không nhớ có tật đố với bất kỳ ai.”

Ngày hôm sau trong bữa trưa, con trai tôi nói với tôi rằng chồng cũ của tôi đã đưa cháu đi cắt tóc và người thợ cắt tóc là bạn của anh ấy. Không suy nghĩ, tôi chế giễu những gì cháu nói và nhận xét: “Cứ trả tiền đủ, thì dĩ nhiên sẽ thành bạn của chủ tiệm thôi. Chứ tiền mà không trả thì còn lâu mới thành bạn.”

Tôi vuốt tóc con trai và nói với cháu: “Ông ấy chỉ đối xử tốt với con bằng cách đưa con đi cắt tóc để con sẽ nhanh chóng quay trở lại và cho ông ấy nhiều tiền hơn thôi.”

Nhìn vẻ mặt không hài lòng của con trai tôi, tôi nhanh chóng nhận ra rằng tôi đang tật đố. Tôi ngay lập tức xin lỗi và nói rằng tôi đang bị trượt xuống. Tôi đã không nói rằng mình đang tật đố, mặc dù tôi biết rõ rằng tôi tật đố, bởi vì tôi xem nó là loại chấp trước xấu xa nhất. Thông qua việc này, Sư phụ đã phơi bày tâm tật đố của tôi.

Tôi cảm thấy xấu hổ khi biết rằng mình tật đố với việc chồng cũ có rất nhiều bạn bè ra sao và người thợ cắt tóc đã kiếm được nhiều tiền như thế nào. Là một học viên, tôi cũng nhận ra rằng tôi có chấp trước vào danh tiếng và tiền bạc. Tôi đã không vui khi chồng cũ của tôi làm tốt bởi vì chúng tôi có một cuộc ly hôn cay đắng. Tôi không bao giờ muốn nghe điện thoại của anh ấy, và ngay cả khi tôi nghe máy, tôi vẫn luôn bực bội. Trong thời gian đó, các chấp trước của tôi đã hiển lộ.

Tôi nói chuyện với một học viên vào ngày hôm sau và được nhắc nhở rằng tôi cần phải thanh trừ tâm tật đố và oán hận. Vài ngày sau, chồng cũ của tôi gọi điện và tôi đã nhấc máy – một điều mà tôi thường không làm. Khoảnh khắc tôi nghe máy, tôi tự hứa rằng tôi sẽ buông bỏ oán hận. Trước sự ngạc nhiên của tôi, anh ấy nói với giọng nhẹ nhàng nhất mà tôi từng được nghe kể từ khi chúng tôi ly hôn. Anh ấy vẫn như vậy trong vài cuộc gọi sau đó, và tôi biết rằng Sư phụ đã giúp tôi loại bỏ tâm oán hận.

Một lần, tâm oán hận anh ấy lại nổi lên trong khi tôi đang luyện công và điều tổn thương mà anh ấy đã gây ra cho tôi choán lấy tâm trí tôi. Tôi tự nhủ rằng theo pháp lý cao tầng, bị tổn thương là một việc tốt và tôi nên cảm ơn chồng cũ của mình. Đây chính xác là thời điểm mà tâm oán hận của tôi biến mất vĩnh viễn.

Tâm oán hận với bố mẹ tôi

Mẹ tôi rất nóng tính và thường nổi cơn thịnh nộ khi mọi thứ không theo ý bà. Bố tôi là người lặng lẽ, sẽ không bao giờ bảo vệ tôi hay an ủi tôi khi tôi có rắc rối với mẹ.

Với tôi, nhà hoàn toàn không phải là nơi ấm áp, và tôi từng nói với mẹ rằng tôi sẽ không chăm sóc cho bà khi bà về già. Tôi khẳng định từng chữ trong đó. Tôi đã muốn chấm dứt cuộc đời mỗi khi mẹ tôi chế giễu tôi, cứ như thể mẹ hoàn toàn coi thường sự tồn tại của tôi. Tô cũng ghét bố mẹ mình vì những ảnh hưởng tiêu cực của họ đối với cuộc hôn nhân và sự nghiệp của tôi.

Sau khi tôi trở thành một học viên, tôi biết rằng mọi thứ xảy ra đều có nguyên nhân. Mặc dù tôi cố gắng buông bỏ cảm xúc của mình và đối xử tốt với bố mẹ mà không phàn nàn, giữa chúng tôi luôn có một rào cản vô hình.

Thông qua học Pháp, tôi nhận ra rằng xem thường người khác là một biểu hiện mạnh mẽ của tâm đố kỵ. Tôi đã không thích việc họ chỉ muốn sống một cuộc sống dễ dàng và nhàm chán và rằng họ không muốn tu luyện Đại Pháp ngay cả sau khi đã đọc sách. Khi tôi đào sâu hơn những suy nghĩ của mình, tôi thấy rằng tôi chấp trước vào tình và muốn họ trở thành học viên.

Sư phụ đã giảng:

“Cầu mong giúp thân nhân tiêu nạn tiêu bệnh chính là chấp trước đối với tình cảm thân quyến. Phải chăng muốn chi phối vận mệnh của người khác; mỗi người đều có vận mệnh của mình chứ!” (Bài giảng thứ Năm – Chuyển Pháp Luân)

Bố mẹ tôi có học thức và địa vị xã hội nhất định. Cả hai người đều có tinh thần trách nhiệm cao đối với gia đình. Không có cuộc sống đều đều, nhàm chán của họ, tôi đã không thể lớn lên trong một môi trường ổn định.

Ngay cả khi đã có tuổi, bố mẹ tôi vẫn sẽ nghĩ về việc làm cách nào để cho tôi và con tôi thức ăn ngon nhất trong mỗi bữa. Họ hầu như không nói gì khó chịu với tôi sau khi tôi được thả khỏi trại tạm giam và phải sống cùng họ. Tôi đã khóc trong một thời gian dài khi biết rằng tôi thậm chí còn tồi tệ hơn một người bình thường vì đổ lỗi cho bố mẹ sau những gì mà bố mẹ tôi đã làm cho tôi. Tâm oán hận của tôi dần dần tan biến, và tôi hòa thuận với bố mẹ hơn. Mẹ tôi cũng trở nên ít cáu kỉnh hơn.

Câu chuyện của tôi đã cho thấy rằng tâm oán hận bắt nguồn từ tật đố. Trên thực tế, nhiều chấp trước đều có liên đới với nhau vì tất cả chúng đều dựa trên danh, lợi và tình, là những thứ sinh ra từ vị tư. Mọi chấp trước này pha trộn với nhau và trở nên phức tạp và ẩn giấu. Chỉ khi chúng ta hướng nội theo các pháp lý và kiểm tra từng niệm của chúng ta, chúng ta mới có thể tìm thấy và tiêu diệt những chấp trước này.

Hướng nội thêm nữa

Khi tôi gặp các tình huống sau tôi hướng nội: 1/ khi có mâu thuẫn; 2/ khi nhìn thấy chấp trước của người khác; 3/ khi tôi có cảm xúc; 4/ khi những suy nghĩ ngẫu nhiên xuất hiện trong lúc tôi học Pháp, luyện công và phát chính niệm; 5/ khi tôi không thể tập trung vào những việc mình đang làm;6/ khi tôi ngộ ra một điều gì đó trong những giấc mơ, chúng thường liên quan đến nhiều chấp trước.

Tôi ghi lại các chấp trước mà tôi tìm thấy vào điện thoại di động và cố gắng thanh trừ chúng trong vòng 5 phút đầu phát chính niệm. Khi tôi nhận ra những chấp trước mà tôi thấy trong hoạt động hàng ngày của mình, tôi sẽ loại bỏ chúng. Thông thường, chúng biến mất sau vài ngày.

Một số chấp trước thì ngoan cố hơn các chấp trước khác và tiếp tục quay lại, và thường thì mất nhiều thời gian hơn để loại bỏ chúng. Khi điều này xảy ra, tôi tỉnh táo và cố gắng giữ chính niệm mạnh mẽ. Cho dù chấp trước biểu hiện như thế nào và khuấy động tâm trí tôi ra sao, tôi đều loại bỏ nó, biết rằng nó cuối cùng sẽ biến mất bởi vì tôi là một học viên và Sư phụ luôn bên cạnh tôi. Dĩ nhiên, tôi đảm bảo học Pháp tốt bởi vì đó là phần quan trọng nhất trong tu luyện của chúng ta.

Một lần, một học viên nói với tôi rằng khi cô ấy phát chính niệm, tâm trí cô ấy thường bị chế ngự bởi những thứ mà chồng cô ấy sẽ làm. Tôi hỏi liệu cô ấy có buồn không và cô ấy đáp “chắc chắn rồi”. Tôi nói với cô ấy rằng Sư phụ đã giảng:

“Chư vị chưa thực hiện được ‘Nhẫn’. Chúng tôi giảng Chân Thiện Nhẫn; ‘Thiện’ của chư vị cũng chẳng còn có nữa.” (Chuyển Pháp Luân – Bài giảng thứ Tư)

Tôi bắt đầu giảng giải cho cô ấy việc cô ấy đã không hướng nội và đề cao tâm tính của cô sau từng ấy năm như thế nào và rằng cô ấy vẫn có nhiều chấp trước. Tôi nói nhiều trong một thời gian ngắn, muốn cô ấy hiểu quan điểm của mình. Cô ấy đã không nói gì. Khi chúng tôi chia tay, cô ấy lại phàn nàn về chồng mình. Chính lúc đó tôi biết rằng những gì tôi vừa nói đã không đọng lại trong đầu của cô.

Về nhà, tôi hướng nội và thấy rằng tôi có chấp trước mạnh mẽ vào việc muốn thay đổi người khác. Chính xác là chấp trước mạnh mẽ của tôi đã ngăn cản cô ấy đề cao. Tại sao tôi lại quá chấp trước vào điều này khi tôi biết rằng thực tế thì Sư phụ mới là cao nhất? Tôi đã cho rằng tôi tốt hơn Sư phụ phải không? Có phải tôi cho rằng điều mình hiểu là hoàn toàn đúng trong khi những pháp lý của Đại Pháp rất sâu sắc không? Lại lần nữa, tôi xem thường cô ấy bởi vì những chấp trước của cô.

Một số chấp trước không thể phát hiện được trừ khi tôi suy xét bản thân kỹ lưỡng. Đôi khi, tôi sẽ tự hỏi làm thế nào để mình có thể làm việc nhà hiệu quả hơn, cư xử đúng mực hơn, giảng chân tướng tốt hơn bằng điện thoại di động, phản ứng tốt hơn khi giảng chân tướng, và viết nhiều bài chia sẻ hơn. Những suy nghĩ này sẽ can nhiễu tôi nghiêm trọng khi tôi học Pháp, luyện công và phát chính niệm. Trong một thời gian dài, tôi không thể tìm thấy những suy nghĩ này bắt nguồn từ đâu. Gần đây tôi đã nhận ra rằng tôi chấp vào việc làm tốt các việc, cùng với đó là tâm hiển thị, truy cầu danh và cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, là chấp vào bản sự.

Sư phụ đã giảng:

“Tu tại tự kỷ, công tại Sư phụ” (Chuyển Pháp Luân – Bài giảng thứ Nhất)

“chư vị vì [theo nỗ lực của] con người mà muốn đạt được mục đích nào đó, thì cũng không đạt được.” (Chuyển Pháp Luân – Bài giảng thứ Chín)

Sau khi tôi phát hiện ra các chấp trước của mình và thanh trừ nó, tôi đã có thể bình tĩnh và tập trung khi luyện tĩnh công.

Sư phụ đã giảng:

“Đồng thời khi bản thân chư vị chịu đựng, chư vị có thể vứt bỏ tâm thật nhẹ nhàng, chẳng để nó trong tâm.” (Chuyển Pháp Luân – Bài giảng thứ Tư)

Thể ngộ của tôi là tôi nên học Pháp và đề cao tâm tính của mình một cách thường xuyên để có thể đạt được trạng thái này. Khi tôi có thể chính lại mọi niệm của mình, mâu thuẫn sẽ giảm bớt vì chúng tồn tại do quan niệm của tôi. Ngay cả nếu mâu thuẫn xảy ra, tôi sẽ có thể xử lý chúng tốt như một học viên nên làm.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/2/20/382982.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/3/16/176168.html

Đăng ngày 26-03-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share