Bài viết của Nhược Thủy, một học viên Pháp Luân Đại Pháp
[MINH HUỆ 9-2-2019] Tôi muốn chia sẻ về cách tôi đề cao trong quá trình giúp đỡ các học viên .
Trong nhóm học Pháp của tôi, có một học viên từng bị bệnh ung thư nhưng Pháp Luân Đại Pháp đã chữa khỏi bệnh cho anh ấy. Anh ấy đang phải chịu đựng một khổ nạn buộc anh phải lựa chọn giữa kiên định tu luyện và lợi ích cá nhân. Mọi người đều thấy rõ các chấp trước của anh ấy, nhưng chính anh lại không nhìn ra vấn đề của mình. Anh ấy đang phải vượt quan nghiệp bệnh và đối mặt với nhiều vấn đề trong cuộc sống. Anh ấy chọn cách chạy trốn khỏi nhà và đổ lỗi cho các học viên không chịu giúp đỡ anh ấy. Anh ấy luôn cho rằng mọi người trong nhóm chưa cố gắng nên mới khiến anh ấy gặp nhiều khó khăn. Anh ấy nói rằng các học viên không coi trọng sự hy sinh của anh ấy cho nhóm và không ai xem vấn đề của thành viên khác là vấn đề của chính họ.
Tôi là một trong những học viên từng bị bức hại. Tôi hiểu là khi chúng ta phải đối diện với những thử thách khó khăn, việc liên lạc với những học viên như anh ấy sẽ khiến chúng ta cảm thấy không an toàn. Nếu chúng ta không chân tu, chúng ta sẽ không thể thoát khỏi những phiền toái mà cựu thế lực đã ép lên chúng ta.
Tôi kể với anh ấy việc tôi đã tu luyện như thế nào với hy vọng anh ấy có thể tránh bị bức hại. Nhưng sau đấy, một học viên khác nói rằng, khi tôi làm việc này, tôi đã không tuân theo các nguyên lý của Đại Pháp. Anh ấy dẫn Pháp mà Sư phụ giảng:
“ Tiếp thụ giáo huấn phản diện chính là dùng nhân tâm để xét vấn đề, biến bản thân thành giảo hoạt và viên dung, thế là biến thành xấu rồi”. (Giảng Pháp tại Pháp hội New York năm 2010)
Lời nhắc nhở của đồng tu đã giúp tôi thấy được vấn đề của mình. Tôi đã cố hết sức chính lại tư tưởng của mình và nhận thấy lời nhắc nhở này thật hữu ích.
Người học viên mà tôi nói đến ở trên đã bỏ nhà đi. Tôi thấy anh ấy tiếp tục thể hiện ham muốn đặt lợi ích của bản thân lên trên mọi thứ khác. Tôi cũng thấy anh ấy nói rất hùng hồn nhưng lại không hề làm theo những gì anh ấy nói.
Một học viên khác nói với tôi, “Nếu ngay từ đầu, chị đã biết anh ta như vậy thì chị vẫn sẽ giúp anh ta chứ?” Tôi buột miệng đáp lại: “Còn tùy. Nhưng nếu cứ như vậy chẳng lẽ cựu thế lực sẽ không hủy hoại anh ấy hay sao?” Lúc đó, tôi thực sự thấy tiếc cho người học viên này. Anh ấy đã đắc Pháp và căn bệnh ung thư của anh cũng được chữa khỏi. Nhưng chỉ vì một chút lợi ích của bản thân mà anh ấy vẫn dính mắc vào những thứ sai lầm và nhỏ nhặt đe dọa đến cuộc sống của anh ấy. Đó thực sự là một điều đáng tiếc.
Chính tâm từ bi đã khiến tôi thay đổi thái độ. Tôi không nghĩ đến những điều tồi tệ giống anh ấy. Văn hóa Đảng đã khiến anh ấy hành xử khác biệt. Tôi không còn coi anh ấy là một sinh mệnh tới để đe dọa chúng tôi nữa. Tôi chia sẻ nhiều vấn đề với anh ấy thông qua việc viết những bức thư ngỏ, cũng bởi vì tôi muốn mọi người xem chúng. Mục đích của tôi là giúp anh ấy nhận ra chấp trước. Hy vọng anh ấy sẽ buông bỏ được nó. Tôi có cảm giác là anh ấy không nhận thức được vấn đề của mình.
Mỗi lần tôi chỉ ra vấn đề, anh ấy đều từ chối tiếp nhận. Anh ấy nói bản thân có chấp trước, nhưng lại không chịu thừa nhận mình đang xem trọng lợi ích cá nhân. Anh ấy tỏ thái độ bực bội và nói những lời mỉa mai, đồng thời tìm mọi lý do để lẩn tránh chấp trước và che đậy bản thân. Hết lần này đến lần khác, tôi có suy nghĩ muốn từ bỏ việc giúp đỡ anh ấy, bởi lẽ tôi nghĩ sẽ chỉ lãng phí thời gian vào việc này. Nếu tôi dành thời gian để viết bài chia sẻ kinh nghiệm tu luyện, thì ít ra việc đó cũng giúp tôi đề cao tâm tính. Nhưng sau đó tôi lại nghĩ, giúp đỡ các học viên cũng là một cách để đề cao. Hai việc này không có gì là mâu thuẫn. Nếu tôi chọn lấy một việc thì chẳng phải tôi cũng giống anh ấy, đang tìm cách che đậy bản thân hay sao?
Mỗi lần nói chuyện với anh ấy, tôi đều tự nhìn lại mình. Tôi nghĩ về vào những câu hỏi đặt ra với anh ấy và xét xem liệu chúng có đúng với bản thân tôi không. Khi tôi nói rằng anh ấy không chân tu, tôi hướng nội để xem mình cũng như vậy hay không. Mỗi khi tôi đưa ra những nhận xét về anh ấy, tôi đều coi đó là cơ hội để xét lại bản thân. Tôi thấy mình tu luyện chưa tốt.
Đọc những bức thư trao đổi giữa chúng tôi, các học viên nói tôi đã quá từ bi với anh ấy. Thực tế là tôi thấy mình không tốt như một số học viên cảm nhận. Tôi chỉ giữ một niệm là mình sẽ không thuận theo cách hành xử của anh ấy, nhưng đúng hơn, tôi chỉ muốn cho anh ấy thấy văn hóa Đảng đang hiện diện trong những lá thư anh ấy viết cho tôi. Tôi sử dụng Pháp để đo lường tư tưởng đúng đắn là như thế nào. Tôi luôn ghi nhớ lời giảng của Sư phụ:
“ Chư vị cũng không được tuỳ tiện bỏ phí một cá nhân nào; bất kể là cá nhân đó đã sai phạm đến đâu, cũng như bất kể đó là người như thế nào, tôi cũng đều muốn cho họ cơ hội”. (Giảng Pháp tại Pháp hội Chicago năm 2004)
Khi tôi đang phân vân xem liệu có nên dừng liên lạc với anh ấy hay không, thì người học viên này đột nhiên thay đổi. Anh ấy không chỉ thừa nhận bản thân quá chú trọng đến lợi ích cá nhân mà còn xin lỗi về cách hành xử không đúng đắn của mình. Chứng kiến sức mạnh to lớn của Đại Pháp và lòng từ bi vô hạn của Sư phụ, mắt tôi đẫm lệ.
Khi đọc lại một số bức thư tôi đã viết cho anh ấy, tôi thật sự thấy được sự kiên nhẫn và lòng từ bi. Có phải tôi là người đã viết bức thư này không? Giờ tôi đã hiểu, chính Sư phụ thấy tôi thật lòng muốn giúp đỡ người khác nên đã ban cho tôi trí huệ. Con xin cảm tạ Sư tôn. Cảm ơn các bạn đồng tu đã giúp tôi đề cao.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/2/9/382539.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/3/10/176104.html
Đăng ngày 29-03-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.