Bài viết của một học viên Đại Pháp ở miền tây Mỹ quốc

[MINH HUỆ 05-03-2017] Khoảng hai tháng trước, nhạc luyện công mới được đăng trên trang web Minh Huệ, bao gồm bản nhạc luyện công cho bài công pháp thứ Hai trong vòng một giờ.

Niệm đầu tiên của tôi là tiêu chuẩn cho học viên đã nâng lên và chúng ta cần luyện bài hai lâu hơn để đột phá lên tầng thứ cao hơn, nhưng tôi đã tập trung sự chú ý của mình vào Shen Yun và những vấn đề khác. Tôi không thực sự nghĩ đến việc cố gắng luyện một tiếng bài Hai vì tôi quá bận. Tôi cũng nghĩ rằng luyện như vậy là quá khó và sẽ mất rất nhiều thời gian để đạt được tầng thứ đó.

Khoảng một tuần trước, một học viên mà tôi làm cùng đã nói với tôi rằng anh ấy đến Thụy Sỹ để hỗ trợ Shen Yun, và các học viên ở đó đã luyện bài công pháp thứ hai trọn một giờ. Anh ấy đã cố gắng nhưng không thể luyện trọn một giờ. Tôi chỉ có thể nghĩ đến đau vì khi tôi mới bắt đầu luyện công, tôi đã phải mất nửa năm để luyện bài hai trong vòng nửa tiếng. Thậm chí sau khi đã tu luyện 11 năm, luyện bài công pháp thứ năm trọn một giờ đồng hồ đối với tôi là rất khó, tôi thường chỉ có thể đả tọa 35 đến 40 phút thôi. Luyện bài công pháp thứ hai một tiếng sẽ là một thử thách, và tôi cho rằng có thể phải mất hàng tháng tôi mới có thể đạt được điều đó.

Tuần trước tôi nhận được một điểm hóa khác ở nhóm học Pháp. Một học viên ở đó đã chia sẻ trải nghiệm của anh ấy khi lần đầu luyện bài công pháp thứ hai trong vòng một tiếng. Anh ấy nói: “Đó là do niệm đầu của mình hết,” khi anh nhắc đến việc mình có luyện được hay không. Anh ấy đã cố gắng luyện hết một tiếng trong lần đầu tiên.

Tôi quyết định thử luyện một tiếng.

Trước đây, ý niệm rằng luyện bài công pháp số hai và số Năm sẽ rất khó và đau đã ngăn trở tôi hoàn thành hai bài công pháp đó. Tôi không biết liệu tôi có thể tránh khỏi cái bẫy này không.

Khi bắt đầu luyện công, tôi cảm thấy một làn gió nhẹ và cảm thấy rất dễ chịu. Tôi nhớ lại lời Sư phụ giảng:

“Lịch sử xưa nay trong giới tư tưởng học vẫn luôn có vấn đề rằng vật chất là đệ nhất tính hay tinh thần là đệ nhất tính; nghị luận mãi, tranh luận mãi về vấn đề ấy. Kỳ thực tôi nói với mọi người rằng, vật chất và tinh thần chúng là nhất tính.” (Bài giảng thứ Nhất – Chuyển Pháp Luân)

Tôi biết rằng có thể hoàn thành bài công pháp này là hoàn toàn dựa vào niệm đầu của tôi, vì thế tôi đã tập trung tư tưởng của mình. Động tác thứ nhất và thứ hai tôi luyện được rất tốt, nhưng đến động tác thứ ba là ‘đầu đỉnh bão luân’ đã trở nên rất khó. Cánh tay tôi đau khủng khiếp, vì thế tôi phát chính niệm để thanh trừ can nhiễu và cắn răng chịu đựng đến hết. Động tác thứ tư thì chỉ đỡ hơn một chút nhưng vẫn còn khá là khó. Thậm chí nếu tâm tôi dao động chỉ một chút thôi thì hai cánh tay tôi bắt đầu run lên. Tôi phải tập trung hết sức. Lúc đó vô cùng then chốt. Cuối cùng tôi cũng luyện hết một giờ đồng hồ, mặc dù không hề dễ dàng chút nào.

Sư phụ giảng:

“Khi gặp khó khăn kiếp nạn, hoặc khi vượt quan, chư vị hãy thử xem: khó Nhẫn, chư vị hãy cứ Nhẫn xem sao; thấy thật khó làm, nói là khó làm, chư vị cứ làm xem cuối cùng có làm được chăng. Nếu chư vị có thể thật sự thực hiện được như vậy, thì chư vị sẽ phát hiện rằng ‘liễu ám hoa minh hựu nhất thôn’!” (Bài giảng thứ chín – Chuyển Pháp Luân)

Việc luyện bài công pháp thứ hai trọn một giờ thực sự là như vậy!

Tôi hy vọng tất cả các học viên sẽ thử luyện bài công pháp thứ Hai trong vòng một giờ và tạo đột phá.


Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/2/25/175957.html

Đăng ngày 24-03-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share