Bài viết của đệ tử Đại Pháp tại Đại Lục
[MINH HUỆ 25-02-2019] Những năm qua, tôi đã tham gia nhiều nhóm học Pháp, và nhận thấy một số nhóm có môi trường không phù hợp, nên tôi đã không tới đó nữa.
Tại sao tôi lại nói như trên? Thí dụ như, sau khi đọc xong một bài giảng Pháp, lúc chia sẻ thì đa số đều tán gẫu về những sự việc của người thường: nào là nhà ai có việc gì, đồng tu kia vừa mới qua đời, rằng con của đồng tu nào đó vừa đỗ vào trường đại học danh tiếng, rằng đồng tu đơn thân vừa mới kết hôn với ai đó, v.v,…
Họ cũng bàn luận cả về chiến tranh thương mại giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, ở đâu vừa mới bùng phát dịch lợn, tham quan này nọ vừa bị ngã ngựa, rồi dân phòng vừa động thủ với dân thường,…
Tuy nhiên, nếu ai đó nêu ra một chủ đề liên quan đến tu luyện, thì cả nhóm im bặt, rất ít người lên tiếng, tựa như không có gì để nói.
Bởi chủng trạng thái này, nên ai đó có thể hội tu luyện muốn chia sẻ với nhóm thì cũng sẽ không nói ra, và một thời gian dài họ sẽ không đến nhóm nữa.
Tôi cho rằng đây là một chủng trạng thái rất không chính thường của một nhóm học Pháp, bởi nó không khác gì một câu lạc bộ của người thường. Người thường chẳng phải hay nói huyên thuyên mãi không chán sao? Bạn một câu tôi một câu thật náo nhiệt, tất cả đều rất vui vẻ, nhưng nó đâu có giúp ích gì với việc đề cao trong tu luyện của những người tham gia.
Sư phụ lưu lại cho chúng ta một hoàn cảnh học Pháp tập thể. Nếu chúng ta biến nhóm học Pháp thành một câu lạc bộ của người thường, Sư phụ hẳn sẽ rất buồn. Như vậy thì tôi sẽ học Pháp tại nhà một mình còn hơn.
Chỉ có chia sẻ thể ngộ dựa trên Pháp, chia sẻ đề cao cảnh giới tu luyện, thì mới chân chính đạt được mục đích của việc học Pháp tập thể.
Nhân tâm tạo ra môi trường nhóm học Pháp không đúng đắn
Sư phụ giảng:
”Còn có người dẫn một nhóm người quậy rất hào hứng, đây là ‘câu lạc bộ’ sao? Chính là nhân tâm, các chủng các dạng nhân tâm, đều sẽ biểu hiện ra trong tu luyện.” (Giảng Pháp ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới [2014])
Trước đây, thể ngộ của tôi về đoạn Pháp trên không sâu, tôi cảm thấy như là đang nói về người khác. Hiện tại, sau khi học đoạn Pháp này nhiều lần, tôi nhận ra rằng Sư phụ đang nói đến mỗi từng đệ tử Đại Pháp.
Có những học viên cảm thấy không chịu nổi cảnh cô quạnh ở nhà nên bèn tham gia nhóm học Pháp để náo nhiệt hơn, nói về những vấn đề của người thường, một số còn có tâm hiển thị rất mạnh và thường cướp lời người khác.
Tại đây, tôi không có ý nói rằng tôi tu tốt hơn và muốn chỉ trích họ. Tôi chỉ muốn nhắc nhở các đồng tu của tôi rằng Sư phụ cấp cho chúng ta hoàn cảnh học Pháp tập thể, nó không phải là dạng đó.
Điều này nói lên rằng chúng ta còn chưa thành thục. Xuất hiện chủng hiện tượng này ở nhóm học Pháp thì dù là người điều phối hay cá nhân học viên tham dự, ai cũng có phần ở trong đó. Đến nhóm học Pháp, mỗi học viên chúng ta ai ai cũng cần phải trang nghiêm, không nói những chuyện không liên quan đến việc tu luyện, cần phải trân quý thời gian. Chúng ta cần nhắc nhở lẫn nhau nếu có học viên nào đưa chuyện người thường nói lẫn vào, đừng sợ đắc tội ai đó.
Miền đất thuần tịnh
Còn nhớ trước năm 1999, nhân chuyến công tác tới thành phố Trường Xuân, tôi thuận tiện tham gia một nhóm học Pháp ở đó. Tôi đã vô cùng xúc động.
Tối hôm đó, nhóm học Pháp có khoảng hơn 50 người tham gia, ngồi chật kín trong một căn nhà nhỏ, trên bệ cửa sổ cũng có người ngồi. Đầu tiên người điều phối thông báo hôm đó đọc bài giảng nào và hỏi ai sẽ đọc thuộc đầu tiên. Vừa dứt lời thì không ít người giơ tay, phụ đạo viên chỉ định một cá nhân đọc Pháp.
Người học viên được chọn sẽ đọc Pháp, và đọc gần như không sai một chữ nào. Sau đó, người điều phối hỏi xem có ai có thể ngộ gì từ trong Pháp hoặc ai có đề cao gì, hoặc có đang vượt quan nào đó đều có thể cởi mở mà chia sẻ cùng nhóm.
Mặc dù căn nhà đầy ních người, nhưng cảm giác bầu không khí rất trang nghiêm và tường hòa, năng lượng rất mạnh. Trong quá trình giao lưu, ai nấy rất háo hức chia sẻ thể ngộ dựa trên Pháp của mình, mọi vấn đề liên quan đến tâm tính đều có thể nói ra, quả thực là một miền “tịnh thổ”.
Tôi nhớ lúc đó có một đồng tu nói rằng anh ấy chưa tu bỏ được tâm sắc dục và cảm thấy rất khổ não. Sau khi anh ấy nói xong, có người đã chia sẻ nhận thức lý tính của bản thân về sự việc này, có người nói thể hội của bản thân về vấn đề đó. Cuối cùng, phụ đạo viên chia sẻ nhận thức của mình đối việc việc loại bỏ tâm sắc dục của mình. Tôi vô cùng ấn tượng, cảm giác anh ấy học Pháp rất tốt, thật là khiến tôi cảm thấy kính nể.
Sau khi tan buổi học Pháp, lúc rời đi, tôi đã hỏi một đồng tu rằng anh ấy đã đi bao xa để tới đó. Anh ấy nói rằng khoảng chừng hơn 5 km. Tôi rất ngạc nhiên vì anh ấy sống ở xa như vậy mà cũng đến đó, nhưng anh ấy nói rằng một số học viên còn sống cách đó hơn 10 km nhưng ngày nào cũng tới học.
Anh ấy nói: “Đường xa là chuyện nhỏ, hoàn cảnh học Pháp tập thể này rất tuyệt vời. Anh có thể phát hiện những vấn đề của bản thân và sau đó có thể đề cao.”
Học Pháp giao lưu trong môi trường như vậy quả thực là có thể đề cao rất nhanh.
Nhóm học Pháp cần phải có sức mạnh để thu hút các học viên. Sức mạnh đó đến việc giao lưu giữa các đồng tu và đề cao trên con đường tu luyện của họ. Nếu không làm được như vậy, thì các học viên đến nhóm học Pháp sẽ ngày một ít đi, hoặc người đến học sẽ cảm thấy rất đạm bạc.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/2/25/383180.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/3/20/176210.html
Đăng ngày 23-03-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.