Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Trung Quốc
[MINH HUỆ 17-02-2019] Tôi đã trải qua nghiệp bệnh nghiêm trọng không lâu trước đây. Một số học viên đề nghị giúp đỡ, nhưng một số làm tăng khổ nạn của tôi trong khi cố gắng trợ giúp.
Tồi tệ nhất là người điều phối của một nhóm học Pháp khác. Với thái độ kẻ cả và áp đặt, cô ấy nói: “Chúng tôi đã thảo luận vấn đề của chị. Vấn đề của chị tất cả là do chị.”
Tôi bực bội với cô ấy và không thể vượt qua cảm xúc tiêu cực của mình, do đó tôi từ chối nói chuyện với cô ấy.
Những ý kiến về nguyên nhân gây ra nghiệp bệnh
Mới đây, một học viên cao tuổi trong nhóm chúng tôi đã trải qua nghiệp bệnh. Nhóm khác đã có một ý kiến khác vào thời điểm đó.
Họ đề xuất: “Mọi người nên hướng nội và xem có phải vấn đề của ai đó khác đã khiến học viên này chịu nghiệp bệnh không.”
Tôi nói rằng sự khác biệt về quan điểm này (đối với cách mà tôi bị đối xử) là không công bằng, nhưng những người khác không đồng ý với tôi. Dù thế nào, tôi vẫn tức giận với việc họ đối xử với những vấn đề tương tự quá khác biệt.
Ở nhà, con gái tôi và tôi cùng học Pháp, và tôi đề cập việc này với cháu. Cháu nói: “Mẹ, hãy bỏ qua ai đúng ai sai trong việc này. Mẹ phàn nàn về thái độ của cô ấy, nhưng hãy xem lại bản thân mẹ đi ạ. Chẳng phải mẹ cũng nói với những người khác với cùng thái độ trịnh thượng và áp đặt sao? Mẹ không coi thường người khác và nghĩ họ thấp kém hơn mẹ sao?”
Lời cháu nói đã thức tỉnh tôi. Đúng, tôi cũng có thái độ tồi tệ với những người khác.
Cháu tiếp tục: “Mẹ không thể đánh giá một học viên bởi những gì mẹ nhìn thấy trên bề mặt. Mẹ không biết một học viên tu luyện tốt như thế nào. Sư phụ đã nói rằng phần đạt tiêu chuẩn sẽ được cách khai tới không gian khác và sẽ không hiện hữu ở phía con người.”
Tôi nhận ra vấn đề của bản thân mình và có thể bình tĩnh lại.
Sau đó tôi chia sẻ bài viết về “Chú ý tu khẩu” với nhóm và một học viên khác đã đáp lại bằng một bài chia sẻ bàn về “Điều chúng ta nói” và “Khi chúng ta bị nói.”
Nó hàm chứa nhiều thể ngộ hữu ích, do đó tôi gửi nó tới trang Minh Huệ để chia sẻ với nhiều học viên hơn.
Gạt động cơ cá nhân sang một bên
Sư phụ nói:
“Là người tu luyện, ‘tìm bên trong’ là một Pháp bảo.” (Giảng Pháp tại các nơi IX – Giảng Pháp tại Pháp hội quốc tế Washinton DC 2009)
Nếu tôi là người nên “nói” một điều gì đó, tôi phải tuân theo lời dạy của Sư phụ
Sư phụ giảng:
“tôi vẫn thường giảng rằng một người nếu hoàn toàn muốn tốt cho người khác, chứ không có bất kể chút nào mục đích hoặc nhận thức của mình, thì lời nói ra sẽ khiến người nghe rơi lệ. Tôi không chỉ là dạy chư vị Đại Pháp, tác phong của tôi cũng là để lưu lại cho chư vị, ngữ khí, thiện tâm trong công tác, thêm vào đó là đạo lý có thể cải biến nhân tâm, chứ mệnh lệnh vĩnh viễn không thể! Trong tâm người ta không phục mà chỉ là phục tùng ở bề ngoài, như vậy khi nhìn không thấy thì vẫn hành sự theo ý nguyện của chính mình.” (Tinh tấn yếu chỉ – Thanh tỉnh)
Nếu đối phương không chấp nhận ý kiến của bạn, đừng tức giận với người đó. Bạn vẫn phải hướng nội. Giọng nói, sự chân thành và lý luận của tôi có chiểu theo Đại Pháp hay không, hay tôi có động cơ cá nhân hay thể ngộ cá nhân liên quan đến việc này hay không?
Không nên trở nên chấp trước vào những chấp trước của người khác. Bạn khuyến thiện. Nếu họ không chấp nhận điều đó, bạn không cần phải bực bội, trách cứ họ hay áp đặt ý kiến của bạn lên họ.
Nếu tôi không thích nói bất cứ điều gì, thì có bốn lý do cho việc đó. Đầu tiên là do tâm tật đố, nên tôi không đề cập tới ưu điểm của những người khác. Không nói gì về thiếu sót cũng là tật đố: có nghĩa là: Tôi coi thường họ và nghĩ nó không đang để tôi lên tiếng.
Lý do thứ hai là tôi vô trách nhiệm: Nó không liên quan đến tôi, do đó tôi không quan tâm và không lên tiếng.
Thứ ba là ích kỷ: Nếu tôi chia sẻ quan điểm của mình, nó có thể xúc phạm ai đó và làm tổn thương người đó, do đó tôi giữ im lặng để bảo vệ bản thân.
Lý do thứ tư là tự mãn: Cứ để cho vấn đề ngày càng lớn đi để xem khi đó họ giải quyết thế nào.
“Không nói gì” là một hành động khôn ngoan chỉ khi tôi bị tổn thương hay bị uỷ khuất. Tuy nhiên, một học viên phải phơi bày những việc làm tà ác khi ai đó bị bức hại.
Nếu tôi là người có vấn đề nên “bị nói”, tôi nên hướng nội vô điều kiện. Tại sao điều này được nói với mình? Tại sao lại là mình mà không phải ai khác có vấn đề? Mình có vấn đề mà họ chỉ ra không? Nếu có, tôi nên điều chỉnh. Nếu không, hãy xem nó như một lời nhắc nhở và đừng chú ý đến thái độ của người nói.
Nếu tôi có vấn đề, đừng sợ việc bị nói. Tôi nên xem xét vấn đề và khắc phục nó.
Ngay cả khi tôi bị uỷ khuất, tôi không cần phải né tránh “việc ai đó nói gì về mình”
Sư phụ giảng:
“Mọi người biết, người tu luyện ấy, vẫn luôn giảng một câu này: Chư vị có cái tâm đó, thì tâm của chư vị mới động; chư vị không có cái tâm đó, thì tựa như gió thoảng qua, chư vị căn bản không cảm giác. Có người nói rằng chư vị sắp sát nhân phóng hoả, chư vị nghe xong cảm thấy quá thú vị rồi, (Sư phụ cười) ‘có thể vậy sao?’ Cười nhẹ một cái là xong. Hoàn toàn không coi đó vào đâu, là vì chư vị không có cái tâm đó, lời nói kia không động chư vị được. Không có cái tâm đó, đụng không tới chư vị. Nếu tâm chư vị động, thì nói lên rằng chư vị là có! Trong tâm chư vị xác thực rất bất bình, thì thuyết minh rằng những thứ ấy ở đó không nhỏ đâu. (vỗ tay) Đó chẳng phải nên tu sao?” (Giảng Pháp tại Pháp hội San Francisco 2014)
Đối với việc “bị nói”, người ta không nên che đậy, phủ nhận hay bao biện. Che đậy chính là giả tu. Phủ nhận là hướng ngoại và lệch sang ma đạo. Bao biện sẽ phát sinh tà ngộ.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/2/17/382820.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/2/26/175964.html
Đăng ngày 11-03-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.