Bài viết của phóng viên Minh Huệ
[MINH HUỆ 15-12-2018] Ông Mã Chấn Vũ, 56 tuổi, bị kết án phi pháp ba năm tù giam vì tu luyện Pháp Luân Công, ông không được gặp luật sư của mình. Không hề đưa ra văn bản pháp lý nào, song chức trách nhà tù vẫn một mực quả quyết rằng vợ ông Mã, người đang sống ở Hoa Kỳ, phải xuất hiện tại nhà tù ở Trung Quốc để đích thân ký giấy ủy quyền trước khi họ chấp thuận cho luật sư của ông Mã được gặp mặt thân chủ của mình.
Pháp Luân Công, hay còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là một pháp môn tu luyện đề cao cả tâm lẫn thân đã bị chính quyền cộng sản Trung Quốc bức hại từ năm 1999.
Cả ông Mã Chấn Vũ, một cư dân thành phố Nam Kinh, tỉnh Giang Tô, và vợ là bà Trương Ngọc Hoa, đều tu luyện Pháp Luân Công. Ba năm trước đó, để tránh bị bức hại, bà Trương đã trốn thoát sang Hoa Kỳ và hiện bà không thể quay trở về Trung Quốc.
Ông Mã Chấn Vũ
Bà Trương Ngọc Hoa
Ông Mã bị bắt vào tháng 9 năm 2017, và bị kết án tù vào tháng 6 năm 2018 vì từ chối từ bỏ Pháp Luân Công. Luật sư kháng cáo của ông không được gia hạn giấy phép hành nghề luật bởi ông đại diện cho ông Mã và các học viên Pháp Luân Công khác.
Mất năm tháng ông Trương mới tìm được hai luật sư mới đồng ý đại diện cho ông và gửi đơn kiến nghị xem xét lại vụ án của ông.
Tuy nhiên, hai luật sư mới là ông Tạ Dương và ông Ngụy Đức Phong cũng trở thành mục tiêu của chính quyền bởi đại diện cho các học viên Pháp Luân Công. Vợ ông và con gái ông Tạ cũng đang phải sống lưu vong ở Hoa Kỳ.
Luật sư Tạ hiện đang làm việc ở tỉnh Hồ Nam, đã đến Nhà tù Tô Châu ở tỉnh Giang Tô vài lần vào tháng 11 năm 2018, nhưng lần nào nhà tù cũng từ chối cho ông gặp mặt thân chủ của mình. Sau đó ông nhận được lời cảnh cáo từ Ủy ban Chính trị và Pháp luật, một cơ quan ngoài vòng pháp luật có nhiệm vụ bức hại Pháp Luân Công, yêu cầu ông ngừng đại diện cho ông Mã, bằng không sẽ bị thu hồi giấy phép hành nghề. Hãng luật của ông cũng bị yêu cầu không được cấp cho ông thư xác nhận công tác, một trong những giấy tờ bắt buộc phải có trong hồ sơ xin đại diện cho ông Mã.
Ông Ngụy cố gắng tới gặp ông Mã vào tháng 12, nhưng nhà tù vẫn từ chối cho họ gặp mặt, khăng khăng rằng bà Trương phải đích thân đến nhà tù.
Các nhà chức trách ngăn cản luật sư gặp mặt thân chủ
Luật sư Ngụy trở lại Nhà tù Tô Châu với giấy ủy quyền có chữ ký của bà Trương, một lá thư giới thiệu từ hãng luật của ông và giấy phép hành nghề luật của ông vào sáng ngày 12 tháng 12 năm 2018 và yêu cầu được gặp mặt ông Mã.
Một viên chức của văn phòng quản lý nhà tù đã tiếp ông. Sau khi đọc giấy ủy quyền có nội dung đề cập về việc ông Mã bị kết án với tội danh “lợi dụng một tổ chức tà giáo để phá hoại việc thực thi pháp luật”, một cái cớ được chính quyền quy chuẩn hòng khép tội các học viên Pháp Luân Công, viên chức này nói với luật sư rằng cô ta cần liên hệ với văn phòng giáo dục cải tạo của nhà tù để hỏi về cuộc gặp mặt.
Trong lúc đó, viên chức kia tìm kiếm tên của bà Trương trong cơ sở dữ liệu của họ và nói rằng cô không có tên trong danh sách thành viên gia đình của ông Trương. Bà ta nói rằng bởi họ không thể xác nhận mối quan hệ của bà Trương với ông Mã cũng như xác thực của chữ ký trên giấy ủy quyền, nên họ không thể cho phép luật sư gặp ông Mã.
Sau đó luật sư đã đưa ra một bản sao có chứng thực giấy chứng nhận kết hôn của ông Mã, nhưng bà ta nói rằng họ cần bản gốc.
Khi họ đang trao đổi, một viên chức họ Vương bước vào. Anh ta lại kiểm tra giấy phép hành nghề của luật sư và đem nó đi phô tô.
Luật sư nhấn mạnh rằng theo luật pháp Trung Quốc, các giấy tờ mà ông mang theo là đầy đủ để ông được đại diện và gặp mặt ông Mã.
Nhưng viên chức Vương khăng khăng yêu cầu giấy chứng nhận kết hôn bản gốc hoặc bà Trương phải đích thân đến ký giấy ủy quyền trước mặt họ.
Không muốn tranh luận thêm, vị luật sư rời đi. Sau đó ông gọi điện cho viên chức đó vài lần và yêu cầu viện dẫn điều luật cụ thể quy định cho những đòi hỏi của họ. Cô ta nói rằng đó là Thông báo 124 do Cục Tư pháp ban hành năm 2017. Nhưng cô ta từ chối cung cấp bản sao thông báo cho luật và yêu cầu luật sư tự mình tìm văn bản đó.
Luật sư quay trở lại nhà tù vào đầu giờ chiều sau khi có được một phản sao của thông báo, nhưng nội dung của nó không hề yêu cầu phải cung cấp giấy chứng nhận kết hôn bản gốc để luật sư được đại diện cho thân chủ của mình.
Lần này, ông bị bảo vệ chặn lại ở lối vào, người này yêu cầu ông xuất trình giấy đăng ký kết hôn bản gốc của các khách hàng của ông trước khi cho ông vào. Khi vị luật sư hỏi rằng ai hạ lệnh đó cho họ, bảo vệ nói rằng anh ta không rõ là ai.
Sau khi tranh luận khoảng 10 phút, một nhân viên bảo vệ đi tới văn phòng quản lý và viên chức Vương đi ra cùng anh ta.
Luật sư đưa thông báo này cho Vương. Ông ta đọc nó cẩn thận và sau đó yêu cầu luật sư đợi anh ta ở đó trong khi anh ta trình báo sự việc này lên cấp trên.
Luật sư đợi từ 2 giờ 5 phút đến 3 giờ, nhưng viên chức Vương kia không hề quay lại.
3 giờ 10 phút, hai viên chức khác đi ra. Một người tự xưng là trưởng phòng quản lý nhà tù họ Đàm, còn người kia là giám đốc nhà tù.
Hai viên chức đó nói rằng bà Trương phải đến nhà tù và ký giấy ủy quyền trước sự chứng kiến của họ trước khi họ có thể cho phép luật sư gặp mặt ông Mã. Họ nói rằng đây là quy định của nhà tù nhưng từ chối đưa ra bất kỳ văn bản pháp luật liên quan nào để khẳng định cho tuyên bố đó.
Khi luật sư hỏi họ rằng liệu có ai khác trong gia đình ông Mã có thể ký vào giấy ủy quyền hay không, giám đốc Đàm trả lời rằng chỉ có vợ ông Mã có thể chỉ định luật sư cho ông. Đàm cũng nói rằng quyết định này là quyết định cuối cùng và luật sư không thể khiếu nại nó.
Sau khi giám đốc Đàm rời đi, luật sư cố gắng liên lạc với công tố viên giám sát nhà tù, nhưng bảo vệ lại một lần nữa từ chối tiết lộ số điện thoại của công tố viên và không để luật sư vào nhà tù đích thân tìm gặp vị công tố viên đó.
Bởi không có luật sư nào được phép gặp ông Mã kể từ khi ông bị cầm tù vào tháng 6 năm 2018, bà Trương hiện rất lo lắng cho sự an nguy của chồng.
Bài liên quan:
Từng bị cầm tù 7 năm, một kỹ sư thiết kế ra-đa lại bị bỏ tù vì đức tin của mình
Một kỹ sư trưởng bị đuổi việc, liên tiếp bị bắt giữ và bị bỏ tù vì đức tin của mình
Nhiều học viên Đại Pháp từ Học viện nghiên cứu số mười bốn Nam Kinh, tỉnh Giang Tô bị bức hại
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/12/15/378462.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/1/5/174517.html
Đăng ngày 13-01-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.