Bài viết của phóng viên Minh Huệ ở tỉnh Liêu Ninh
[MINH HUỆ 8-12-2018] Ngày 12 tháng 11 năm 2017, ba phụ nữ cao niên ở thành phố Bản Khê, tỉnh Liêu Ninh đã bị bắt giữ phi pháp vì phân phát lịch mang thông điệp Pháp Luân Công. Gần đây, họ đã bị kết án mỗi người ba năm tù giam sau hai phiên xét xử.
Pháp Luân Công, hay còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là một pháp môn tu luyện cả tâm lẫn thân dựa trên tiêu chuẩn Chân – Thiện – Nhẫn. Quần thể người này đã bị Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) phỉ báng và đàn áp nghiêm trọng kể từ tháng 7 năm 1999. Để giúp người dân thoát khỏi tuyên truyền thù hận của đảng, các học viên Pháp Luân Công thường sử dụng các phương thức sáng tạo, như phân phát tài liệu chân tướng để nâng cao nhận thức về cuộc bức hại.
Bắt và giam giữ
Bà Yến Văn Cần, bà Hoàng Nhã Trần, bà Vu Kim Phượng bị người của Đồn Công an Dảm Xưởng bắt giữ trong năm 2017 và bị giam trong Trại tạm giam Thành phố Bản Khê kể từ đó. Họ bị tạm giam hình sự hai tuần sau khi bị bắt giữ.
Ở trong trại tạm giam, các học viên này, tất cả đều đã ngoài 60 tuổi, đều bị cưỡng bức lao động khổ sai, bao gồm cắt giấy, lao động thủ công khó nhọc để làm ra những mẫu hình và đồ vật khác nhau. Học viên nào không hoàn thành chỉ tiêu sẽ bị phạt đứng trong thời gian dài.
Vì bị cưỡng bức lao động và phạt đứng, nên cả ba học viên đều bị phát triển nhiều chứng bệnh. Họ đã báo với cảnh sát trại giam về việc này và yêu cầu được luyện công để cải thiện sức khỏe. Nhưng yêu cầu của họ bị từ chối và họ còn bị trách mắng.
Phiên xét xử đầu tiên
Ngày 24 tháng 5 năm 2018, ba học viên này bị đưa ra xét xử. Cả ba người đều có luật sư đại diện.
Sau khi thẩm phán chủ tọa Phạm Hồng đến, gia đình của các học viên đã trình một yêu cầu được làm người biện hộ thứ hai. Phạm đã lệnh cho nhân viên chấp hành tòa án đưa người nhà các học viên ra khỏi phòng xử án.
Luật sư hiện bộ chỉ ra rằng Phạm không có thẩm quyền can thiệp vào quyền được làm người bào chữa thứ hai theo luật định của gia đình các học viên. Phạm nhận ra sai phạm của mình và ra hiệu cho những thân nhân đó quay trở lại phòng xử án.
Sau hai giờ nghỉ giải lao, phiên tòa tiếp tục vào buổi chiều. Các luật sư chỉ ra rằng việc công an đẩy vụ việc từ tạm giữ hành chính sang tạm giữ hình sự mà không có đầy đủ bằng chứng là vi phạm pháp luật. Đối diện với yêu cầu hủy bỏ việc tạm giữ hình sự của luật sư, công tố viên Hoàng Vĩ đã đề nghị thẩm phán tạm hoãn phiên tòa, và thẩm phán chủ tọa đã lập tức thông qua yêu cầu này.
Tuy nhiên công an không từ bỏ, họ tiếp tục nỗ lực nhằm hãm hại ba học viên, thu thập chứng cứ, chế tạo án oan. Họ cũng liên lạc với nhiều người, trong đó có ba học sinh tiểu học, với tư cách là nhân chứng truy tố, được cho là đã nhìn thấy các học viên này phát lịch chân tướng Pháp Luân Công.
Phiên tòa thứ hai
Phiên tòa thứ hai diễn ra vào ngày 16 tháng 10 năm 2018 mà không có sự hiện diện của bất kỳ nhân chứng nào. Ba luật sư mới đã biện hộ vô tội cho các thân chủ của mình. Công tố viên Hoàng đe dọa ba học viên rằng họ sẽ bị tuyên từ ba đến bảy năm tù giam.
Đối diện với lời biện hộ có lý, có chứng cứ của luật sư, thẩm phán Phạm đuối lý, thẹn quá hóa giận, nên đã mắng chửi luật sư: “Ông thật không biết xấu hổ!”
Vài tuần sau phiên xét xử thứ hai, Phạm tuyên án tù ba học viên. Hiện cả ba đều đã kháng án lên Tòa án Trung cấp Thành phố Bản Khê.
Cá nhân tham gia bức hại chính:
Phạm Hồng, thẩm phán chủ tọa: +86-18641473054, +86-24-46873054
Hoàng Vĩ, công tố viên: +86-24-46811540
Bài liên quan:
Tòa án Bản Khê xét xử phi pháp ba nữ học viên Pháp Luân Công cao niên
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/12/8/378163.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/12/11/173592.html
Đăng ngày 12-01-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.